Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọtQua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khí hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài mẫu 1 Qua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khí hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân. Đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn. Mở đầu văn bản, nhà văn khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùabằng câu văn chắc nịch: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Viết một câu văn có 9 chữ mà ngắt thành hai vế như thế với cây bút tài hoa Vũ Bằng là cả một sự trăn trở, cái trăn trở của con người sinh ra từ Hà Nội, gắn bó với Hà Nội từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành, nhớ nhung Hà Nội trong khắc khoải. Sang đoạn 2 của văn bản, sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen trong nhau, hoà quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết. Biết bao nhiêu tính từ, bao nhiêu từ so sánh, từ miêu tả, từ biểu cảm được tác giả sử dụng khéo léo trong đoạn 2 này, thể hiện một tình yêu nồng nhiệt với mùa xuân. Điệp ngữ mùa xuân nhắc lại 3 lần với 3 phạm vi khác nhau: Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội. Để khẳng định mùa xuân của tôi, nhà văn đi từ không gian rộng, mơ hồ - mùa xuân Bắc Việt đến hẹp, cụ thể - mùa xuân Hà Nội. Cả không gian thương nhớ đó đã thu gọn trong trái tim của nhà văn, những câu văn tùy bút như có thơ, có nhạc, có cả tâm tình thương nhớ. Chỉ có người Hà Nội mới cảm nhận được khí hậu, thời tiết mang đặc trưng riêng của Hà Nội: mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh... Riêu riêu, lạnh lạnh là những từ láy tính từ miêu tả cảm giác, cảm nhận của tác giả. Miêu tả rõ nét và tinh tế như thế mới thấy tác giả gắn bó, yêu quý Hà Nội đến nhường nào. Có yêu quý, thương nhớ thì dù xa cách vẫn cảm nhận chi li từng thời khắc của trời xuân như thế. Bài mẫu 2 Qua ngòi bút của Vũ Bằng mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khí hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân. Đất trời mùa xuân biến chuyển theo hướng mát mẻ, tươi tắn, lung linh, rạng ngời, có sắc màu, có âm thanh, có con người, có cảnh vật… Bức tranh mùa xuân được miêu tả vừa tinh tế, vừa nhẹ nhàng, vừa đằm thắm, vừa lắng sâu. Người viết không chỉ cảm xuân, hiểu xuân mà còn nhớ xuân. Vũ Bằng đã đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn Bài mẫu 3 Văn bản “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” của Vũ Bằng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Vẻ đẹp của mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng được nhà văn khắc họa vô cùng sinh động. Qua bài viết này, tác giả cũng bộc lộ những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời. khi xuân về. Bài viết được mở đầu bằng một lời khẳng định về tình cảm dành cho mùa xuân: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân”. Những đoạn văn tiếp theo, nhà văn miêu tả vẻ đẹp sắc xuân, cảnh xuân và tình xuân. Không chỉ vậy, tôi còn cảm nhận được tình yêu của tác giả trong từng câu văn. Ở đoạn cuối, Vũ Bằng khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân sau rằm tháng giêng hiện lên vô cùng đẹp đẽ. Đọc bài viết, tôi đã thấy được tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà văn Vũ Bằng với Hà Nội. Bài mẫu 4 “Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt” là một tác phẩm giàu cảm xúc. Mở đầu bài viết, không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng được tác giả Vũ Bằng khắc họa vô cùng sinh động, đẹp đẽ. Mùa xuân miền Bắc với những nét đặc trưng không thể nào lẫn: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. Bên cạnh câu văn miêu tả thiên nhiên, tác giả còn khéo léo bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân không chỉ một cách trực tiếp. Cụm từ “Tôi yêu…” như một lời khẳng định về tình cảm đó. Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Ông đã phát hiện ra những chuyển biến dù là nhỏ nhất của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm. Đọc Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, tôi thêm yêu hơn mùa xuân. Bài mẫu 5 Khi đọc “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” của Vũ Bằng, tôi đã cảm nhận được những nét đẹp của mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Không chỉ vậy, qua bài viết này, tác giả đã diễn tả những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời. Mở đầu, nhà văn đã đưa ra một lời khẳng định: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” để cho thấy rằng tình yêu dành cho mùa xuân dường như đã trở thanh một lẽ dĩ nhiên. Đến đoạn tiếp theo, sắc xuân, cảnh xuân và tình xuân được diễn tả đan xen, hoà quyện cùng nhau. Cùng với đó, tác giả cũng khéo léo bộc lộ cảm xúc yêu mến, say mê trước vẻ đẹp của mùa xuân. Cuối cùng, bức tranh thiên nhiên mùa xuân sau rằm tháng giêng hiện lên vô cùng sinh động, đẹp đẽ. Bài viết cũng đã giúp tôi thấy được sự gắn bó, yêu quý Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng. Bài mẫu 6 “Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt” của Vũ Bằng đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Mở đầu bài viết, không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên với nét đẹp riêng biệt. Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... Tác giả đã khéo léo bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân không chỉ một cách trực tiếp: “tôi yêu…” mà còn qua những hình ảnh so sánh độc đáo: “thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống ”. Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Ông đã phát hiện ra những chuyển biến dù là nhỏ nhất của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm. Và mùa xuân ấy sẽ mãi lắng đọng mãi, ngân nga trong lòng người.
Quảng cáo
|