Giải bài 5 (7.9) trang 31 vở thực hành Toán 6Bài 5 (7.9). Điểm đông đặc và điểm sôi của thủy ngân lần lượt là \( - {38,83^o}C\) và \({356,73^o}C\). Một lượng thủy ngân đang để trong tủ bảo quản ở nhiệt độ \( - {51,2^o}C\). a) Ở nhiệt độ đó, thủy ngân ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí ? b) Nhiệt độ của tủ phải tăng thêm bao nhiêu độ để lượng thủy ngân đó bắt đầu bay hơi? Quảng cáo
Đề bài Bài 5 (7.9). Điểm đông đặc và điểm sôi của thủy ngân lần lượt là \( - {38,83^o}C\) và \({356,73^o}C\). Một lượng thủy ngân đang để trong tủ bảo quản ở nhiệt độ \( - {51,2^o}C\). a) Ở nhiệt độ đó, thủy ngân ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí ? b) Nhiệt độ của tủ phải tăng thêm bao nhiêu độ để lượng thủy ngân đó bắt đầu bay hơi? Phương pháp giải - Xem chi tiết So sánh nhiệt độ của tủ với nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ sôi của thủy ngân Lời giải chi tiết a) Ta có 51,2 = 51,20 > 38.83 nên - 51,2 < - 38,83, do đó nếu nhiệt độ của tủ bảo quản là \( - {51,2^o}C\) thì thủy ngân đang ở thể rắn. b) Điểm sôi của thủy ngân là \({356,73^o}C\) tức là thủy ngân bắt đầu bay hơi khi có nhiệt độ lớn hơn \({356,73^o}C\). Muốn thủy ngân bay hơi thì nhiệt độ của tủ phải tăng từ \( - {51,2^o}C\) lên \({356,73^o}C\) tức là phải tăng nhiệt độ tủ lạnh thêm: 356,73 – (-51,2) = 356,73 + 51,2 = \({407,93^o}C\)
Quảng cáo
|