Viết bài văn phân tích nhân vật Cecilia Paim trong tác phẩm Cây cam ngọt của tôi lớp 7

1. Mở đoạn: - Giới thiệu chung về tác phẩm. - Nhân vật Cecilia Paim trong câu chuyện là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu chung về tác phẩm.

- Nhân vật Cecilia Paim trong câu chuyện là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc.

2. Thân đoạn:

- Vì có vết bớt trên mặt, cô Cecilia Paim không nhận được thiện cảm của bọn nhóc. 

- Cô luôn dành tặng học sinh những chiếc bánh ngọt ngào. 

- Sự nghiêm khắc nhưng vẫn quan tâm, ân cần của cô với học sinh.

-  Cecilia Paim là một người có lòng nhân ái và luôn muốn giúp đỡ học trò của mình tốt hơn.

3. Kết đoạn:

- Nêu cảm xúc về nhân vật Cecilia Paim.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Nhà văn Nguyễn Khải là cây bút sâu sắc suy nghĩ về những vấn đề của cuộc sống và cố gắng tìm ra lời giải thuyết phục theo cách riêng của mình. Trong tác phẩm "Giận Ông Trời", ông đã khắc họa một nhân vật đầy sức hút và độc đáo - ông Quải.

Ông Quải không chỉ là một trung đội trưởng trinh sát của tiểu đoàn mà còn là một chiến sĩ kiên cường và quyết đoán. Trong cuộc sống của mình, ông đã phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm đến mức đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, bằng sự can đảm, ông đã vượt qua mọi thử thách để sống sót. Sức mạnh và sự quyết đoán của ông đã trở thành nguồn động viên lớn lao cho đồng đội.

Bên cạnh đó, ông Quải cũng là một hình tượng về sự hy sinh và trách nhiệm. Dù đối mặt với những khó khăn và nguy hiểm, ông không bao giờ từ bỏ trách nhiệm của mình. Ông luôn dẫn đường và bảo vệ đồng đội, đồng thời giữ vững tinh thần chiến đấu và lòng tin vào mục tiêu cuối cùng.

Thông qua tác phẩm này, Nguyễn Khải đã thành công trong việc tái hiện một hình tượng con người sống động và đầy cảm xúc. Ông đã sử dụng ngôn từ một cách tinh tế để làm nổi bật những nét đặc trưng của ông Quải, từ can đảm đến hy sinh, từ quyết đoán đến trách nhiệm. Những trang văn của Nguyễn Khải đã làm cho độc giả không chỉ cảm thấy gần gũi mà còn chạm đến tâm hồn, để lại những ấn tượng sâu sắc về nhân vật này.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Nhà văn Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, luôn luôn suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp thuyết phục theo cách riêng của mình. Tác phẩm “Giận Ông Trời” đã ghi dấu về nhân vật ông Quải với những nét thú vị riêng.

Ông Quải được biết đến là một trung đội trưởng trinh sát của tiểu đoàn. Một buổi sáng, ông nhận được bảy lệnh đặc biệt, những nhiệm vụ mà chỉ riêng ông phải thực hiện mà không được giao cho ai khác. Ông đã từng bước vào những tình huống nguy hiểm đến mức phải đối mặt với cái chết, nhưng may mắn là ông đã sống sót. Ông là một chiến sĩ kiên cường, đã đối mặt với cảm giác lạnh rét khi sốt cao lên đến 41 độ, nhưng vẫn không ngần ngại dẫn dắt đồng đội vào trận đấu. Dù ban đêm ông vẫn mơ màng, nhưng sáng hôm sau, ông lại tiếp tục dẫn đường cho đồng đội.

Con người luôn là nơi bắt đầu và cũng là nơi đi đến của văn học. Với mỗi thế giới khác nhau của mỗi một tác phẩm, người đọc lại có một thể nghiệm riêng về con người. Qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Khải đã dùng ngòi bút của mình để mang đến những trang văn neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật ông Quải.

Bài tham khảo Mẫu 1

Nhà văn Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, luôn luôn suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp thuyết phục theo cách riêng của mình. Đoạn trích “Giận ông giời” là một trong những đoạn trích đặc về về nội dung và nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải, điều này được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật ông Quải trong đoạn trích.

Ông Quải hiện lên một vẻ hiền hậu, chất phác và chịu nhiều vất vả trong cuộc sống. Ông Quải đi bộ đội năm 1966, năm ấy ông mới 19 tuổi. Hành quân một mạch từ Hòa Bình vào tận Bê Hai, bổ sung cho tiểu đoàn Ba Lẻ Bảy. Năm đến cả tiểu đoàn chỉ có vài thằng lính quê ở ngoài này. Mùa xuân năm 1968 đánh cầu chữ Y, tháng 5 đánh nhau ở Ngã ba Sở Gà, vẫn còn mảnh đạn găm lưng đây. Cuối năm 1969 sang hậu cần đóng quân bên đất bạn. Chia tay với tiểu đoàn anh hùng nhìn trước nhìn sau chỉ thấy toàn lính Bắc, mà cũng đã thay mấy đợt quân rồi. Ông Quải lại là trung đội trưởng trinh sát của tiểu đoàn, một buổi sáng bảy cái lệnh, toàn lệnh đặc biệt nên Bê trưởng phải tự đi không dám giao cho ai, đi vào chỗ chết cả mà không chết, cái mạng cũng là lớn. Ông là Dũng sĩ diệt Mỹ, Chiến sĩ diệt xe cơ giới, chiều lên cơn sốt rét 41 độ, tối đến đầu óc còn choáng váng vẫn nhảy ra dẫn anh em đi chiến đấu, ai ngăn cũng không được. Ông đi bộ đội mới được học chữ, làm hậu cần toàn tính nhẩm, trưởng phòng Ba phải thân dạy ông cân đong đo đếm. Năm năm làm hậu cần không nhầm lẫn một cắc bạc, một ký gạo, một lít xăng. Cuối năm 1974, trên cho ra Bắc học văn hóa để trở về làm cán bộ dân chính vùng giải phóng, tức là đào tạo bí thư, chủ tịch quận sau này đấy, ông vừa cười vừa nói thêm thế. Học ba tháng rưỡi, chữ thầy trả u, có bốn phép tính mà vẫn không thể viết đằng thằng ra trên mặt giấy. Tính nhẩm thì được, tính nhanh như máy tính. Không làm được cán bộ thì xin về nhà làm ông nông dân vậy.

Tuy cuộc sống gặp nhiều khó khăn vất vả nhưng ở ông hiện lên tinh thần lạc quan với cuộc đời. Ông kể cho nhân vật tôi về những kỉ niệm năm tháng mình chiến đấu, kể về câu chuyện đi buôn của ông với một thái độ tận hưởng cuộc sống.

Qua đó ta thấy rằng, nhân vật ông Quải tuy gặp nhiều biến cố trong cuộc sống nhưng ở ông vẫn có sự vui tươi, tin vào những điều tốt đẹp đang chờ phía trước. Tinh thần ấy khiến chúng ta phải ngưỡng mộ và học hỏi thêm nhiều trong xã hội hiện nay.

Bài tham khảo Mẫu 2

Người nghệ sĩ Nguyễn Khải đã tạo nên một nhân vật thật đẹp, thật đáng trân trọng. Dưới ngòi bút tài hoa ấy, nhân vật ông Quải hiện lên được chăm chút từng nét vẽ, được yêu thương, nâng niu trong từng câu chuyện. Chính nhân vật ấy đã mang trong mình linh hồn của người nghệ sĩ, tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, trường tồn mãi trong dòng chảy vô tình của thời gian.

Ông Quải là một nhân vật trong đoạn trích "Giận Ông Giời" có nghệ thuật xây dựng rất đặc biệt. Trong đoạn trích, ông Quải tỏ ra rất tự tin và không sợ hãi. Ông Quải đi bộ đội năm 1966, năm ấy ông mới 19 tuổi. Hành quân một mạch từ Hòa Bình vào tận Bê Hai, bổ sung cho tiểu đoàn Ba Lẻ Bảy. Năm đến cả tiểu đoàn chỉ có vài thằng lính quê ở ngoài này. Mùa xuân năm 1968 đánh cầu chữ Y, tháng 5 đánh nhau ở Ngã ba Sở Gà, vẫn còn mảnh đạn găm lưng đây. Cuối năm 1969 sang hậu cần đóng quân bên đất bạn. Chia tay với tiểu đoàn anh hùng nhìn trước nhìn sau chỉ thấy toàn lính Bắc, mà cũng đã thay mấy đợt quân rồi. Ông Quải lại là trung đội trưởng trinh sát của tiểu đoàn, một buổi sáng bảy cái lệnh, toàn lệnh đặc biệt nên Bê trưởng phải tự đi không dám giao cho ai, đi vào chỗ chết cả mà không chết, cái mạng cũng là lớn. Ông là Dũng sĩ diệt Mỹ, Chiến sĩ diệt xe cơ giới, chiều lên cơn sốt rét 41 độ, tối đến đầu óc còn choáng váng vẫn nhảy ra dẫn anh em đi chiến đấu, ai ngăn cũng không được.

Tóm lại, nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Quải trong đoạn trích "Giận Ông Giời" được thể hiện qua việc sử dụng các chi tiết mô tả, hành động và suy nghĩ của nhân vật. Nhờ vào những yếu tố này, ông Quải trở thành một nhân vật sống động, đa chiều và đầy sức hút trong câu chuyện. Quả thật, tác phẩm "Giận Ông Trời" là một tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc, mở ra những tri thức và suy ngẫm mới về cuộc sống và con người.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close