Bài 111 : Luyện tập chung

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 32 VBT toán 4 bài 111 : Luyện tập chung với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Điền dấu \(\displaystyle(>,\,=,\,<)\) thích hợp vào chỗ chấm :

a) \(\displaystyle{6 \over {11}}...{8 \over {11}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\quad \quad\quad\quad{9 \over {15}}...{6 \over {10}}\)

b) \(\displaystyle{8 \over 5}...{8 \over 7}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\quad \quad\quad\quad{{21} \over {23}}...{{21} \over {27}}\)

c) \(\displaystyle{7 \over 9}...{9 \over 7}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\quad \quad\quad\quad{{95} \over {96}}...{{96} \over {95}}\)

Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc so sánh hai phân số có cùng tử số hoặc cùng mẫu số, so sánh hai phân số khác mẫu số, so sánh phân số với \(1\). 

Lời giải chi tiết:

a) \(\displaystyle{6 \over {11}}<{8 \over {11}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\quad \quad\quad\quad{9 \over {15}}={6 \over {10}}\)

b) \(\displaystyle{8 \over 5}>{8 \over 7}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\quad \quad\quad\quad{{21} \over {23}}>{{21} \over {27}}\)

c) \(\displaystyle{7 \over 9}<{9 \over 7}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\quad \quad\quad\quad{{95} \over {96}}<{{96} \over {95}}\)

Bài 2

a) Viết các phân số \(\displaystyle{8 \over {11}};{8 \over 5};{8 \over 7}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Viết các phân số \(\displaystyle{{12} \over {10}};{{15} \over {25}};{{16} \over {20}}\) theo thứ tự lớn đến bé.

Phương pháp giải:

So sánh các phân số đã cho rồi sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 

Lời giải chi tiết:

 a) So sánh các phân số ta có :  \(\displaystyle{8 \over {11}}<{8 \over 7}<{8 \over 5}\)

Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn: \(\displaystyle{8 \over {11}};{8 \over 7};{8 \over 5}.\)

b) Rút gọn các phân số trên ta được :

\(\dfrac{12}{10} = \dfrac{12:2}{10:2} = \dfrac{6}{5}\)   ;           \(\dfrac{15}{25} = \dfrac{15:5}{25:5} = \dfrac{3}{5}\)

\(\dfrac{16}{20} = \dfrac{16:4}{20:4} = \dfrac{4}{5}\)

Ba phân số trên sau khi rút gọn thì có cùng mẫu số. Trong các phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

Do đó \(\displaystyle{6 \over 5} > {4 \over 5} > {3 \over 5}\), hay  \(\displaystyle{{12} \over {10}} > {{16} \over {20}} > {{15} \over {25}}\)

Vậy các phân số viết theo thứ tự lớn đến bé là : \(\displaystyle{{12} \over {10}} ; {{16} \over {20}} ; {{15} \over {25}}.\)

Bài 3

Viết phân số có tử số, mẫu số là số lẻ lớn hơn 6 và bé hơn 10.

a) Phân số đó bé hơn \(1\).

b) Phân số đó bằng \(1\).

c) Phân số đó lớn hơn \(1\).

Phương pháp giải:

- Tìm tử số và mẫu số : Vì phân số có tử số, mẫu só là số lẻ lớn hơn \(6\) nhỏ hơn \(10\). Vậy tử số, mẫu số đó có thể là \(7\) hoặc \(9\).

- Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn \(1\).

- Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn \(1\). 

- Nếu tử số bằng mẫu số thì phân số bằng \(1\).

Lời giải chi tiết:

 Vì phân số có tử số, mẫu só là số lẻ lớn hơn \(6\) nhỏ hơn \(10\). Vậy tử số, mẫu số đó có thể là \(7\) hoặc \(9\).

a) Phân số đó bé hơn \(1\). Vậy phân số đó là \(\displaystyle{7 \over 9}.\)

b) Phân số đó bằng \(1\). Vậy phân số đó là \(\displaystyle{7 \over 7};{9 \over 9}.\)

c) Phân số đó lớn hơn \(1\). Vậy phân số đó là \(\displaystyle{9 \over 7}.\)

Bài 4

Tính:

a) \(\displaystyle{{5 \times 6 \times 7 \times 8} \over {6 \times 7 \times 8 \times 9}}\)

b) \(\displaystyle{{42 \times 32} \over {12 \times 14 \times 16}}\)

Phương pháp giải:

Phân tích tử số và mẫu số thành tích của các thừa số, sau đó lần lượt chia nhẩm tích ở tử số và tích ở mẫu số cho các thừa số chung.

Lời giải chi tiết:

 a) \(\displaystyle {{5 \times 6 \times 7\times 8} \over {6 \times 7 \times 8 \times 9}} = \dfrac{5 \times \not{6}\times \not{7}\times \not{8}} {\not{6}\times \not{7} \times \not{8} \times 9}\) \(=\dfrac{5}{9}\)

b) \(\displaystyle {{42 \times 32 } \over {12 \times 14 \times 16}} = \dfrac{\not{14}\times 3 \times\not{16}\times 2} {12\times \not{14} \times \not{16}}\) \(=\dfrac{6}{12} = \dfrac{1}{2}\)

Loigiaihay.com

  • Bài 112 : Luyện tập chung

    Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 33 VBT toán 4 bài 112 : Luyện tập chung với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 113 : Luyện tập chung

    Giải phần 1, 2 trang 34, 35 VBT toán 4 bài 113 : Luyện tập chung với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 114 : Phép cộng phân số

    Giải bài tập 1, 2, 3 trang 35 VBT toán 4 bài 114 : Phép cộng phân số với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 115 : Phép cộng phân số (tiếp theo)

    Giải bài tập 1, 2, 3 trang 35 VBT toán 4 bài 115 : Phép cộng phân số (tiếp theo) với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 116 : Luyện tập

    Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 37 VBT toán 4 bài 116 : Luyện tập với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close