Những chú bé giàu trí tưởng tượng trang 44 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

Những chú bé giàu trí tưởng tượng. Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có gì thú vị. Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go. Việc I-go làm có gì khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa? Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có gì đáng yêu?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung bài đọc

Bằng những câu chuyện tưởng tượng, tán dóc mà vừa có thể mua vui, gây tiếng cười cho nhau; vừa có thể giúp xoa dịu, an ủi những người xung quanh nhờ câu chuyện vui của mình; Mi-sa và Xa-sa đã biến trí tưởng tượng của mình trở nên thiết thực, hữu ích hơn bao giờ hết.

Phần I

Bài đọc:

Những chú bé giàu trí tưởng tượng

     Mi-sa và Xa-sa ngồi chơi ngoài sân chung cư. Hai cậu thi tán dóc. Mi-sa bảo: 

- Có lần, tớ giẫm phải một chiếc xe buýt. Vừa nghe đánh “roạt” một cái, xe đã bẹp rúm.

- Xạo quá, làm sao cậu giẫm bẹp được chiếc xe buýt?

- Thì nó là đồ chơi, nhỏ xíu ấy mà.

     Đến lượt Xa-sa:

- Một đêm, tớ bay lên Mặt Trăng.

Mi-sa cười phá lên:

- Thế cậu trông thấy gì nào? 

- Tớ bay ban đêm nên không thấy gì. Bay mãi… bay mãi…. rồi rơi huỵch xuống đất. Thế là tỉnh dậy. 

- Sao cậu không nói ngay từ đầu là cậu ngủ mê?
Nghe hai bạn tán dóc, I-go xen vào:

- Các cậu khoác lác quá thể!

- Nhưng chúng tớ có lừa dối ai đâu! Chỉ tưởng tượng thôi, như kể chuyện cổ tích ấy mà. 

     I-go xì một cái, tỏ vẻ coi thường. Chúng cãi nhau. Rồi Mi-sa và Xa-sa bỏ về. Qua quầy kem, hai cậu bé lục hết các túi, vừa đủ tiền mua chung một gói kem.

     Mi-sa bảo:

- Chúng mình về nhà lấy dao cắt cho đều.

     Đến cầu thang, hai cậu bé gặp I-ra. Mắt cô bé đỏ hoe. Mi-sa hỏi: 

- Vì sao em khóc?

- Em bị mẹ mắng. Anh I-go ăn vụng mứt, lại bảo là em ăn. 

     Xa-sa bảo: 

- Thôi! Đừng khóc nữa! Về nhà đi, anh sẽ cho em phần kem của anh.

- Thế các anh không thích kem à?

- Hôm nay, bọn anh ăn phải đến mười que kem rồi ấy chứ. 

     I-ra đề nghị:

- Tốt nhất là chia kem ra làm ba phần 

     Về đến nhà Mi-sa, ba anh em chia kem làm ba phần. Mi-sa gật gù: 

- Có lần, tớ ăn hết nhẵn cả một thùng kem. 

     I-ra cười to:

- Úi dà, anh lại bịa chuyện rồi! Ai mà tin được! 

- Thì thùng kem nhỏ bằng cái cốc ấy mà!

Phần II

Đọc hiểu:

Câu 1:

Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có gì thú vị?  

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa đều là những câu chuyện tưởng tượng và không có thật. 

Câu 2

Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Vì I-go tỏ vẻ coi thường và cãi nhau nên Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go. 

Câu 3

Việc I-go làm có gì khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Việc I-go làm là nói dối chứ không phải tưởng tượng, khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa. 

Câu 4

Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có gì đáng yêu? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa mặc dù thích kể những câu chuyện không có thật nhưng lại không nói dối và những câu chuyện đó đều mang tới niềm vui cho mọi người. 

  • Luyện tập về nhân hóa trang 46 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi. Sự vật nào được nhân hóa trong bài thơ. Sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào. Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau. Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa.

  • Cây tre Việt Nam trang 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Vẻ đẹp bình dị của cây tre Việt Nam được thể hiện ở câu nào dưới đây? Tìm ý đúng. Những hình ảnh nào nói lên sự gắn bó thân thiết của cây tre với người dân Việt Nam. Những hình ảnh nào miêu tả cây tre gợi người đọc nghĩ đến những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam. Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã sử dụng cách nào để nhân hóa cây tre. Viết một đoạn văn ngắn (4 — 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hoá.

  • Trao đổi: Như măng mọc thẳng trang 43 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Chọn 1 trong hai đề sau: Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3. Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống.

  • Những hạt thóc giống trang 41 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Những hạt thóc giống. Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào. Vì sao đến vụ thu hoạch, cậu bé Chôm không nộp được thóc cho nhà vua. Vì sao mọi người đều sững sờ khi nghe Chôm nói. Nhà vua xử sự thế nào khi nghe Chôm nói. Em có tán thành ý kiến " Trung thực là đức tính quý nhất của con người" không? Vì sao.

  • Luyện tập tả cây cối trang 41 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Đọc lại và tóm tắt bài văn Cây si theo bảng sau. Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa ( hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close