Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là

  • A

    a > b

  • B

    a < b.              

  • C

    b < a < 2b.         

  • D

    a = b.

Câu 2 :

Cho 5,6 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,18 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là:

  • A

    18 gam

  • B

    11 gam

  • C

    16 gam

  • D

    14 gam

Câu 3 :

Cho 7,84 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được tổng khối lượng sản phẩm rắn là:

  • A

    40,7 gam

  • B

    38,24 gam

  • C

    26 gam

  • D

    34,5 gam

Câu 4 :

Hấp thụ hết V (lít) khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,6 gam chất rắn khan. Giá trị của V là

  • A

    2,24 lít

  • B

    3,36 lít

  • C

    4,48 lít

  • D

    6,72 lít

Câu 5 :

Thể tích CO2 (đktc) lớn nhất cần cho vào 2,0 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M để thu được 15,76 gam kết tủa là

  • A

    7,616 lít

  • B

    6,272 lít          

  • C

    5,824 lít          

  • D

    7,168 lít

Câu 6 :

Cho 11,2 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Xác định giá trị của a để sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa:

  • A

    0,30    

  • B

    0,15    

  • C

    0,20    

  • D

    0,10

Câu 7 :

Sục khí CO2 vào 100 ml dung dịch X chứa đồng thời Ba(OH)2 0,5M và NaOH 0,8M. Xác định thể tích khí CO2 (đktc) để khi hấp thụ vào dung dịch X thu được kết tủa cực đại:

  • A

    1,12 lít < V < 4,032 lít           

  • B

    1,12 lít < V < 2,016 lít

  • C

    1,68 lít < V < 3,360 lít           

  • D

    1,12 lít < V < 2,912 lít

Câu 8 :

Cho V(lít) khí CO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch BaCl2 0,5M và NaOH 1,5M. Tính V để kết tủa thu được là cực đại:

  • A

    2,24 lít < V < 4,48 lít

  • B

    3,36     lít < V < 4,48 lít

  • C

    2,24 lít < V < 6,72 lít 

  • D

    2,24     lít < V < 5,60 lít

Câu 9 :

Sục từ từ khí CO2 vào 100,0 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M, Ba(OH)2 0,5M và BaCl2 0,7M. Thể tích khí CO2 cần sục vào (đktc) để kết tủa thu được là lớn nhất là

  • A

    2,8 lít

  • B

    2,24 lít

  • C

    3,136 lít          

  • D

    2,688 lít

Câu 10 :

Khi cho 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:

  • A

    19,7 gam        

  • B

    9,85 gam        

  • C

    3,94     gam

  • D

    17,73 gam

Câu 11 :

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 25 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm tối thiểu 200 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thì được lượng kết tủa lớn nhất. Tính V

  • A

    10,08

  • B

    14,56

  • C

    7,84    

  • D

    12,32

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là

  • A

    a > b

  • B

    a < b.              

  • C

    b < a < 2b.         

  • D

    a = b.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

phản ứng thu được 2 muối => nCO2 < nOH- < 2.nCO2 

Lời giải chi tiết :

Sau phản ứng thu được 2 muối => nCO2 < nOH- < 2.nCO2  => a < 2b < 2a => b < a < 2b

Câu 2 :

Cho 5,6 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,18 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là:

  • A

    18 gam

  • B

    11 gam

  • C

    16 gam

  • D

    14 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Xét tỉ lệ: nOH- / nCO2

+) Sử dụng công thức tính nhanh: \({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,25 mol;  nOH- = 0,36 mol

Xét tỉ lệ: nOH- / nCO2 = 0,36 / 0,25 = 1,44 => sau phản ứng thu được 2 muối

Sử dụng công thức tính nhanh: \({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}}\)= 0,36 – 0,25 = 0,11 mol

=> nCaCO3 = nCO3 = 0,11 mol => m = 11 gam

Câu 3 :

Cho 7,84 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được tổng khối lượng sản phẩm rắn là:

  • A

    40,7 gam

  • B

    38,24 gam

  • C

    26 gam

  • D

    34,5 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

phản ứng thu được 2 muối => nCO2 < nOH- < 2.nCO2 

Lời giải chi tiết :

nKOH = 0,5 mol;  nCO2 = 0,35 mol

Xét: nOH- / nCO2 = 0,5/0,35 = 10/7

=> Tạo 2 muối K2CO3 và KHCO3

Tuy nhiên khi cô cạn dung dịch thì muối KHCO3 bị nhiệt phân  thành K2CO3

Bảo toàn K => nK2CO3 = 0,25 mol => m = 34,5g

Câu 4 :

Hấp thụ hết V (lít) khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,6 gam chất rắn khan. Giá trị của V là

  • A

    2,24 lít

  • B

    3,36 lít

  • C

    4,48 lít

  • D

    6,72 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

TH1: Chất rắn chỉ gồm Na2CO3

+) Bảo toàn Na => nNa2CO3 = ½ nNaOH

TH2: Chất rắn gồm Na2CO3 (x mol) và NaOH (y mol)

+) Bảo toàn nguyên tố Na: nNaOH ban đầu = 2.nNa2CO3 + nNaOH dư

+) Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = nNa2CO3

TH3: Chất rắn gồm Na2CO3 (x mol) và NaHCO3 (y mol)

+) Bảo toàn nguyên tố Na: nNaOH ban đầu = 2.nNa2CO3 + nNaHCO3

+) mrắn khan = mNa2CO3 + mNaHCO3 

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,3 mol

TH1: Chất rắn chỉ gồm Na2CO3

Bảo toàn Na => nNa2CO3 = ½ nNaOH = 0,15 mol => m chất rắn = 15,9g > 14,6

TH2: Chất rắn gồm Na2CO3 (x mol) và NaOH (y mol)

=> mrắn khan = 106x + 40y = 14,6   (1)

Bảo toàn nguyên tố Na: nNaOH ban đầu = 2.nNa2CO3 + nNaOH dư => 2x + y = 0,3  (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,1 và y = 0,1

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = nNa2CO3 = 0,1 mol

TH3: Chất rắn gồm Na2CO3 (x mol) và NaHCO3 (y mol)

Bảo toàn nguyên tố Na: nNaOH ban đầu = 2.nNa2CO3 + nNaHCO3 => 2x + y = 0,3  (3)

mrắn khan = mNa2CO3 + mNaHCO3 => 106x + 84y = 14,6  (4)

Giả (3) và (4) ra nghiệm âm => loại trường hợp này

Câu 5 :

Thể tích CO2 (đktc) lớn nhất cần cho vào 2,0 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M để thu được 15,76 gam kết tủa là

  • A

    7,616 lít

  • B

    6,272 lít          

  • C

    5,824 lít          

  • D

    7,168 lít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Thể tích khí CO2 cần dùng lớn nhất để thu được 15,76 gam kết tủa là khi tạo kết tủa tối đa sau đó hòa tan 1 phần

=> phản ứng thu được 2 muối BaCO3 và Ba(HCO3)2

+) Sử dụng công thức tính nhanh: nCO2 = nOH- - nBaCO3

Lời giải chi tiết :

nOH- = 0,4 mol; nBaCO3 = 0,08 mol

Thể tích khí CO2 cần dùng lớn nhất để thu được 15,76 gam kết tủa là khi tạo kết tủa tối đa sau đó hòa tan 1 phần

=> phản ứng thu được 2 muối BaCO3 và Ba(HCO3)2

Sử dụng công thức tính nhanh: nCO2 = nOH- - nBaCO3 = 0,4 – 0,08 = 0,32 mol

=> V = 7,168 lít

Câu 6 :

Cho 11,2 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Xác định giá trị của a để sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa:

  • A

    0,30    

  • B

    0,15    

  • C

    0,20    

  • D

    0,10

Đáp án : C

Phương pháp giải :

TH1: thu được 1 muối CO32- => nCa2+ = nCaCO3

Kiểm tra lại: nOH- = 2.nCa(OH)2 + nNaOH

Mà thu được muối CO32- thì nOH- \( \ge \) 2.nCO2 => 0,4\( \ge \) 2.0,5 (vô lí) => loại trường hợp này

TH2: thu được 2 muối HCO3- và CO32-

+) Sử dụng công thức tính nhanh: \({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,5 mol;  nCaCO3 = 0,1 mol

TH1: thu được 1 muối CO32-

=> nCa2+ = nCaCO3 = 0,1 mol => a = 0,1

Kiểm tra lại:

nOH- = 2.nCa(OH)2 + nNaOH = 2.0,1 + 0,2 = 0,4 mol

Mà thu được muối CO32- thì nOH- \( \ge \) 2.nCO2 => 0,4\( \ge \) 2.0,5 (vô lí) => loại trường hợp này

TH2: thu được 2 muối HCO3- và CO32-

Sử dụng công thức tính nhanh: \({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}}\)=> 2a + 0,2 – 0,5 = 0,1 => a = 0,2 mol

Câu 7 :

Sục khí CO2 vào 100 ml dung dịch X chứa đồng thời Ba(OH)2 0,5M và NaOH 0,8M. Xác định thể tích khí CO2 (đktc) để khi hấp thụ vào dung dịch X thu được kết tủa cực đại:

  • A

    1,12 lít < V < 4,032 lít           

  • B

    1,12 lít < V < 2,016 lít

  • C

    1,68 lít < V < 3,360 lít           

  • D

    1,12 lít < V < 2,912 lít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét tỉ lệ: nBa2+ = 0,05 mol < ½.nOH-  => Kết tủa cực đại khi Ba2+ tạo hết thành kết tủa BaCO3

TH1: Thu được 1 muối CO32- => nCO2 = nCO32- = nBa2+

TH2: Thu được 2 muối HCO3- và CO32-=> nCO2 = nOH- - nCO32- = nOH- - nBa2+

Lời giải chi tiết :

nOH- = 0,18 mol;  nBa2+ = 0,05 mol

Xét tỉ lệ: nBa2+ = 0,05 mol < ½.nOH-  => Kết tủa cực đại khi Ba2+ tạo hết thành kết tủa BaCO3

TH1: Thu được 1 muối CO32- => nCO2 = nCO32- = nBa2+ = 0,05 mol => V = 1,12 lít

TH2: Thu được 2 muối HCO3- và CO32-

=> nCO2 = nOH- - nCO32- = nOH- - nBa2+ = 0,18 – 0,05 = 0,13 mol => V = 2,912 lít

Câu 8 :

Cho V(lít) khí CO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch BaCl2 0,5M và NaOH 1,5M. Tính V để kết tủa thu được là cực đại:

  • A

    2,24 lít < V < 4,48 lít

  • B

    3,36     lít < V < 4,48 lít

  • C

    2,24 lít < V < 6,72 lít 

  • D

    2,24     lít < V < 5,60 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xét tỉ lệ: nBa2+ < ½.nOH-  => Kết tủa cực đại khi Ba2+ tạo hết thành kết tủa BaCO3

TH1: Thu được 1 muối CO32- => nCO2 = nCO32- = nBa2+

TH2: Thu được 2 muối CO32- và HCO3- => nCO2 = nOH- - nkết tủa = nOH- - nBa2+

Lời giải chi tiết :

nBa2+ = 0,1 mol; nOH- = 0,3 mol

Xét tỉ lệ: nBa2+ = 0,1 mol < ½.nOH-  => Kết tủa cực đại khi Ba2+ tạo hết thành kết tủa BaCO3

TH1: Thu được 1 muối CO32- => nCO2 = nCO32- = nBa2+ = 0,1 mol => V = 2,24 lít

TH2: Thu được 2 muối CO32- và HCO3- => nCO2 = nOH- - nkết tủa = nOH- - nBa2+ = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol

=> V = 4,48 lít

Câu 9 :

Sục từ từ khí CO2 vào 100,0 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M, Ba(OH)2 0,5M và BaCl2 0,7M. Thể tích khí CO2 cần sục vào (đktc) để kết tủa thu được là lớn nhất là

  • A

    2,8 lít

  • B

    2,24 lít

  • C

    3,136 lít          

  • D

    2,688 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nBa2+ > ½.nOH- => kết tủa cực đại khi OH- tạo hết thành CO32-

+) nCO2 = nCO32- = nBa2+

Lời giải chi tiết :

nOH- = 0,2 mol

nBa2+ = 0,12 mol > ½.nOH- => kết tủa cực đại khi OH- tạo hết thành CO32-

=> nBaCO3 max = 0,1 mol

=> nCO2 = nCO32- = nBa2+ = 0,1 mol => V = 2,24 lít

Câu 10 :

Khi cho 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:

  • A

    19,7 gam        

  • B

    9,85 gam        

  • C

    3,94     gam

  • D

    17,73 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nCO32- = nOH- - nCO2

+) Vì nBa2+ = 0,1 mol > nCO3 => nBaCO3 = nCO32-

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,15 mol;  nOH- = 0,24 mol;  nBa2+ = 0,1 mol

nCO32- = nOH- - nCO2 = 0,09 mol

Vì nBa2+ = 0,1 mol > nCO3 => nBaCO3 = nCO32- = 0,09 mol

=> m = 17,73 gam

Câu 11 :

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 25 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm tối thiểu 200 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thì được lượng kết tủa lớn nhất. Tính V

  • A

    10,08

  • B

    14,56

  • C

    7,84    

  • D

    12,32

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Chú ý lượng NaOH tối thiểu => sinh ra muối NaHCO3, nếu lượng NaOH tối đa sinh ra muối Na2CO3

+) Bảo toàn C => nCO2 = 2nCa(HCO3)2 + nCaCO3 

Lời giải chi tiết :

Chú ý lượng NaOH tối thiểu => sinh ra muối NaHCO3, nếu lượng NaOH tối đa sinh ra muối Na2CO3

Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3↓ + NaHCO3 + H2O

0,2             ←    0,2

nCaCO3 = 0,25mol

Bảo toàn C => nCO2 = 2nCa(HCO3)2 + nCaCO3 = 0,2 . 2 + 0,25 = 0,65mol

=> V = 14,56 lít

close