Trắc nghiệm Dấu ngoặc kép Văn 7 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Kí hiệu của dấu ngoặc kép là ?
Câu 2 :
Dấu ngoặc kép thường được dùng để? Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn Giải thích cho phần đứng trước
Câu 3 :
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão đối xử với tôi như thế này vậy?”
Câu 4 :
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết ké xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vùa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn.
Câu 5 :
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn: Nghe càng đắm, ngắm càng say Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp
Câu 6 :
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Kí hiệu của dấu ngoặc kép là ?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Ôn tập lại kiến thức về dấu ngoặc kép Lời giải chi tiết :
Kí hiệu của dấu ngoặc kép là “ ”
Câu 2 :
Dấu ngoặc kép thường được dùng để? Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn Giải thích cho phần đứng trước Đáp án
Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn
Câu 3 :
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão đối xử với tôi như thế này vậy?”
Đáp án : B Phương pháp giải :
Ôn tập lại kiến thức về dấu ngoặc kép Lời giải chi tiết :
Tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ trên là để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
Câu 4 :
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết ké xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vùa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Ôn tập lại kiến thức về dấu ngoặc kép Lời giải chi tiết :
Tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ trên là để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai: “An-nam-mít”, “con yêu”
Câu 5 :
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn: Nghe càng đắm, ngắm càng say Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp
Đáp án : C Phương pháp giải :
Ôn tập lại kiến thức về dấu ngoặc kép Lời giải chi tiết :
Tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ trên là để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai: “mặt sắt”, “ngây vì tình”
Câu 6 :
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
Đáp án : D Phương pháp giải :
Ôn tập lại kiến thức về dấu ngoặc kép Lời giải chi tiết :
Tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ trên là để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san,… dẫn trong câu văn
|