Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản “Trở gió”Văn bản “Trở gió” đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý - Mở đoạn: Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm “Trở gió” - Thân đoạn: Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản + Tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương + Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen + Những cơn gió chướng như chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ + Thể hiện hững cảm nhận tinh tế của tác giả - Kết đoạn: Khẳng định những tinh tế trong quan sát, rung cảm và tình yêu quê hương của tác giả. Bài siêu ngắn Văn bản “Trở gió” đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen. Bà yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. “Trở gió” không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thân thiết. Bài mẫu 1 Văn bản “Trở gió” đã thể hiện được tình cảm rất đỗi bình dị, mộc mạc của Nguyễn Ngọc Tư dành cho quê hương. Điều đó được thể hiện qua tình yêu gió chướng - tình yêu xuất phát từ những điều gần gũi, quen thuộc. Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh như “hơi thở gió rất gần”; “âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không”; “mừng húm”; “hừng hực, dạt dào”; “Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng”. Khi gió chướng về, tác giả đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: “ Mừng đó, rồi bực đó”; “buồn, buồn muốn chết”; “Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau”. Và tác giả luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng, bởi nó gợi nhớ về tuổi thơ, về quê hương. Bài mẫu 2 Đến với văn bản Trở gió, người đọc thấy được tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Ngọc Tư thật bình dị, gần gũi. Tác giả đã dành cho quê hương một tình yêu chân thành, tha thiết. Gió chướng là hình ảnh trung tâm trong văn bản, đã gợi nhắc cho nhà văn những điều quen thuộc, gần gũi. Yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Tác giả luôn mong chờ đợi gió chướng về, bởi nó gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, về quê hương. Khi gió chướng về, nhà thơ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ mừng đó, rồi bực đó, lại đến buồn bã. Dù xã hội có ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình. Như vậy, văn bản “Trở gió” không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân. Bài mẫu 3 Trong văn bản Trở gió, em bắt gặp một tâm hồn nhạy cảm với những suy tư ngây ngô mà mộc mạc của một đứa trẻ. Đứa trẻ ấy với những chộn rộn và xuyến xao riêng đã luôn mong ngóng và chờ đợi ngày chó chướng về. Đối với cậu, gió chướng không chỉ là một cơn gió, mà nó có những tâm tư, tình cảm của riêng mình. Với những e dè, mừng húm, cuống quýt, cồn cào, nồng nhiệt, gió chương khiến tác giả phải xốn xao theo. Nó trở thành một biểu tượng của những ngày đặc biệt, khi ngày đồng nhàn rỗi, gió đông hiu hiu bắt đầu thổi, gợi lên những mong ngóng về một mùa Tết mới. Mặc mẹ sầu lo, nhân vật tôi vẫn lim dim với khúc mía nước ngọt, với vú sữa chín cây lúc lỉu, với dưa hấu nữa. Cứ như thế, tình yêu mà tác giả dành cho gió chướng hiện lên thật da diết, say mê mà mộc mạc vô cùng. Bài mẫu 4 Trong văn bản Trở gió, tác giả đã khắc họa những phập phồng và thổn thức của một tâm hồn non nớt mà nhạy cảm. Nhân vật tôi đã chia sẻ những mong chờ, những ngóng đợi, những xốn xang của mình với người bạn gió chướng. Mỗi năm gió chướng chỉ về một lần, sau những ngày mùa bận rộn, đem theo cái se se của mùa đông và những chộn rộn cho mùa Tết. Nó khiến nhân vật tôi phải bâng khuâng khó tỏ, buồn đó rồi vui đó, rồi lại vồ vập như có ai đuổi theo sau lưng, ấy có lẽ là năm cũ. Cùng với đó, là những vui vẻ, phấn khởi của một đứa trẻ thơ, với những thức quả trong vườn quê chín mọng như mía, vú sữa, dưa hấu… Rồi sau đó, khi những ngày lạnh lẽo dần trôi, xuân sẽ đến trong những tính toán chộn rộn của mẹ củ bà. Những cảm xúc ấy khiến cho em cũng như được bé lại, được hòa mình vào không gian thoáng đãng của đồng quê trong những ngày gió chướng về.
Quảng cáo
|