Những thư viện đặc biệt trang 50 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

Em hiểu kho báu là gì. Kể tên một vài câu chuyện về kho báu mà em đã được học hoặc được nghe. Theo em, vì sao sách cũng là kho báu? Kho báu ấy quý giá như thế nào. Những thư viện đặc biệt. Những thư viện cổ nói lên điều gì về nền văn minh của loài người. Người ta có thể đọc và xem những gì ở Thư viện Quốc hội Mỹ. Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam nói lên điều gì. Qua bài đọc, em thấy các tài liệu và hoạt động thư viện hiện nay đã phát triển như thế nào so v

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Chia sẻ:

Câu 1:

Em hiểu kho báu là gì?

a, Là nơi chứa rất nhiều của cải.

b, Là nơi rất bí mật.

c, Là nơi rất khó tìm.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án a) Là nơi chứa nhiều của cải 

Câu 2

Kể tên một vài câu chuyện về kho báu mà em đã được học hoặc được nghe.

Phương pháp giải:

HS trả lời theo hiểu biết 

Lời giải chi tiết:

Vừng ơi mở cửa ra, Alibaba và 40 tên cướp 

Câu 3

Theo em, vì sao sách cũng là kho báu? Kho báu ấy quý giá như thế nào?

a, Của cải ở kho báu ấy là gì?

b, Vì sao có thể nói của cải ở kho báu ấy là vô tận?

c, Của cải thu được từ kho báu ấy giúp con người những gì?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải chi tiết:

a, Của cải ở kho báu ấy là tri thức.

b, Của cải ở kho báu ấy là vô tận vì tri thức không bao giờ là hạn hẹp.

c, Của cải thu được từ kho báu ấy giúp con người có tri thức, hiểu biết về đời sống xung quanh mình.

Nội dung bài đọc

Thư viện đã có từ rất xa xưa, việc lưu giữ những cuốn sách quý, tri thức của nhân loại đã có từ hơn 5 000 năm trước. Thư viện luôn ẩn chứa những điều đặc biệt, riêng có và phục vụ, có vai trò không hề nhỏ trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Phần II

Bài đọc:

Những thư viện đặc biệt

   1. Những thư viện cổ 

     Từ hơn 5000 năm trước, những mảnh xương khắc chữ đã được lưu giữ ở tu viện thành Ba-bi-lon. Kho tài liệu ấy đã đánh dấu sự ra đời của thư viện. Một trong những thư viện nổi tiếng nhất thời cổ đại là Thư viện A-lếch-xan-đri-a ở Ai Cập, xây dựng cách đây hơn 2000 năm. Năm 2002, thư viện được xây lại trên nền cũ. Bên ngoài, nó giống như một chiếc đồng hồ Mặt Trời, hướng ra biển.
  2. Thư viện lớn nhất 

     Đó là thư viện Quốc hội Mỹ. Thư viện có hơn 18 triệu cuốn sách được viết bằng 125 thứ tiếng, hơn 54 triệu bản thảo viết tay và hàng triệu bản đồ, bản nhạc, bản vẽ, phim,….

   Thư viện thiếu nhi 

     Trong thư viện Quốc gia Việt Nam có một thư viện nhỏ dành cho thiếu nhi. Đây là nơi trẻ em có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm các loại nhạc cụ, sử dụng máy tính để học ngoại ngữ và làm toán,… 

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1:

Những thư viện cổ nói lên điều gì về nền văn minh của loài người? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Những thư viện cổ nói lên nền văn minh của loài người đã xuất hiện từ rất lâu. 

Câu 2

Người ta có thể đọc và xem những gì ở Thư viện Quốc hội Mỹ? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Người ta có thể đọc và xem bản thảo viết tay, bản đồ, bản nhạc, bản vẽ, phim ở Thư viện Quốc hội Mỹ.

Câu 3

Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam nói lên điều gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam nói lên sự quan tâm và chú trọng đến sự phát triển của thiếu nhi. Ở đây thiếu nhi có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm nhạc cụ.... 

Câu 4

Qua bài đọc, em thấy các tài liệu và hoạt động thư viện hiện nay đã phát triển như thế nào so với thư viện đầu tiên? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Qua bài đọc, em thấy các tài liệu và hoạt động thư viện hiện nay đã phát triển hiện đại và tiện nghi hơn rất nhiều so với thư viện đầu tiên. 

Câu 5

Em mong muốn điều gì ở thư viện trường em? 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.  

Lời giải chi tiết:

Em mong muốn thư viện trường em sẽ hiện đại hơn và có đa dạng các loại sách. 

  • Luyện tập tả cây cối trang 52 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.

  • Những trang sách tuổi thơ trang 54 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Những trang sách tuổi thơ. Bài đọc trên là lời kể của ai. Tóm tắt nội dung của mỗi đoạn văn. Bạn nhỏ trong bài đọc cố gắng học chữ để làm gì, kết quả như thế nào. Chia sẻ với bạn: Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc trên. Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc trên.

  • Dấu ngoặc kép trang 55 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc "Những trang sách tuổi thơ". Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng để làm gì. Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh. Viết một đoạn văn ( khoảng 4-5 câu) nói về một câu chuyện hoặc một bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này.

  • Luyện tập tả cây cối trang 56 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Xếp các đoạn mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp. Viết mở bài cho bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý.

  • Người thu gió trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Người thu gió. Hoàn cảnh gia đình và làng quê của Uy-li-am khó khăn như thế nào. Uy-li-am đã đọc và ứng dụng được điều gì trong sách. Sáng chế của Uy-li-am đã thay đổi cuộc sống của gia đình và quê hương như thế nào. Vì sao, Uy-li-am được xếp vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Vì sao nhiều trường đại học của Mỹ khuyến khích sinh viên đọc cuốn sách viết về Uy-li-a.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close