Cách viết đoạn văn tóm tắt văn bản lớp 7

- Dạng bài: Để trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu,... người ta thường sử dụng thao tác tóm tắt văn bản. Ở bài học này, em sẽ học cách tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài, đảm bảo trung thành với nội dung chính của văn bản gốc.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hướng dẫn phân tích đề bài

- Dạng bài: Để trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu,... người ta thường sử dụng thao tác tóm tắt văn bản. Ở bài học này, em sẽ học cách tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài, đảm bảo trung thành với nội dung chính của văn bản gốc.

- Yêu cầu: 

+ Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

+ Tóm tắt các ý chính nêu trong văn bản.

+ Đảm bảo được yêu cầu về độ dài đoạn văn.

+ Đảm bảo được nội dung chính của văn bản.

+ Cấu trúc đoạn gồm hai phần:

Giới thiệu nhan đề và tác giả của văn bản cần tóm tắt.

Trình bày ngắn gọn các ý lớn, ý bổ trợ được nêu trong văn bản

- Khái niệm cần làm rõ: Đoạn văn tóm tắt văn bản được viết để trình bày ngắn gọn ý chính được nêu trong văn bản.

Dàn bài chung cho dạng bài

1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện 

2. Thân đoạn: Nêu ra những tình huống chính trong câu chuyện và nhận xét, đánh giá khách quan nghệ thuật, ý nghĩa của câu chuyện

- Văn bản thuật lại điều gì?

- Có những nhân vật nào?

- Nội dung chính của văn bản muốn hướng tới điều gì?

- Tình tiết chính trong câu chuyện gồm những tình tiết nào?

- Diễn biến và kết quả?

- Ý nghĩa câu chuyện truyền tải

3. Kết đoạn: Kết luận nội dung văn bản thông tin

Ví dụ minh hoạ

Tóm tắt văn bản Đi lấy mật trong Ngữ văn 7, tập một

A. Dàn ý chi tiết: 

Dàn ý chi tiết:

1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện

- Nhân vật: Cậu bé An, Cò, tía nuôi (cha nuôi)

- Bối cảnh: Miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. 

- An theo tia nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.

2. Thân đoạn: Nêu ra những tình huống chính trong câu chuyện và nhận xét, đánh giá khách quan nghệ thuật, ý nghĩa của câu chuyện

- An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong.

- Suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi và An đi lấy mật.

- Cảnh sắc đất rừng phương Nam hiện lên trên đường đi lấy mật: Cảnh đẹp phong phú, sống động của khu rừng

+ Đàn ong: Nối nhau bay như chuỗi cườm, lướt trên những ngọn tràm cao.

+ Bóng nắng lên, mặt trời tròn tuôn ánh sáng vàng rực : Trời chuyển sang trưa.

+ Gió thổi rao rao, chim hót líu lo.

+ Mùi hương hoa chàm lan tỏa khắp rừng.

+ Mấy con kì nhông đổi màu.

+ Cái trảng rộng: gió thổi, các loài chim khác nhau bay lên.

- Cách “thuần hóa” ong rừng khác biệt của người dân vùng U Minh: Tính toán, gác kèo để ong rừng tự bay về làm tổ. Cách lấy mật này đòi hỏi kinh nghiệm, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề, từng thất bại.

3. Kết đoạn: Kết luận nội dung văn bản thông tin

Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh.

B. Các bài tóm tắt mẫu tham khảo:

Bài tóm tắt mẫu số 1:

Buổi sáng, ánh nắng trong vắt, An theo tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong” trong tâm trạng háo hức, tò mò về cách lấy mật ong bằng gác kèo. Đi giữa đường, nhận ra An mệt, tía nuôi ra lệnh dừng lại nghỉ, An và Cò trò chuyện với nhau về ong mật, thứ ong phải thính tai, tinh mắt mới thấy. Dưới sự chỉ dẫn của thằng Cò và ba, An cũng nhìn thấy được ong mật, chúng nối nhau lướt qua. Ăn xong, nắng bắt đầu lên, cuộc hành trình lại tiếp tục, An cảm nhận vẻ đẹp của cánh rừng. Gặp một trảng rộng, gặp tổ ong trên một gác kèo, An nhớ lại lời má nói, muốn gác kèo chính xác phải xem hướng gió, đường bay. Nhìn kèo ong, An hiểu rằng không phải ngẫu nhiên mà ong về đó làm tổ, tía cậu đã định sẵn cho nó một cái tổ để làm, An nhớ lại những bài học về cách nuôi ong trong lời thầy dạy,…Những con ong vẫn lướt đi lướt lại về tổ, ba ba con ngồi ăn cơm dưới một rừng tràm trong không gian sinh động của cánh rừng.

Bài tóm tắt mẫu số 2:

Đoạn trích "Đi lấy mật" kể về việc An và Cò theo tía vào rừng để đi lấy mật ong. Theo bước chân của tía nuôi và thằng Cò, An - nhân vật xưng "tôi" đã được quan sát tỉ mỉ khu rừng. Trong lúc được tía nuôi cho nghỉ ngơi, Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật trên những nhánh tràm. Không chỉ vậy, ba người còn được ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên nơi đất rừng với sự phong phú của thế giới loài vật: kì nhông, bầy chim hàng nghìn con đang cất cánh bay lên,... Và nhờ có những chỉ dẫn tận tình của Cò, An cũng tận mắt chứng kiến kèo ong gác trên cây tràm thấp, đồng thời nhớ lại lời má nuôi dạy về việc người dân U Minh lấy nhánh chàm làm kèo để thuần hóa ong rừng.

  • Tổng hợp các cách mở bài cho đoạn văn tóm tắt văn bản lớp 7

    Ý tưởng hiện lên một trang giấy trắng từ cách mà chúng ta bắt đầu nó. Một bài văn hay luôn có một mở đầu thú vị. Nếu bạn còn băn khoăn như thế nào là một mở đầu thu hút độc giả và cách xây dựng cho riêng mình một mở đầu có thể áp dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau thì chúng ta hãy cùng bắt đầu ngay bây giờ nhé!

  • Tổng hợp các cách kết bài cho đoạn văn tóm tắt văn bản lớp 7

    Khép lại một văn bản phân tích, đánh giá hay tóm tắt đều yêu cần có một kết bài có thể lưu lại dấu ấn cho độc giả. Không chỉ tổng kết lại nội dung văn bản mà còn khẳng định được ý tưởng, giá trị truyền tải. Cùng tham khảo một số mẫu kết bài dùng cho dạng văn bản tóm tắt theo những yêu cầu khác nhau về độ dài dưới đây:

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close