Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở đoạn

Giới thiệu về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương

2. Thân đoạn

* Hình ảnh quê hương trong tâm trí tác giả:

- Vị trí: Miền quê ven biển, cách biển nửa ngày sông --> Cách đo khoảng cách độc đáo

- Nghề nghiệp: Đánh bánh cá

* Bức tranh lao động của người dân làng chài:

- Cảnh đoàn thuyền ra khơi:

  • Thời gian: Sáng sớm
  • Không gian: Trời xanh, gió nhẹ--> Thời tiết thuận lợi, hứa hẹn chuyến ra khơi thắng lợi.
  • Người ngư dân khỏe mạnh, vạm vỡ mang theo con thuyền ra khơi
  • Con thuyền “hăng như con tuấn mã”--> Sự dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi
  • Cánh buồm trở thành biểu tượng thân thương của làng chài

=> Khung cảnh lao động hăng say, hứng khởi

- Cảnh đoàn thuyền trở về:

  • Thời gian: Sáng hôm sau
  • Không gian: Trên bến đỗ ồn ào, tấp nập
  • Người dân chài biết ơn biển cả khi chuyến đi thắng lợi trở về
  • “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp khỏe khoắn, lãng mạn của người dân chài
  • Con thuyền trở nên có cảm xúc, linh hồn “mệt mỏi trở về nằm”, “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

=> Khung cảnh náo nhiệt, rộn rã sau chuyến ra khơi

* Nỗi nhớ quê hương của tác giả:

  • Hình ảnh quê hương luôn thường trực trong tâm trí tác giả: màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi.
  • Nhớ vị mặn mòi, nồng hậu của nước biển.

=> Tình yêu quê hương, tấm lòng gắn bó với làng quê của tác giả

3. Kết đoạn

- Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật

- Liên hệ tới tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ

Bài mẫu 1

     Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ Quê hương là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hòa quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Bài mẫu 2

Quê hương của Tế Hanh là một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về quê hương vốn là một làng nghề đánh cá, nằm gần biển. Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn và dễ hiểu cho người đọc. Những câu thơ tiếp theo, tác giả khắc họa khung cảnh người dân căng thuyền ra khơi thật sinh động. C on thuyền giống như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi. Không khí ra khơi thực sự gợi cho người đọc sự hào hứng, mong đợi về một vụ mùa bội thu. Ở đoạn cuối, tác giả khắc họa hình ảnh con thuyền khi trở về mới thực sự ấn tượng. Hình ảnh người dân chài lưới với nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió hiện lên vô cùng chân thực. Câu tiếp gợi ra một sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi, nồng tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi của họ. Con thuyền được nhân hóa với từ “im”, “mỏi, “trở về” và “nằm”. Kết thúc một ngày lao động vất vả, chiếc thuyền cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm lặng im để nghỉ ngơi. Việc sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” cho thấy cảm nhận đầy tinh tế của nhà thơ. Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận được hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Khổ thơ cuối là lời bộc lộ nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Bài thơ Quê hương thật sự rất hay và hấp dẫn.

Bài mẫu 3

Tôi rất yêu thích bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Những câu thơ đầu đã giới thiệu về quê hương của nhân vật tôi là một làng nghề đánh cá, nằm gần biển. Có thể thấy rằng, cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn và dễ hiểu. Tiếp đến, tác giả khắc họa khung cảnh người dân căng thuyền ra khơi. C on thuyền giống như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi. Khung cảnh ra khơi sôi nổi, hào hứng với hứa hẹn về một chuyến đi bội thu. Đặc biệt nhất là ở đoạn cuối khắc họa hình ảnh con thuyền khi trở về mới thực sự ấn tượng. Hình ảnh người dân chài lưới với nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió hiện lên vô cùng chân thực. Câu sau là một sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi, nồng tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi của họ. Con thuyền được nhân hóa với từ “im”, “mỏi, “trở về” và “nằm”. Sau một ngày lao động vất vả, chiếc thuyền cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm lặng im để nghỉ ngơi. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” gợi ra cảm nhận tinh tế. Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận được hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Ở khổ thơ cuối cùng, Khổ thơ cuối là lời bộc lộ nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Bài thơ Quê hương đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

Bài mẫu 4

Bài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng. N hững câu thơ mở đầu là lời giới thiệu hết sức đơn giản về quê hương của mình. Đó là một làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Sau đó, tác giả tiếp tục khắc họa công việc quen thuộc của người dân quê hương đó là ra khơi đánh bắt cá. Hình ảnh con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về một vụ mùa bội thu . Nhưng có lẽ với tôi, ấn tượng nhất phải là khung cảnh đoàn thuyền khi trở về. Bến đỗ trở nên tấp nập, sôi động cho thấy một chuyến ra khơi bội thu. Người dân chài lưới đầy khỏe khoắn đang làm công việc thu hoạch cá. Con thuyền thì trở về năm nghỉ ngơi sau hành trình lao động vất vả.Đến khổ thơ cuối, Tế Hanh đã bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương khi phải xa cách. Tác giả nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”… Câu thơ cuối thốt lên gửi gắm tình cảm, nỗi nhớ da diết: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. Tác phẩm có âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động cùng với ngôn từ giản dị. Tôi thực sự yêu thích bài thơ Quê hương

Bài mẫu 5

Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã khắc họa khắc họa một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật là vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về quê hương là một làng nghề đánh cá, nằm gần biển. Cách giới thiệu hết sức ngắn gọn, dễ hiểu. Vào mỗi buổi sớm mai, người dân lại căng thuyền ra khơi. C on thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi. Khung cảnh ra khơi hứa hẹn về chuyến thu hoạch bội thu. Đoạn thơ khắc họa hình ảnh con thuyền khi trở về mới thực sự ấn tượng. Câu thơ mở đầu tả thực, khắc họa hình ảnh người dân chài lưới có nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió. Câu sau là một sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi, nồng tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi của họ. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn, trở nên có tầm vóc phi thường. Tiếp theo là hình ảnh con thuyền được nhân hóa với từ “im”, “mỏi, “trở về” và “nằm”. Sau một ngày lao động vất vả, chiếc thuyền cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm lặng im để nghỉ ngơi. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” gợi ra cảm nhận tinh tế. Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận được hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Ở khổ thơ cuối cùng, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Có thể khẳng định rằng, “Quê hương” là một trong những tác phẩm hay viết về tình yêu quê hương.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close