Trắc nghiệm Phân tích bài thơ Đồng dao mùa xuân Văn 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về nội dung gì?

  • A

    Viết về cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước của tác giả

  • B

    Thể hiện lòng thành kính, biết ơn của tác giả với lãnh tụ Hồ Chí Minh

  • C

    Viết về người nông dân của làng quê Việt Nam thời kháng chiến

  • D

    Viết về người lính dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình

Câu 2 :

Bài thơ Đồng dao mùa xuân chủ yếu gieo vần gì?

  • A

    Vần tiếp

  • B

    Vần cách

  • C

    Vần lưng

  • D

    Vần trắc

Câu 3 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Tìm các chi tiết khắc họa người lính trong đoạn thơ sau:

Có một người lính


Chưa một lần yêu


Cà phê chưa uống


Còn

mê thả diều



Ba lô con cóc


Tấm áo màu xanh


Làn da sốt rét


Cái cười hiền lành


...


Anh ngồi rực rỡ


Màu hoa đại ngàn


Mắt như suối biếc


Vai đầy núi non

Câu 4 :

Hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm gì?

  • A

    Hồn nhiên, trong sáng

  • B

    Hiền lành, nhân hậu

  • C

    Anh hùng, sống lí tưởng

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Đoạn thơ “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo” thể hiện tình cảm của ai dành cho người lính?

  • A

    Những người đồng đội

  • B

    Những người nông dân

  • C

    Những người phụ nữ hậu phương

  • D

    Thanh, thiếu niên Việt Nam

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về nội dung gì?

  • A

    Viết về cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước của tác giả

  • B

    Thể hiện lòng thành kính, biết ơn của tác giả với lãnh tụ Hồ Chí Minh

  • C

    Viết về người nông dân của làng quê Việt Nam thời kháng chiến

  • D

    Viết về người lính dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em hãy đọc kĩ bài thơ, chú ý nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình

Câu 2 :

Bài thơ Đồng dao mùa xuân chủ yếu gieo vần gì?

  • A

    Vần tiếp

  • B

    Vần cách

  • C

    Vần lưng

  • D

    Vần trắc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em hãy đọc kĩ bài thơ, chú ý cách ngắt nhịp, gieo vần

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Đồng dao mùa xuân chủ yếu gieo vần cách (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau)

Ví dụ:

“Có một người lính

Chưa một lần yêu

Cà phê chưa uống

Còn mê thả diều

Câu 3 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Tìm các chi tiết khắc họa người lính trong đoạn thơ sau:

Có một người lính


Chưa một lần yêu


Cà phê chưa uống


Còn

mê thả diều



Ba lô con cóc


Tấm áo màu xanh


Làn da sốt rét


Cái cười hiền lành


...


Anh ngồi rực rỡ


Màu hoa đại ngàn


Mắt như suối biếc


Vai đầy núi non

Đáp án

Có một người lính


Chưa một lần yêu


Cà phê chưa uống


Còn

mê thả diều



Ba lô con cóc


Tấm áo màu xanh


Làn da sốt rét


Cái cười hiền lành


...


Anh ngồi rực rỡ


Màu hoa đại ngàn


Mắt như suối biếc


Vai đầy núi non

Câu 4 :

Hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm gì?

  • A

    Hồn nhiên, trong sáng

  • B

    Hiền lành, nhân hậu

  • C

    Anh hùng, sống lí tưởng

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em hãy đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết miêu tả người lính

Lời giải chi tiết :

- Hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm:

+ Hồn nhiên, trong sáng: chưa từng yêu, còn mê thả diều.

+ Hiền lành, nhân hậu: cái cười hiền lành.

+ Anh hùng, sống lí tưởng: hình ảnh “mắt trong”, “vai đầy núi non” thể hiện lòng quyết tâm, phẩm chất anh hùng và lí tưởng sống vì đất nước, vì quê hương của người lính

Câu 5 :

Đoạn thơ “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo” thể hiện tình cảm của ai dành cho người lính?

  • A

    Những người đồng đội

  • B

    Những người nông dân

  • C

    Những người phụ nữ hậu phương

  • D

    Thanh, thiếu niên Việt Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn thơ, chú ý từ “bạn bè”

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo” thể hiện tình cảm của những người đồng đội dành cho người lính

close