Mùa xuân em đi trồng cây trang 81 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diềuMùa xuân em đi trồng cây. Các bạn nhỏ hình dung quang cảnh sẽ thay đổi như thế nào khi tham gia trồng cây cùng mọi người. Tìm trong khổ thơ 2 những hình ảnh thể hiện cảnh nhộn nhịp của buổi trồng cây. Những từ ngữ nào ở khổ thơ 3 thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ. Tác giả muốn nói điều gì qua khổ thơ cuối Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung bài đọc
Phần I Bài đọc: Mùa xuân em đi trồng cây Mùa xuân em đi trồng cây Nắng lên từ phía bàn tay em trồng Đồi hoang sẽ hóa rừng thông Núi loang lổ cháy sẽ bùng màu xanh. Này em, này chị, này anh Người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ Dốc nghiêng, mũ nón nhấp nhô Đàn chim vui hót líu lo quanh đồi. Gió ngoan chạm giọt mồ hôi Để gương mặt nở nụ cười hồn nhiên Nắng xuân lấp lánh mọi miền Niềm vui háo hức trải trên núi đồi. Từ bàn tay nhỏ đấy thôi Góp mầm xanh với đất trời yêu thương Rồi đây trên khắp quê hương Mùa xuân xanh biếc nẻo đường tương lai. Phần II Đọc hiểu: Câu 1: Các bạn nhỏ hình dung quang cảnh sẽ thay đổi như thế nào khi tham gia trồng cây cùng mọi người? Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Các bạn nhỏ hình dung quang cảnh sẽ thay đổi: đồi hoang sẽ hóa rừng thông, núi loang lổ cháy sẽ bùng màu xanh. Câu 2 Tìm trong khổ thơ 2 những hình ảnh thể hiện cảnh nhộn nhịp của buổi trồng cây. Phương pháp giải: Em dựa vào bài đọc để trả lời. Lời giải chi tiết: Trong khổ thơ 2 những hình ảnh thể hiện cảnh nhộn nhịp của buổi trồng cây là: người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ Câu 3 Những từ ngữ nào ở khổ thơ 3 thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ? Phương pháp giải: Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Những từ ngữ như gương mặt nở nụ cười hồn nhiên và niềm vui háo hức trải ở khổ thơ 3 thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ. Câu 4 Tác giả muốn nói điều gì qua khổ thơ cuối? Phương pháp giải: Em dựa vào bài đọc để trả lời. Lời giải chi tiết: Tác giả muốn nói chỉ cần chung tay thì đất nước sẽ một màu xanh của cây cối dù mọi người chỉ góp một ít sức, qua khổ thơ cuối.
Quảng cáo
|