Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Con hổ có nghĩaTruyện trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX là loại truyện văn xuôi chữ hán, có cách viết không giống với truyện hiện đại ngày nay Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở bài MB 1 Truyện trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX là loại truyện văn xuôi chữ hán, có cách viết không giống với truyện hiện đại ngày nay. Truyện nhiều khi gần với kể, với sử và thường mang tính giáo huấn. Tuy vậy cũng có loại truyện hư cấu, tưởng tượng nghệ thuật, các nhà văn mượn hình ảnh của loài vật để nói về con người, đạo đức nhân sinh… Truyện Con hổ có nghĩa là một thí dụ điển hình. MB 2 Con hổ có nghĩa là tác phẩm của Vũ Trinh (1759 – 1828), một nhà Nho quê ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ hương cống (cử nhân), làm quan dưới thời nhà Lê và thời nhà Nguyễn. Truyện thuộc loại ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. MB 3 Hổ là loài rất hung dữ và nguy hiểm, nó có thể ăn thịt con người bất kì lúc nào nó muốn. Nhưng trong câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả đã xây dựng lên một hình ảnh con hổ có tư cách giống như một con người. MB 4 Con hổ có nghĩa là câu chuyện cảm động về loài hổ. Dù là loài vật hung dữ nhưng hổ có tấm lòng nhân nghĩa. Mượn câu chuyện loài vật để nói chuyện loài người, tác giả nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. MB 5 Mượn hình ảnh con vật để thể hiện tâm tư tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề giáo dục trong xã hội đã không còn quá xa lạ đối với mỗi người, nhà văn thường lấy cảm hứng từ những hình tượng trong cuộc sống để thể hiện điều đó, tiêu biểu là tác phẩm “Con hổ có nghĩa” một tác phẩm vô cùng hay và đặc sắc của nhà văn Vũ Trinh, câu chuyện là một chuỗi sự việc cảm động về hình ảnh một con hổ trả ơn khi được giúp đỡ, qua đó truyền tải bài học quý giá về lòng biết ơn giữa con người với con người. Nguồn: Sưu tầm Kết bài KB 1 Con hổ có tình, có lòng biết ơn, có nghĩa là con hổ có tính người. Loài thú dữ mà còn có tính người như thế đáng làm cho những con người mất tính người phải xấu hổ. Đó là ý nghĩa giáo dục đạo đức của truyện. Truyện ngắn thời trung đại thường có mục đích giáo dục rõ rệt như vậy. Cốt truyện ở đây cũng có quan hệ nhân quả rất rõ rệt. Người kể chuyện tin rằng làm việc tốt tất được báo đáp tốt, làm việc xấu tất có kết cục xấu. Niềm tin ấy nâng đỡ người ta sống đẹp. KB 2 Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hổ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú mà vô cùng ý nghĩa, cảm động. KB 3 Tác giả đã mượn hình ảnh của hai con vật dữ tợn nhất nhưng lại sống rất nghĩa tình. Tác giả đã tinh tế khi chọn nhân vật trong truyện là con hổ. Con hổ hung dữ như vậy nhưng nó vẫn biết đền ơn đối với những người đã giúp đỡ nó vượt qua khó khăn, vậy con người với con người thì đã đối xử với nhau thế nào. Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, Làm người thì phải sống có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được. KB 4 Khi học xong câu chuyện, em như lớn lên trước đạo lý trong cuộc sống, chịu ơn thì phải trả ơn, ơn nghĩa ấy trả đến bao giờ cũng không hết, và phải lấy đó làm phương châm sống, lẽ sống. Em thầm mơ ước xã hội này, thế giới này, ai ai cũng hiểu và làm được như vậy. KB 5 Trở lại với truyện Con hổ có nghĩa, chúng ta hiểu rõ sau những lời kể chuyện vé hai con hổ, như thì thầm tiếng nói của tác giả : con vật, con ác thú còn có nghĩa như thế, huống nữa là con người. Tuy là ác thú, nhưng hổ vẫn có lúc gặp nạn cần người khác giúp đỡ. Trong trái tim hổ có tình người. Người độc ác vẫn có thể và có lúc trở nên hiền lành, giàu lòng nhân nghĩa… Biết bao ý hàm ẩn, bóng bẩy, sâu sắc thấp thoáng sau những từ, ngữ, câu văn của tác phẩm, đánh thức trí tuệ, lay động tâm hồn chúng ta. Nguồn: Sưu tầm
Quảng cáo
|