Trạng ngữ (tiếp theo) trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau. Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong mỗi câu trên. Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau. Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Chỉ ra trạng ngữ trong câu đó.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nhận xét

Câu 1:

Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:

     Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời mưa phùn. Đêm hôm sau, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ là: Ngày hôm đó, Đêm hôm sau, Sáng ngày thứ ba 

Câu 2

Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong mỗi câu trên? 

Phương pháp giải:

HS đọc các câu văn và tìm trạng ngữ 

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ đứng ở vị trí đầu câu 

Câu 3

Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu phẩy 

Luyện tập

Câu 1:

Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:

       Thuở xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang lên Hồ Gươm.

Phương pháp giải:

HS đọc đoạn văn sau và tìm trạng ngữ 

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ là: Thuở xưa, Bấy giờ, Trong buổi đầu, Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Từ khi có gươm thần, Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Một năm sau, Từ đó.

Câu 2

Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Chỉ ra trạng ngữ trong câu đó. 

Phương pháp giải:

HS dựa vào bài đọc “Trường Sa” để viết đoạn văn 

Lời giải chi tiết:

Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn quyết bám đảo, bám biển để bảo vệ vùng trời biển thiêng liêng mà bao liệt sĩ đã ngã xuống khi cuộc đời còn rất trẻ. Mặc dù chiến tranh tàn khốc đã thôi không trở lại, nhưng những âm mưu độc chiếm, âm mưu muốn tranh giành lãnh thổ của các nước ‘’láng giềng’’ vẫn còn sôi sục đó đây. Biển vẫn ngày đêm sóng dữ chưa nguôi. Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn, ngày đêm và ngày đêm chiến đấu. Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với hiểm nguy nhưng can trường và vững chãi, hiên ngang giữa mênh mông biển cả.

Trạng ngữ: Nay trong thời bình

  • Những trang sử vàng trang 61 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta. Viết đoạn văn (hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta. Giới thiệu và bình chọn bài viết hay, có hình ảnh đẹp.

  • Chiếc võng của bố trang 62 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Đọc và làm bài tập “Chiếc võng của bố”. Bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi nằm trên chiếc võng bố cho? Tìm các ý đúng. Chiếc võng gắn với những kỉ niệm nào của bố. Theo em, vì sao bạn nhỏ biết được những kỉ niệm ấy. Tìm trạng ngữ trong câu sau. Đóng vai trò bạn nhỏ, viết một đoạn văn nói về cảm xúc của em khi nằm trên chiếc võng của bố cho.

  • Trường Sa trang 59 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Trường Sa. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy Trường Sa từ rất lâu đời đã gắn bó với Tổ quốc Việt Nam. Bốn từ chung lặp lại ở khổ thơ thứ 2 nói lên điều gì về tình cảm của các chiến sĩ Trường Sa với đồng đội và với đất liền. Việc nhắc tên một số đảo ở Trường Sa thể hiện tình cảm của tác giả bài thơ như thế nào. Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa.

  • Trao đổi: Tình yêu quê hương, đất nước trang 58 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở bài 14. Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước.

  • Luyện tập tả con vật trang 58 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Đề bài: Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn tả một con vật mà em yêu thích.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close