Nêu cảm nhận của em về ý nghĩ sau đây của giáo sư A-rôn-nác: “Việc thiên nhiên tạo ra những điều kì diệu chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng khi chính mắt mình trông thấy một cái gì đó kì diệu, siêu nhiên, lại do thiên tài cÝ nghĩ của giáo sư A-rôn-nác phản ánh niềm tin và sự đề cao trí tuệ, tài năng của con người so với tạo hóa. Quảng cáo
Ý nghĩ của giáo sư A-rôn-nác phản ánh niềm tin và sự đề cao trí tuệ, tài năng của con người so với tạo hóa. Bởi thiên nhiên tạo ra điều kì diệu thì không đáng ngạc nhiên bằng những điều kì diệu do con người tạo nên. Để hiểu nguồn gốc của tư tưởng này, ta cần quay trở về thời đại của Giuyn Véc-nơ. Ông sống ở thế kỉ XIX, thời kì mà Pháp vẫn chịu ảnh hưởng từ thời Khai sáng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ khi có đầu máy hơi nước của Giêm Oát (Jame Watt) vào giữa thế kỉ XVIII, kéo dài cho đến giữa thế kỉ XIX với nền tảng công nghệ là các phát minh cơ bản như máy hơi nước và công nghệ cơ khí: máy kéo sợi, máy dệt, các lò luyện thép, tàu thủy, tàu hỏa chạy bằng hơi nước, sử dụng than đá. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX dựa trên nền tảng của các phát minh về động cơ đốt trong, sử dụng dầu mỏ, động cơ đi-ê-den (diesel), ô tô, máy bay, máy phát điện và động cơ điện, sóng điện từ. Thông tin và tri thức khoa học trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất và đời sống xã hội, ngày càng có ý nghĩa quyết định, trở thành động lực của sự phát triern của cả sản xuất, con người và xã hội. Thời đại ấy là thời đại của khoa học, của lí tính. Con người nhận thấy nhờ có khoa học mà họ có thể chiếm lĩnh mọi thứ, làm chủ và trở thành trung tâm của thời đại. Tư tưởng này chắc hẳn đã chi phối Giuyn Véc-nơ khi ông xây dựng hình tượng giáo sư A-rôn-nác.
Quảng cáo
|
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT:
Copyright © 2021 loigiaihay.com