Trắc nghiệm Tìm hiểu Dấu ngoặc kép Văn 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

  • A
    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
  • B
    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
  • C
    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 2 :

Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

 Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! Ăn”. Người kia “thất văn”!... “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

  • A
    “Điếu, mày”
  • B
    “Dạ”, “Ừ”
  • C
    “Bẩm, bốc”
  • D
    “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “phỗng”
Câu 3 :

Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?

  • A
    Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”
  • B
    Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
  • C
    “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
  • D
    Chỉ cái thứ "mặt sắt" mà "ngây vì tình" ấy quả không lấy gì làm đẹp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

  • A
    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
  • B
    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
  • C
    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép

Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc kép có tác dụng đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

Câu 2 :

Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

 Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! Ăn”. Người kia “thất văn”!... “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

  • A
    “Điếu, mày”
  • B
    “Dạ”, “Ừ”
  • C
    “Bẩm, bốc”
  • D
    “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “phỗng”

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

“bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “phỗng” là những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

Câu 3 :

Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?

  • A
    Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”
  • B
    Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
  • C
    “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
  • D
    Chỉ cái thứ "mặt sắt" mà "ngây vì tình" ấy quả không lấy gì làm đẹp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép

Lời giải chi tiết :

Câu “Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?” dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

close