Người lính dũng cảm trang 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

Người lính dũng cảm. Em hiểu "viên tướng" và "những người lính" trong câu chuyện là ai. Vì sao "viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào. Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả gì. Khi thầy giáo hỏi, "chú lính nhỏ" và các bạn trong "đội quân" thể hiện thái độ khác nhau như thế nào. Vì sao tác giả gọi "chú lính nhỏ" là "người lính dũng cảm".

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung bài đọc

Câu chuyện kể về một bạn học sinh dũng cảm nhận ra khuyết điểm của mình, quyết tâm khắc phục hậu quả do mình và các bạn gây ra.

Phần I

Bài đọc:

Người lính dũng cảm 

     Bắn thêm một loạt đạn vẫn không diệt được máy bay địch, viên tướng hạ lệnh: 

- Vượt rào, bắt sống nó!

Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám. Chú lính bé nhất nhìn thủ lĩnh, ngập ngừng: 

- Chui vào à?

Nghe tiếng “chui”, viên tướng thấy chối tai:

- Chỉ những thằng hèn mới chui.

Cả tốp leo lên hàng rào, trừ chú lính nhỏ. Chú nhìn cái lỗ hổng dưới chân hàng rào rồi quyết định chui qua đó. Nhưng chú mới chui được nửa người thì hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ. Còn hàng rào thì đè lên chú lính. 

Chiếc máy bay là một chú chuồn chuồn ngô, giật mình cất cánh. Quân tướng hoảng sợ lao ra khỏi vườn. 

Giờ học hôm sau, thầy giáo nghiêm giọng hỏi: 

- Hôm qua, em nào phá đổ hàng rào, làm dập hoa trong vườn trường?

Thầy nhìn một lượt những gương mặt học trò, chờ đợi sự can đảm nhận lỗi. Chú lính nhỏ run lên. Chú sắp phun ra bí mật thì một cú véo nhắc chú ngồi yên. Thầy giáo lắc đầu buồn bã: 

- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.

Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú lính nhỏ đợi viên tướng ở cửa, nói khẽ: “Ra vườn đi!”

Viên tướng khoát tay:

- Về thôi

- Nhưng như vậy là hèn. 

Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.

Những người lính và viên tướng đứng sững lại, nhìn chú lính nhỏ.

Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm. 

Phần II

Đọc hiểu:

Câu 1:

Em hiểu "viên tướng" và "những người lính" trong câu chuyện là ai? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Em hiểu “viên tướng” và “những người lính” trong câu chuyện là các bạn nhỏ. 

Câu 2

Vì sao "viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Vì viên tướng cảm thấy chui là hèn nên “viên tướng” không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.

Câu 3

Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả là hàng rào bị đổ.

Câu 4

Khi thầy giáo hỏi, "chú lính nhỏ" và các bạn trong "đội quân" thể hiện thái độ khác nhau như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Khi thầy giáo hỏi, “chú lính nhỏ” và các bạn trong “đội quân” thể hiện thái độ khác nhau: chú lính nhỏ thì muốn nhận lỗi còn các bạn trong đội quân lại né tránh. 

Câu 5

Vì sao tác giả gọi "chú lính nhỏ" là "người lính dũng cảm"? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Vì chú lính nhỏ dám nhận lỗi và dám làm dám chịu nên tác giả gọi “chú lính nhỏ” là “người lính dũng cảm”. 

  • Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp. Từ có nghĩa giống với dũng cảm, có nghĩa trái ngược với dũng cảm. Có thể thêm từ dũng cảm vào những vị trí nào ở trước hoặc sau mỗi từ ngữ dưới đây. Tìm nghĩa của mỗi thành ngữ dưới đây. Đặt câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2. Đặt câu với một thành ngữ ở bài tập 3.

  • Gương dũng cảm trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết. Trang trí cho bài làm của em.

  • Bông hồng thép trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Bông hồng thép. Bà Đinh Thị Vân làm nhiệm vụ gì. Bà Đinh Thị Vân đã lập được những chiến công gì. Em hiểu "bông hồng thép" trong bài đọc này có nghĩa là gì. Bộ phận nào dưới đây là vị ngữ của câu "Những tin tức do bà cung cấp đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước." Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân.

  • Trao đổi: Em đọc sách báo trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài báo,…) về lòng dũng cảm. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài báo,..) em giới thiệu. Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao. Qua câu chuyện (bài thơ, bài báo) đó em hiểu thế nào là dũng cảm.

  • Luyện tập tả con vật trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Đọc và trả lời câu hỏi. Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào. Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy. Ghi lại kết quả quan sát một con vật em yêu thích.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close