Bài 162 : Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 97 VBT toán 4 bài 162 : Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo) với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 1 Tính theo hai cách : a) \(\displaystyle \left( {{6 \over {11}} + {5 \over {11}}} \right) \times {3 \over 7} \) b) \(\displaystyle {3 \over 5} \times {7 \over 9} - {3 \over 5} \times {2 \over 9} \) Phương pháp giải: Áp dụng các công thức: \((a+b)\times c= a \times c + b \times c ;\) \((a-b)\times c= a \times c - b \times c ;\) \((a+b): c= a : c +b : c ;\) \((a-b): c= a: c - b: c ;\) Lời giải chi tiết: a) \(\displaystyle \left( {{6 \over {11}} + {5 \over {11}}} \right) \times {3 \over 7}\) Cách 1: \(\displaystyle \left( {{6 \over {11}} + {5 \over {11}}} \right) \times {3 \over 7} = {{11} \over {11}} \times {3 \over 7}\)\(\displaystyle =1 \times {3 \over 7} = {3 \over 7} \) Cách 2: \(\displaystyle \left( {{6 \over {11}} + {5 \over {11}}} \right) \times {3 \over 7}\)\(\displaystyle = {6 \over {11}} \times {3 \over 7} + {5 \over {11}} \times {3 \over 7}={{18} \over {77}} + {{15} \over {77}} \)\(\displaystyle= {{33} \over {77}} = {3 \over 7}\) b) \(\displaystyle {3 \over 5} \times {7 \over 9} - {3 \over 5} \times {2 \over 9}\) Cách 1: \(\displaystyle {3 \over 5} \times {7 \over 9} - {3 \over 5} \times {2 \over 9}\)\(\displaystyle = {{21} \over {45}} - {6 \over {45}} = {{15} \over {45}} = {1 \over 3}\) Cách 2: \(\displaystyle {3 \over 5} \times {7 \over 9} - {3 \over 5} \times {2 \over 9}\)\(\displaystyle = {3 \over 5} \times \left( {{7 \over 9} - {2 \over 9}} \right) = {3 \over 5} \times{5 \over 9}\)\(\displaystyle = {{15} \over {45}} = {1 \over 3}\) Bài 2 Tính : a) \(\displaystyle {{2 \times 3 \times 4} \over {3 \times 4 \times 5}} \) b) \(\displaystyle {2 \over 3} \times {3 \over 4} \times {4 \over 5}:{1 \over 5} \) Phương pháp giải: Lần lượt chia nhẩm tích ở tử số và tích ở mẫu số cho các thừa số chung. Lời giải chi tiết: a) \(\displaystyle {{2 \times 3 \times 4} \over {3 \times 4 \times 5}}= \dfrac{2 \times \not{3} \times \not{4}}{\not{3} \times \not{4} \times 5} \)\(= \dfrac{2}{5}\) b) \(\displaystyle {2 \over 3} \times {3 \over 4} \times {4 \over 5}:{1 \over 5} = {2 \over 3} \times {3 \over 4} \times {4 \over 5}\times{5 \over 1}\)\(\displaystyle = {{2 \times 3 \times 4 \times 5} \over {3 \times 4 \times 5\times 1}}= \dfrac{2 \times \not{3} \times \not{4} \times \not{5}}{\not{3} \times \not{4} \times \not{5}\times 1} \)\(=2\) Bài 3 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Số thích hợp để viết vào ô trống của \(\displaystyle {4 \over 5}:{{....} \over 5} = {1 \over 5}\) là A. 1 B. 4 C. 5 D . 20 Phương pháp giải: Gọi số cần tìm là \(x\). Phân số \(\dfrac{x}{5}\) ở vị trí số chia. Ta tìm phân số \(\dfrac{x}{5}\) bằng cách lấy số bị chia chia cho thương. Từ đó sẽ tìm được \(x\). Lời giải chi tiết: Giả sử số cần điền vào ô trống là \( x\). Ta có: \( \dfrac{4}{5} : \dfrac{x}{5} =\dfrac{1}{5}\) \( \dfrac{x}{5} = \dfrac{4}{5} : \dfrac{1}{5}\) \( \dfrac{x}{5} = 4\) \( x = 4 \times 5 \) \( x = 20\) Chọn đáp án D. Bài 4 Một tấm vải dài \(25m\). Đã may quần áo hết \(\displaystyle {4 \over 5}\) tấm vải đó. Số vải đó còn lại người ta đem may túi, mỗi túi hết \(\displaystyle {5 \over 8}m\) vải. Hỏi may được tất cả mấy cái túi như vậy? Phương pháp giải: - Tìm số vải đã may quần áo ta lấy \(25m\) nhân với \(\dfrac{4}{5 }\). - Tìm số vải còn lại ta lấy độ dài tấm vải ban đầu trừ đi số vải đã may quần áo. - Tìm số túi may được ta lấy số vải còn lại chia cho số vải để may một cái túi. Lời giải chi tiết: Tóm tắt Tấm vải: 25 m Đã may: \(\displaystyle {4 \over 5}\) tấm vải Cồn lại may túi Mỗi túi: \(\displaystyle {5 \over 8}m\) vải Số túi: .... túi? Bài giải Ngươi ta may quần áo hết số mét vải là: \(25 \times \dfrac{4}{5}=20\;(m)\) Số mét vải còn lại là: \(25 - 20 = 5 \;(m) \) Số túi đã may được là: \(5: \dfrac{5}{8 }=8\) (cái túi) Đáp số: \(8\) cái túi. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|