Luyện tập về vị ngữ trang 23 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

Tìm vị ngữ trong các câu sau. Xếp các vị ngữ mà em vừa tìm được ở bài 1 vào nhóm thích hợp. Quan sát hai bức ảnh về đoàn tàu Thống Nhất sau đây và viết 3 câu.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tìm vị ngữ trong các câu sau: 

a) Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới…. Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của người nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam. 

b) Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ. Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi… Cô bé cất tiếng cười giòn tan. Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a)

-  Câu 1: vị ngữ “là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới”...

- Câu 2: vị ngữ “là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam”.

b,

- Câu 1: vị ngữ “lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng”

- Câu 2: vị ngữ “nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ”

- Câu 3: vị ngữ “vẫn nhởn nhơ trôi”....

- Câu 4: vị ngữ “cất tiếng cười giòn tan, Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa”.

Câu 2

Xếp các vị ngữ mà em vừa tìm được ở bài 1 vào nhóm thích hợp 

a) Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ 

b) Vị ngữ kể hoạt động của sự việc được nêu ở chủ ngữ

c) Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ

Phương pháp giải:

HS xếp các vị ngữ vừa tìm được vào nhóm thích hợp

Lời giải chi tiết:

Nhóm vị ngữ

Vị ngữ tìm được

a) Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ

- là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới...

- là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.

b) Vị ngữ kể hoạt động của sự việc được nêu ở chủ ngữ

- cất tiếng cười giòn tan, Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.

c) Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ

- lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng

- nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ

- vẫn nhởn nhơ trôi....

Câu 3

Quan sát hai bức ảnh về đoàn tàu Thống Nhất sau đây và viết 3 câu 

- Một câu giới thiệu đoàn tàu 

- Một câu kể hoạt động của người soát vé hoặc hành khách đi tàu

- Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu

Phương pháp giải:

HS quan sát hình ảnh và viết 3 câu theo yêu cầu của đề bài 

Lời giải chi tiết:

- Một câu giới thiệu đoàn tàu: “Đoàn tàu Thống Nhất là đoàn tàu dài nhất Việt Nam”.

- Một câu kể hoạt động của người soát vé hoặc hành khách đi tàu: “Hành khách phải mua vé trước khi lên tàu”.

- Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu: “Hai bên đường tàu là những khóm cây xanh rờn”.

  • Sự thật là thước đo chân lí trang 24 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Sự thật là thước đo chân lí. Vì sao Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật. Nhờ đâu mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên. Thí nghiệm của Ga-li-ê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như thế nào. Vì sao từ chỗ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních, Ga-li-lê lại tán thành ý kiến của nhà bác học này. Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên điều gì về ông.

  • Luyện tập tả con vật trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Đọc và trả lời câu hỏi. Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào. Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy. Ghi lại kết quả quan sát một con vật em yêu thích.

  • Trao đổi: Em đọc sách báo trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài báo,…) về lòng dũng cảm. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài báo,..) em giới thiệu. Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao. Qua câu chuyện (bài thơ, bài báo) đó em hiểu thế nào là dũng cảm.

  • Người lính dũng cảm trang 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Người lính dũng cảm. Em hiểu "viên tướng" và "những người lính" trong câu chuyện là ai. Vì sao "viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào. Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả gì. Khi thầy giáo hỏi, "chú lính nhỏ" và các bạn trong "đội quân" thể hiện thái độ khác nhau như thế nào. Vì sao tác giả gọi "chú lính nhỏ" là "người lính dũng cảm".

  • Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp. Từ có nghĩa giống với dũng cảm, có nghĩa trái ngược với dũng cảm. Có thể thêm từ dũng cảm vào những vị trí nào ở trước hoặc sau mỗi từ ngữ dưới đây. Tìm nghĩa của mỗi thành ngữ dưới đây. Đặt câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2. Đặt câu với một thành ngữ ở bài tập 3.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close