Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, chi tiết người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng là một chi tiết thú vị. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở đoạn: Giới thiệu về một chi tiết mà em thấy thú vị trong đoạn trích “Đi lấy mật” (gợi ý: chi tiết “sân chim” trong khu rừng U Minh, con kì nhông đổi màu để ngụy trang, người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng…) 2. Thân đoạn: Cảm nhận của em về chi tiết thú vị đó.
+ Chi tiết “sân chim” trong khu rừng U Minh là một khung cảnh đẹp, hoang sơ, hiếm thấy.
+ Khung cảnh là sự kết hợp giữa lá cây rậm rạp, ánh sáng, mùi hương dễ chịu.
+ Đàn chim hàng ngàn con cất cánh như vỡ trận, không gian im ắng bỗng ồn ào và náo nhiệt, đủ sắc màu.
3. Kết đoạn: Cảm nhận về chi tiết thú vị trong đoạn trích. Bài mẫu 1 Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, chi tiết người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng là một chi tiết thú vị. Trong khi các nơi khác nuôi ong bằng những chiếc tổ nhân tạo bằng những vật liệu khác nhau như tổ bằng đồng hình chiếc vại, tổ bằng đất nung, tổ bằng sành… thì người dân vùng U Minh nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Vì biết tập tính của loài ong rừng, họ biết rằng không phải ngẫu nhiên mà ong đóng trên một cành cây nào đó nên họ đã định sẵn cho chúng một nơi để đóng tổ. Qúa trình dựng tổ cho ong cũng rất tỉ mỉ vì chúng không đóng chỗ rợp, ong chúa thì kị, không bao giờ đóng tổ ở những nơi còn mùi sắt của con dao chặt kèo. Sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến nơi đây trở nên khác biệt, không nơi nào xứ nào giống như vậy. Bài mẫu 2 Trong đoạn trích Đi lấy mật thì những hình ảnh, những khám phá của cậu bé An khi theo tía nuôi và Cò vào trong rừng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Hiện lên trên những cuộc trò chuyện, những bài học kinh nghiệm mà An rút ra được chính là khung cảnh bình yên của ba người sau khoảng thời gian mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Nơi đây có những bóng cây nghiêng nghiêng, có những con gầm gì, những chú vẹt,…. Khung cảnh người và thiên nhiên thật hòa hợp, yên bình. Bài mẫu 3 Trong đoạn trích Đi lấy mật thì những hình ảnh, những khám phá của cậu bé An khi theo tía nuôi và Cò vào trong rừng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Hiện lên trên những cuộc trò chuyện, những bài học kinh nghiệm mà An rút ra được chính là khung cảnh bình yên của ba người sau khoảng thời gian mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Nơi đây có những bóng cây nghiêng nghiêng, có những con gầm gì, những chú vẹt,…. Khung cảnh người và thiên nhiên thật hòa hợp, yên bình. Bài mẫu 4 Trong đoạn trích Đi lấy mật, em để ý nhiều nhất đến chi tiết mấy con kì nhông đổi màu để ngụy trang. Cái nhìn, cảm nhận về khu rừng không chỉ là cái nhìn của nhân vật An mà còn là cái nhìn của tác giả. Chính cái nhìn đó đã cho ta thấy được vẻ đẹp của khu rừng: có hương thơm cây trái, có cả sự đa dạng của các loài động vật. Người đọc đồng thời bàng hoàng về vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời bàng hoàng về sự cảm nhận tỉ mỉ, tinh tế của người viết. Đoạn trích Đi lấy mật quả thực đã giúp em thấy được những vị mật khác của khu rừng phương Nam. Bài mẫu 5 Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết nói về cách người dân vùng U Minh “thuần hóa ong rừng”. Trước hết, nhà văn đã liệt kê hàng loạt cách “thuần hóa” ong của những vùng đất khác nhau: người Mã Lai nuôi ong trong những chiếc tổ bằng đồng hình chiếc vại, người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng đất nung, người Ai Cập nuôi ong trong những tổ bằng sành… Từ đó, tác giả đã kể lại cách nuôi ong rừng của người dân vùng U Minh - nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Không phải ngẫu nhiên mà mà loài ong đóng trên một cành cây nào đó. Những kèo ong do con người tạo ra, để định sẵn một nơi cho bầy ong về đóng tổ. Cũng chính sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến tôi thêm tò mò về vùng đất U Minh. Bài mẫu 6 Chi tiết ấn tượng nhất với em trong đoạn trích “Đi lấy mật” là cách người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng. Những nơi khác, người ta nuôi ong bằng những chiếc tổ nhân tạo. Chúng được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như tổ bằng đồng hình chiếc vại, tổ bằng đất nung, tổ bằng sành… Còn người dân vùng U Minh lại có cách nuôi ong thật độc đáo - nuôi ong bằng tổ hình nhánh kèo. Điều đó xuất phát từ việc họ hiểu được tập tính của loài ong rừng, không phải ngẫu nhiên mà ong đóng trên một cành cây nào đó. Bởi vậy họ đã định sẵn cho chúng một nơi để đóng tổ. Quá trình dựng tổ cho ong cũng rất tỉ mỉ vì chúng không đóng chỗ rợp, ong chúa thì kị, không bao giờ đóng tổ ở những nơi còn mùi sắt của con dao chặt kèo. Sự độc đáo này đã khiến cho em thêm tò mò về cuộc sống của người dân vùng đất này. Bài mẫu 7 Hình ảnh người dân vùng U Minh lấy nhánh tràm làm gác kèo và chọn vùng đất tốt để nuôi ong mật là hình ảnh mà em thấy thích nhất trong đoạn trích "Đi lấy mật". Với những quan sát tường tận cùng sự tỉ mỉ trong công việc, họ đã rút ra được nhiều kinh nghiệm khi làm nghề nuôi ong. Họ biết tận dụng những thứ mà thiên nhiên ban tặng để làm giàu đẹp cho chính cuộc sống của gia đình. Không làm tổ ong từ vại bằng đồng hay đất nung như người La Mã, người Mễ Tây Cơ thường sử dụng, người dân đất rừng chọn những nhánh tràm để gác kèo nuôi ong. Làm xong kèo, họ lại chú tâm trong việc chọn vùng rừng tốt để thu hút được nhiều ong đến làm tổ nhất. Vùng được chọn để gác nhất định phải là những chỗ "ấm", không bị gió thổi thẳng vào mà còn phải ít khi có người qua lại. Sự khác biệt trong cách nuôi ong lấy mật so với lời thầy giáo dạy nhân vật An đã cho ta những hiểu biết sâu sắc của nhà văn Đoàn Giỏi khi vẽ nên bức tranh thiên nhiên, con người và cuộc sống lao động tươi đẹp nơi đất rừng phương Nam.
Quảng cáo
|