Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc. Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyệnTruyện trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX là loại truyện văn xuôi chữ hán, có cách viết không giống với truyện hiện đại ngày nay Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý I. Mở bài - Giới thiệu khái quát về truyện trung đại Việt Nam (khái niệm, thời gian ra đời, đặc trưng thể loại,…) - Giới thiệu về truyện “Con hổ có nghĩa” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…) II. Thân bài 1) Câu chuyện của con hổ với bà Trần - Hổ cái sắp sinh con - Hổ đực đi tìm bà đỡ Trần - Hố đực lao tới cõng bà, chạy như bay xuyên qua bụi rậm, gai góc. Hổ luôn luôn bảo vệ sự an toàn cho bà đỡ. → Hành động khẩn trương, quyết liệt, thể hiện tình cảm, sự lo lắng của hổ đối với người thân. - Thái độ của bà Trần: lúc đầu bà rất sợ, sau đó bà đồng ý đỡ đẻ cho hổ cái. - Cách trả ơn, đáp nghĩa của hổ đực: cung kính, lưu luyến, tặng bà một bọc bạc để bà sống qua năm mất mùa, đói kém. ⇒ Hổ thủy chung, biết ơn và đền đáp ơn nghĩa cho người đã giúp đỡ mình. 2) Câu chuyện của hổ với bác tiều phu - Hổ bị hóc xương, đau đớn, bất lực - Bác tiều phu thò tay vào cổ, lấy xương ra cho hổ → Sự can đảm và lòng yêu thương loài vật - Hành động trả ơn của hổ: + Khi bác còn sống: mang nai đến trả ơn. + Khi bác mất: hổ tỏ lòng thương xót, đến dụi đầu vào quan tài, từ đó, đến ngày giỗ bác, hồ mang dê, lợn đến tế. → Đề cao ân nghĩa thủy chung. III. Kết bài - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: + Nội dung: Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lý làm người + Nghệ thuật: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, nhân hóa,… - Bài học cho bản thân: biết ơn những người đã giúp đỡ mình… Bài mẫu 1 Truyện trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX là loại truyện văn xuôi chữ hán, có cách viết không giống với truyện hiện đại ngày nay. Truyện nhiều khi gần với kể, với sử và thường mang tính giáo huấn. Tuy vậy cũng có loại truyện hư cấu, tưởng tượng nghệ thuật, các nhà văn mượn hình ảnh của loài vật để nói về con người, đạo đức nhân sinh... Truyện Con hổ có nghĩa là một thí dụ điển hình. Ngay sau khi bà trần cứu được hổ cái qua cơn hoạn nạn mà tưởng chừng không thể vượt qua. Hổ cái được mẹ tròn con vuông, gia đình nhà hổ vô cùng hạnh phúc và sung sướng mừng rỡ đùa giỡn với con. Cảm động trước ơn cứu mạng của bà Trần, Hổ đực quỳ xuống bên cạnh một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc, tặng ngay cho bà Trần giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hành động trả ơn của hổ đực để lại trong em bao ấn tượng sâu sắc. Việc trả ơn diễn ra tức thì, không đắn đo suy nghĩ, mà số bạc đâu có ít những “hơn mười lạng bạc”. Hình ảnh hổ đực được khắc họa sinh động, ấn tượng qua thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, nhờ đó chúng ta thấy rằng con hổ đực mang trong mình những hành động, suy nghĩ như một con người. Trong gia đình, nó hết lòng với vợ con lúc bụng mang dạ chửa, luôn biết quan tâm, chăm sóc yêu thương hổ cái lúc sắp sinh con..., hổ đực vui mừng, sung sướng đến tột độ khi được làm cha, lưu luyến cảm động nghẹn ngào khi chia tay ân nhân cứu mạng vợ mình. Hổ đực nhận thức được rằng nó sẽ chẳng bao giờ thấy vợ và con trên cõi đời này nữa nếu như không có bà đỡ Trần. Nó hiểu rằng hạnh phúc hôm nay với gia đình nó là do bà đỡ Trần đem lại. Từ những suy nghĩ mang đậm chất nhân văn, chất Con người như vậy giúp hổ đực hành động thật cao đẹp và cảm động nhường nào - ân nghĩa vẹn tròn. Hành động trả ơn được diễn ra tự nhiên như một bản năng, một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nó như hiểu vô đạo lí ở đời rằng ơn ai một chút chẳng quên, chịu ơn cứu mạng thì phải khắc cốt ghi xương. Trong đôi mắt hổ đực, bàn tay của bà Trần như đôi bàn tay tiên tri, nhẹ nhàng cứu vợ nó qua cơn vật lộn với tử thần. Và trong tâm khảm hổ đực ơn cứu mạng này phải ghi lòng tạc dạ và đền đáp ân sinh. Khi tiễn bà Trần - vị ân nhân đáng kính ra về, hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, khi bà Trần đã rời xa nó vẫn Gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Tiếng gầm của hổ đực phải chăng cảm phục đến nghẹn ngào mà không cất được nên lời? Hay chính là lời chào tiễn biệt vị ân nhân, mà cả đời mang ơn cứu mạng. Trong đôi mắt hổ đực hình ảnh bà Trần như một vị tiên, và chính trong đôi mắt ấy hiện lên lòng biết ơn vô hạn với người đã cứu sống vợ con mình. Và để rồi hổ đực, hổ cái ngày ngày bên con và cũng ngày ngày nhớ đến bà Trần, dẫu rằng đã hậu tạ chút bạc. Nó hiểu rằng chút bạc ấy không thể so sánh, mua bán ơn cứu mạng. Cả gia đình nó, cha truyền cho con ghi nhớ đời đời. Cũng là lối sống có nhân nghĩa nhưng cách báo đáp ân nghĩa của hổ trắng lại khác. Nó được cứu sống sau lần hóc xương. Và nó cũng hiểu rằng, nó sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy thiên nhiên cuộc sống, chốn rừng thiêng kia nếu như không có bác tiều. Vị ân nhân ấy như một vị thánh xuất hiện trước mặt nó, ân cần, hết lòng giúp nó trước khi nó từ giã cuộc sống. Nó cũng san sẻ miếng ngon cho ân nhân của mình. Nhưng cảm động hơn khi biết rằng vị ân nhân đã chết, nó đau xót vô chừng bởi nó không thế làm gì giúp bác được. Nén chặt đau thương, tình cảm dâng trào, hổ trán trắng đã đến đưa tang bác tiều. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhẩy nhót... Từ xa, nhìn thấy hổ dụi đầu vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Và đâu phải chỉ ngày bác mất, mà từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều hổ lại đưa Dê hoặc Lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều. Thật cảm động và đáng khâm phục biết bao trước hành động của hổ trán trắng. Nhớ ơn cứu mạng, trong tâm khảm hồ trán trắng, hình ảnh vị ân nhân đã cứu sống mình không bao giờ phai nhạt. Lúc sống hổ quan tâm, chăm sóc, có miếng ngon đều mang biếu bác tiều, và khi qua đời nó vẫn giữ trong lòng biết ơn như ngày nào, dân gian có câu Sông tết chết giỗ, tỏ lòng biết ơn, ngày giỗ lần nào hổ trán trắng đều có lễ vật cúng, tê ân nhân ân nghĩa ấy được kết tụ trong hai tiếng ngầm của nó; một tiếng ngầm Đền ơn khi đem nai đến cho ân nhân khi còn sống, mà một tiếng gầm đau thương khi ân nhân sang thế giới bên kia. Trong những tiếng gầm ấy hằn lên niềm tiếc thương vô hạn với người đã cứu mình. Đồng thời nó cũng khẳng định với cuộc đời và chính bản thân nó phải ghi lòng tạc dạ với lời hứa, với ân nhân cứu mạng cả khi sống cũng như đã khuất. Chúng ta thấy rằng trên thực tế có những con hổ có nghĩa nhưng hẳn không thế cao đẹp như con hổ trong truyện. Mục đích của các nhà nho phong kiến dựng lên câu chuyện này nhằm mục đích giáo huấn, răn dạy con người, hay nói theo cách khác là mượn chuyện hổ nói chuyện người. Quan niệm nho giáo phong kiến ngày xưa luôn đề cao lối sống nhân nghĩa, vì vậy các tác giả xây dựng hai con hổ trong câu chuyện là tiêu biểu cho suy nghĩ, hành động của người đền ơn đáp nghĩa. Nhưng từ xưa đến nay trong tiềm thức nhân dân ta hổ là loài hung tợn nhất vậy sao lại có nghĩa và ân tình đến thế. Con hổ đực và hổ trán trắng đã được tác giả thổi vào suy nghĩ và hành động của con người, và nó hành động như con người. Loài vật dữ tợn như vậy mà trong lòng ẩn chứa bao tình cảm con người, ân nghĩa vẹn tròn, có tình có nghĩa. Vậy con người thì sao. Câu chuyện mượn hình ảnh hai con hổ trả ơn đáp nghĩa để răn dạy con người phải sống có nghĩa. Khi người khác gặp hoạn nạn phải sẵn lòng giúp đỡ không nề hà, nguy hiểm. Bà đỡ Trần và bác tiều phu có sợ hổ ăn thịt không? Họ sợ chứ, nhưng nhờ lòng yêu thương của một con người, tình cảm con người họ vượt qua sợ hãi cứu hai con hổ thoát chết. Và khi mang ơn, chịu ơn phải biết nhớ ơn và tìm cách trả ơn. Sự trả ơn phải xuất phát từ sự ngưỡng mộ, khâm phục và lòng biết ơn chân thành, từ suy nghĩ và hành động, từ sự nhận thức về đạo lí, cuộc sống ở đời. Người làm ơn không so đo tính toán, giúp đỡ kẻ khác gặp hoạn nạn là bổn phận, trách nhiệm, đồng thời kẻ chịu ơn phải khắc cốt ghi xương, ở đây ta nhận thấy điều đáng quý, đáng khâm phục của hình ảnh hai người làm việc nghĩa là bác Tiều và bà Trần là: Họ không hề đòi hỏi gì sau khi cứu hổ mẹ và hổ trán trắng. Và dường như họ sinh ra là để làm việc thiện. Và cũng rất tự nhiên, hai con hổ trả ơn, đáp nghĩa như một thói quen, bản năng có sẵn. Câu chuyện hết sức sâu sắc, nó không chỉ dừng lại ở góc độ một con vật, một giai đoạn lịch sử mà nó mang yếu tố thời đại. Bất kì một xã hội nào mà con người sông với nhau nhân nghĩa, yêu thương đều phải ca ngợi, và có như vậy xã hội mới tốt đẹp. Từ xưa cho đến nay dân tộc ta luôn có truyền thống đẹp “sống có ân nghĩa”. Đặc biệt qua câu chuyện này chúng ta càng hiểu thêm rằng “ân nghĩa” là sợi dây nối kết con người gần nhau hơn, giúp họ vượt qua rào cản của tiền bạc, công danh, giúp họ quên đi sự sòng phẳng mua bán bằng tiền. Câu chuyện mang tính triết lí sâu sắc, mang một lối sống đáng khâm phục, cảm động xiết bao. Đã bao câu chuyện, đã bao lần con người nói đến “có nghĩa”. Cái nghĩa chính là cái gốc làm nên giá trị đích thực trong nhân cách sống của con người. Và hơn thế cái nghĩa trong mỗi người phải luôn tự tu dưỡng, hoàn chỉnh. Đó cũng chính là đạo đức sống. Câu chuyện khuyên dạy chúng ta hãy sống tốt đẹp hơn, yêu thương nhau hơn. Đồng thời câu chuyện đề cao lối sống ân nghĩa vẹn tròn sau trước. Các tác giả viết câu chuyện này cũng thầm gửi tới cho chúng ta một thông điệp: Mọi người hãy biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, sống nhân nghĩa với nhau sống đúng với đạo lý làm người để nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Câu chuyện có giá trị nhân văn sâu sắc, có giá trị thời đại to lớn. Khi học xong câu chuyện, em như lớn lên trước đạo lý trong cuộc sống, chịu ơn thì phải trả ơn, ơn nghĩa ấy trả đến bao giờ cũng không hết, và phải lấy đó làm phương châm sống cho mình. Em thầm mơ ước xã hội này, thế giới này, ai ai cũng hiểu và làm được như vậy. Bài mẫu 2 Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm. Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn. Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con. Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơp đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn đến để trước cửa nhà. Đoạn này rất hấp dẫn vì có nhiều tình tiết độc đáo, trong đó có tình huống gay go khi hổ bị hóc xương, cách xử sự táo bạo và nhiệt tình của bác tiều trong khi cứu hổ, việc trả ơn và tình nghĩa sâu nặng của hổ đối với ân nhân. Cái đáng quý nhất trong tính cách của hai con hổ chính là lòng biết ơn – điều cốt lõi trong đạo làm người. Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!. Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm. Bài mẫu 3 Những tác phẩm truyện trung đại của Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX là loại truyện văn xuôi chữ Hán với cách viết của truyện ngày nay. Truyện thường gần với kể, và thường mang tính giáo huấn. Truyện “Con hổ có nghĩa” là một loại truyện hư cấu, mà trong đó các nhà văn đã mượn hình ảnh của loài vật để nói về con người, giáo huấn về đạo đức, nhân sinh. Truyện kể về con hổ cái gặp nạn tưởng chừng như không thể qua khỏi và bà Trần đã cứu được mạng nó, mẹ tròn con vuông khiến cho gia đình hổ hạnh phúc và mừng rỡ trong sung sướng. Con hổ đực cảm động và biết ơn cứu mạng của bàn liền lấy tay đào lên một cục bạc rồi tặng cho bà Trần, bà nhờ có nó mà sống qua năm mất mùa đói kém. Có thể thấy, việc trả ơn được diễn ra ngay tức thì, không đắn đo và không tính đếm. Qua hành động trả ơn của con hổ đực, ta thấy nó mang trong mình những hành động và suy nghĩ của một con người. Đối với gia đình hổ, nó là người chồng hết lòng với vợ con, biết quan tâm, lo lắng và chăm sóc yêu thương hổ cái lúc sắp sinh con. Đến khi sinh con ra lại vô cùng vui mừng và sung sướng khi được làm cha, cảm động và biết ơn sâu sắc đối với ân nhân đã cứu mạng cả vợ và con mình. Nó hiểu được hạnh phúc gia đình mà nó có được ngày hôm nay là do bà Trần mang lại, từ chính suy nghĩ đậm chất nhân văn ấy, con hổ đã hành động cao đẹp – ân nghĩa vẹn tròn. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa ở đời, chịu ơn thì phải trả ơn. Cũng giống như gia đình hổ kia, con hổ trán trắng cũng có lối sống nhân nghĩa báo đáp ân nghĩa như vậy. Sau khi được cứu sống trong lần hóc xương, nó đã không lần nào quên san sẻ miếng ngon cho ân nhân của mình, nó trả ơn lâu dài và mãi đến khi người tiều phu đó đã chết. Hành động đau xót của con hổ khi đưa tang và chôn bác tiều cũng như những dịp giỗ lại đem dê hoặc lợn để trước cửa nhà bác đã cho thấy nó rất trọng ơn nghĩa. Thật cảm động và khâm phục hành động của hổ trán trắng, cũng qua con hổ mà ý nghĩa giáo huấn được sáng tỏ, đó chính là đề cao lối sống nhân nghĩa, răn dạy con người trong cuộc sống nên có tình nghĩa, khi gặp hoạn nạn phải biết giúp đỡ nhau, và khi mang ơn thì phải ghi nhớ và tìm cách trả ơn. Ơn nghĩa là sợi dây kết nối con người với con người với nhau, giúp họ vượt qua rào cản của tiền bạc công danh. Người làm ơn thì không nên so đo tính toán, lo thua thiệt, lấy việc giúp đỡ người khác là trách nhiệm và bổn phận của mình. Đồng thời, người chịu ơn thì phải khắc cốt ghi tâm, sự trả ơn phải xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, sự nhận thức về đạo lý. Như vậy, sau khi đọc xong truyện “Con hổ có nghĩa” chúng ta nhận được những bài học đạo lý sâu sắc. Vừa giáo huấn con người ta có nhân nghĩa, thương người như thể thương thân, vừa khẳng định rõ đạo lý mang ơn thì phải trả ơn. Đó là phương châm sống và lẽ sống mà chúng ta đều cần phải ghi nhớ. Bài mẫu 4 Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm. Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang? Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hổ thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn. Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con. Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơp đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn đến để trước cửa nhà. Đoạn này rất hấp dẫn vì có nhiều tình tiết độc đáo, trong đó có tình huống gay go khi hổ bị hóc xương, cách xử sự táo bạo và nhiệt tình của bác tiều trong khi cứu hổ, việc trả ơn và tình nghĩa sâu nặng của hổ đối với ân nhân. Cái đáng quý nhất trong tính cách của hai con hổ chính là lòng biết ơn – điều cốt lõi trong đạo làm người. Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!. Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hổ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm. Bài mẫu 5 Con hổ có nghĩa là tác phẩm của Vũ Trinh (1759 - 1828), một nhà Nho người làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ cử nhân (cử nhân), làm quan dưới triều Lê và Nguyễn. Truyện mang tính chất ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để đề cao lòng nhân từ trong đạo làm người. Câu chuyện cảm động về loài hổ được kể thành hai đoạn với cấu trúc giống nhau: con hổ (hoặc họ hổ) gặp nạn, người cứu hổ, hổ báo ơn. Đoạn đầu là câu chuyện giữa con hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực trả lại mười lạng bạc vì bà đỡ họ Trần cứu vợ con. Số bạc đó giúp bà sống qua năm mất mùa, đói kém. Nghệ thuật nhân hóa thường thấy trong truyện ngụ ngôn đã khiến con hổ đực mang hình bóng của con người. Nó không chỉ tri ân, biết ơn ân nhân mà còn có nhiều biểu hiện đáng quý: Hết lòng với hổ cái lúc sinh nở, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong giây phút chia tay ân nhân… Đoạn thứ hai kể lại chuyện xảy ra giữa một con cọp trán trắng và một người nhặt củi ở huyện Lạng Giang. Con hổ bị hóc xương không thể lấy ra được. Nó đau đớn quằn quại khiến cỏ cây đung đưa. Người tiều phu giúp con hổ lấy xương ra khỏi cổ họng nó. Đền hổ đáp nghĩa chú. Hơn mười năm sau, khi người tiều phu qua đời, hổ đến bên quan tài để chịu tang. Sau đó, hàng năm đến ngày giỗ người tiều phu, cọp lại đem dê hoặc lợn đến trước cửa nhà. Phần này rất thú vị vì có nhiều tình tiết đặc sắc, trong đó có tình huống khó xử khi hổ bị nghẹn, cách cư xử táo bạo và nhiệt tình của bác sĩ khi cứu hổ, sự đền đáp và tình yêu sâu sắc của hổ đối với ân nhân. Điều đáng quý nhất trong nhân cách của hai con hổ là lòng biết ơn – điều cốt lõi trong đạo làm người. Khi bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái mẹ tròn con vuông, sau vài phút vui vẻ chơi đùa với đàn con, hổ đực quỳ bên gốc cây, dùng chân moi một đồng bạc đưa cho bà Trần. Hành động biết ơn của nó diễn ra ngay lập tức, không chút do dự hay suy nghĩ. Nhưng công ơn của hổ không nhỏ, hơn mười lạng bạc. Con hổ tuy là một con vật nhưng nó biết cư xử có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Khi bà đỡ Trần đã đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng tiễn biệt, lời cảm ơn chân thành của hổ đực với ân nhân. Cũng là trả ơn, nhưng cách trả ơn của hổ mặt trắng lại khác. Sau khi được cứu, hổ đã đem một con nai đến trước cửa nhà tiều phu để tạ ơn. Điều cảm động nhất là mười năm sau, khi người tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ đến bác và đến chịu tang ân nhân của mình. Từ xa, người dân đã nhìn thấy con hổ mặt trắng dụi đầu vào quan tài, gầm lên đầy thương cảm, chạy quanh quan tài vài vòng rồi bỏ đi. Từ đó về sau, mỗi năm đến ngày giỗ bác tiều, cọp lại đem dê hoặc lợn ra nhốt ngoài cửa. Trong đoạn văn này, tác giả miêu tả lòng trung thành của con hổ qua hai tiếng gầm của nó: tiếng gầm cảm ơn khi đưa hươu về cho bác tiều và tiếng rống thê lương tiễn biệt ân nhân. Tiếng rống ấy cũng là lời hứa không bao giờ quên công ơn của những người đã khuất. Hai câu chuyện được tác giả kể bằng giọng tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không phê phán nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắc. Thực ra có thể có những con vật (chó, ngựa…) có ý nghĩa nhưng chắc chắn không sâu sắc bằng hai con hổ trong truyện. Tưởng tượng hai con hổ có nghĩa lý tưởng như vậy, mục đích của tác giả là mượn chuyện con hổ để nói chuyện với mọi người. Xưa kia, theo quan niệm của nhân dân ta, hổ là loài vật hung dữ nhất. Tuy nhiên, chúng rất có ý nghĩa. Vậy con người nên sống như thế nào? Dạy bằng hình thức nghệ thuật dễ tiếp thu hơn là lối nói khô khan. Bài học mà tác giả gửi gắm một cách kín đáo và thấm thía trong câu chuyện này là: Làm người là phải sống có tình, có nghĩa. Lòng tốt không chỉ cảm hóa được con người mà chúng ta còn có thể thu phục được loài vật đối với loài vật.
Quảng cáo
|