Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

- Mở đoạn: Giới thiệu về tình cảm mẹ con trong thơ ca nói chung và trong bài thơ Gặp lá cơm nếp nói riêng.

- Thân đoạn: Tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ "Gặp lá cơm nếp

+ Khi xa nhà, bỗng dưng gặp lá nếp mà nhớ về mẹ

+ Mùi xôi của mẹ chính là hương vị quê hương

+ Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần

+ Câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương

- Kết đoạn: Cảm nhận về mẹ và tình cảm của người con với mẹ qua bài thơ.

Bài mẫu 1

Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Bài mẫu 2

Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo là một bài thơ giàu cảm xúc, thật đẹp đẽ về tình mẫu tử. Tác giả đã đặt người con vào hoàn cảnh của một người xa nhà nhiều năm, tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh này gửi gắm biết bao nhiêu kỉ niệm về mẹ. Đó là bát xôi mùa gặt - hương vị quê hương mà dù đi đâu cũng sẽ nhờ về. Và cả hình ảnh người mẹ giản dị, tảo tần đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Những công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại chứa đựng biết bao yêu thương. Từ đó, người con càng thêm nhớ thương mẹ nhiều hơn để bộc lộ nỗi niềm qua câu thơ “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Gặp lá cơm nếp đã bộc lộ nỗi nhớ, tình yêu chân thành, sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình.

Bài mẫu 3

“Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm hay của Thanh Thảo. Khi đọc bài thơ, tôi đã cảm nhận được nỗi nhớ thương, cũng như tình cảm yêu mến, trân trọng của người con dành cho mẹ của mình. Tác giả đã đặt người con vào hoàn cảnh của một người xa nhà nhiều năm, tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh rất đỗi giản dị, quen thuộc nhưng đã gợi cho người con nhớ về bát xôi mùa gặt - hương vị quê hương mà dù đi đâu cũng sẽ nhờ về. Và theo đó, dòng hồi tưởng về người mẹ cũng dần hiện ra. Hình ảnh của mẹ mang vẻ tảo tần, vất vả khi “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Người con càng thêm nhớ thương mẹ nhiều hơn: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương” - tình yêu dành cho mẹ và đất nước luôn thường trực trong trái tim của người con, thật đáng trân trọng và gìn giữ. Con xa mẹ để chiến đấu bảo vệ đất nước, cũng chính là bảo vệ mẹ.

Bài mẫu 4

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về nỗi nhớ thương của người con dành cho mẹ. Người con trong bài là một người lính đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh vô tình bắt gặp lá cơm nếp nên đã nhớ tới hương vị của bát xôi mùa gặt. Trong kí ức của anh, người mẹ đảm đang, tần tảo đã “nhặt lá về đun” để “thổi cơm bếp”. Bữa cơm mùa gặt chan chứa tình yêu thương của mẹ. Đối với anh, người mẹ luôn là ánh sáng soi đường, người bạn đồng hành trên bước hành trình dài phía trước. Nhớ về mẹ, người lính thổn thức trong lòng hương vị quê hương. Trái tim của người con chia đều cho mẹ già và đất nước. Việc sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh thơ gần gũi, nhà thơ Thanh Thảo đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc tình cảm của người lính dành cho mẹ. Và qua đó, nỗi nhớ thương của người con với mẹ càng thêm in sâu và để lại nhiều cảm xúc ấm áp trong tâm hồn bạn đọc.

Bài mẫu 5

Một trong những bài thơ hay viết về tình mẫu tử là “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo. Khi đọc bài thơ này, tôi đã cảm nhận được nỗi nhớ thương của người con dành cho mẹ. Tác giả đã đặt nhân vật người con trong một hoàn cảnh đặc biệt - một người chiến sĩ đã nhiều năm xa nhà. Anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp, liền nhớ về mùi hương của bát cơm mùa gặt. Những hình ảnh về mẹ lại hiện lên trong tâm trí của anh. Mẹ tảo tần, vất vả “nhặt lá về đun” để “thổi cơm bếp”. Bát cơm dẻo thơm, gửi gắm tình yêu thương, cả nỗi nhọc nhằn của mẹ. Câu thơ “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương” gợi ra một tình cảm yêu mến và trân trọng của người con dành cho mẹ và đất nước. Nhớ về mẹ, càng yêu thương mẹ nên người con càng vững vàng hơn. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng thật giàu cảm xúc.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close