Bài 124 : Luyện tập

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 45, 46 VBT toán 4 bài 124 : Luyện tập với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Tính rồi so sánh kết quả của \(\displaystyle {3 \over 8} \times {5 \over 7}\) và \(\displaystyle {5 \over 7} \times {3 \over 8}.\)

\(\displaystyle {3 \over 8} \times {5 \over 7} = \,....\)             \(\displaystyle {5 \over 7} \times {3 \over 8} = ....\)

Vậy \(\displaystyle {3 \over 8} \times {5 \over 7}\,....\,{5 \over 7} \times {3 \over 8}.\)

Phương pháp giải:

Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

Lời giải chi tiết:

\(\displaystyle {3 \over 8} \times {5 \over 7} = {{3 \times 5} \over {8 \times 7}} = {{15} \over {56}};\)

\(\displaystyle{5 \over 7} \times {3 \over 8} = {{5 \times 3} \over {7 \times 8}} = {{15} \over {56}}.\)

Mà : \(\displaystyle {{15} \over {56}} = {{15} \over {56}}.\)

Vậy \(\displaystyle {3 \over 8} \times {5 \over 7} = {5 \over 7} \times {3 \over 8}\) 

Bài 2

Tính bằng hai cách :

a) \(\displaystyle {3 \over 4} \times {1 \over 2} \times 2\)

b) \(\displaystyle \left( {{3 \over 4} + {1 \over 2}} \right) \times {5 \over 7}\)

c) \(\displaystyle {5 \over 7} \times {{13} \over {21}} + {2 \over 7} \times {{13} \over {21}}\) 

Phương pháp giải:

a) Cách 1 : Tính lần lượt từ trái sang phải.

    Cách 2 : Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân : \(a \times b \times c = a \times (b\times c)\)

b) Cách 1 : Tính biểu thức trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

    Cách 2 : Áp dụng công thức  \((a+b) \times c = a \times c + b \times c.\)

c) Cách 1 : Biểu thức có phép nhân và phép cộng thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

   Cách 2 : Áp dụng công thức : \( a \times c + b \times c = (a+b) \times c .\)

Lời giải chi tiết:

a)

Cách 1: \(\displaystyle {3 \over 4} \times {1 \over 2} \times 2 = {{3} \over {8}} \times 2 = {3 \over 4}\)

Cách 2: \(\displaystyle {3 \over 4} \times {1 \over 2} \times 2 = \dfrac{3}{4} \times  \left( \dfrac{1}{2} \times 2 \right)\) = \(\displaystyle {3 \over 4} \times 1 = {3 \over 4}\)

b)

Cách 1:

\(\displaystyle \left( {{3 \over 4} + {1 \over 2}} \right) \times {5 \over 7} = \left( {{{3} \over 4}} + \dfrac{2}{4}\right) \times {5 \over 7} \)

\(\displaystyle = {{5} \over 4} \times {5 \over 7} \)\(\displaystyle = {{5\times 5} \over {4 \times 7}}= {{25} \over {28}}\)

Cách 2:

\(\displaystyle \left( {{3 \over 4} + {1 \over 2}} \right) \times {5 \over 7} = {3 \over 4} \times {5 \over 7} + {1 \over 2} \times {5 \over 7}\)

\(\displaystyle = {{15} \over {28}} + {5 \over {14}}\)\(\displaystyle = {{15} \over {28}} + {{10} \over {28}} = {{25} \over {28}}\)

c)

Cách 1:

\(\displaystyle {5 \over 7} \times {{13} \over {21}} + {2 \over 7} \times {{13} \over {21}} \)\(\displaystyle = {{5 \times 13} \over {7 \times 21}} + {{2 \times 13} \over {7 \times 21}}\)

\(\displaystyle = {{65} \over {147}} + {{26} \over {147}} = {{91} \over {147}} = {{13} \over {21}}\)

Cách 2: 

\(\displaystyle {5 \over 7} \times {{13} \over {21}} + {2 \over 7} \times {{13} \over {21}} \)\(\displaystyle = \left( {{5 \over 7} + {2 \over 7}} \right) \times {{13} \over {21}} = 1 \times {{13} \over {21}} = {{13} \over {21}}\)

Bài 3

Tính \(\displaystyle {7 \over 5} + {4 \over 3} + {7 \over 5} + {4 \over 3}\) bằng 2 cách.

Cách 1: 

\(\displaystyle {7 \over 5} + {4 \over 3} + {7 \over 5} + {4 \over 3} = {7 \over 5} \times 2 + {4 \over 3} \times 2 \)\(= ... \)

Cách 2:

\(\displaystyle {7 \over 5} + {4 \over 3} + {7 \over 5} + {4 \over 3} = \left( {{7 \over 5} + {4 \over 3}} \right) \times 2 \)\(= ...\)

Phương pháp giải:

Tính tiếp các biểu thức đã cho theo quy tắc :

- Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước ; thực hiện phép cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

Cách 1: 

\(\displaystyle {7 \over 5} + {4 \over 3} + {7 \over 5} + {4 \over 3} = {7 \over 5} \times 2 + {4 \over 3} \times 2 \)

\(\displaystyle = {{14} \over 5} + {8 \over 3} ={42 \over 15}+ {{ 40} \over {15}} = {{82} \over {15}}\)

Cách 2:

\(\displaystyle {7 \over 5} + {4 \over 3} + {7 \over 5} + {4 \over 3} = \left( {{7 \over 5} + {4 \over 3}} \right) \times 2\)

\(\displaystyle = \left( {21\over 15} +{{{ 20} \over {15}}} \right) \times 2 = {{41} \over {15}} \times 2 = {{82} \over {15}}\)

Bài 4

Một tấm kính hình chữ nhật có chiều rộng \(\displaystyle{3 \over 5}m\), chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích tấm kính đó. 

Phương pháp giải:

- Tính chiều dài tấm kính ta lấy chiều rộng tấm kính nhân với \(2.\)

- Tính diện tích tấm kính ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Chiều rộng: \(\displaystyle{3 \over 5}m\)

Chiều dài: Gấp đôi chiều rộng

Diện tích hình chữ nhật: ....?

Bài giải

Chiều dài tấm kính hình chữ nhật là :

\(\displaystyle {3 \over 5} \times 2 = {6 \over 5}\,\,\left( m \right)\)

Diện tích tấm kính hình chữ nhật là : 

\(\displaystyle {3 \over 5} \times {6 \over 5} = {{18} \over {25}}\,\left( {{m^2}} \right)\)

                     Đáp số: \(\displaystyle {{18} \over {25}}\,{m^2}.\)

Loigiaihay.com

  • Bài 125 : Tìm phân số của một số

    Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 46 VBT toán 4 bài 125 : Tìm phân số của một số với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 126 : Phép chia phân số

    Giải bài tập 1, 2, 3 trang 47 VBT toán 4 bài 126 : Phép chia phân số với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 127 : Luyện tập

    Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 48 VBT toán 4 bài 127 : Luyện tập với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 128 : Luyện tập

    Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 49, 50 VBT toán 4 bài 128 : Luyện tập với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 129 : Luyện tập chung

    Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 50, 51 VBT toán 4 bài 129 : Luyện tập chung với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close