Trắc nghiệm Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazo - Hóa 11 MÔN HÓA Lớp 11 Sách cũ

Đề bài

Câu 1 :

Phát biểu không đúng là

  • A

    Môi trường kiềm có pH < 7.

  • B

    Môi trường kiềm có pH > 7.

  • C

    Môi trường trung tính có pH = 7.                      

  • D

    Môi trường axit có pH < 7.

Câu 2 :

Muối trung hoà là :

  • A

    Muối mà dung dịch có pH = 7.

  • B

    Muối không còn hiđro trong phân tử.

  • C

    Muối có anion gốc axit trong muối không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+

  • D

    Muối không còn hiđro có khả năng bị thay thế bởi kim loại.

Câu 3 :

Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?

  • A

    Giá trị pH tăng thì độ axit giảm

  • B

    Giá trị pH tăng thì độ axit tăng

  • C

    Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh

  • D

    Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá đỏ

Câu 4 :

Dung dịch của một axit ở 250C có

  • A

    [H+] = 1,0.10-7M.

  • B

    [H+] >1,0.10-7M.

  • C

    [H+] < 1,0.10-7M.

  • D

    [H+].[OH-] > 1,0.10-14.

Câu 5 :

Câu nào sai khi nói về pH và pOH của dung dịch ?

  • A

    pH = -lg[H+].

  • B

    [H+] = 10a thì pH = a.

  • C

    pOH = -lg[OH-].

  • D

    pH + pOH = 14.

Câu 6 :

Chất có môi trường trung tính là:

  • A

    HCl

  • B

    CaCl2        

  • C

    NaOH

  • D

    HNO3

Câu 7 :

Dung dịch muối nào sau đây có pH > 7 ?

  • A

    NaCl.

  • B

    Na2CO3.

  • C

    Ba(NO3)2.       

  • D

    NH4Cl.

Câu 8 :

Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

  • A

    NaOH

  • B

    Ba(OH)2

  • C

    NH3

  • D

    NaCl

Câu 9 :

Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là

  • A

    KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.                

  • B

    HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.

  • C

    H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.

  • D

    HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.

Câu 10 :

Cho ba dung dịch có cùng giá trị pH, các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự nồng độ mol tăng dần là:

  • A

    ${\text{N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{, NaOH, Ba(OH}}{{\text{)}}_{\text{2}}}$

  • B

    ${\text{N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{, Ba(OH}}{{\text{)}}_{\text{2}}}{\text{, NaOH}}$

  • C

    ${\text{NaOH, N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{, Ba(OH}}{{\text{)}}_{\text{2}}}{\text{ }}$

  • D

    ${\text{Ba(OH}}{{\text{)}}_{\text{2}}}{\text{, NaOH, N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}$

Câu 11 :

Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là

  • A

    a < b = 1.

  • B

    a > b = 1.

  • C

    a = b = 1.

  • D

    a = b > 1.

Câu 12 :

Một dung dịch có ${\text{[}}O{H^ - }{\text{]}} = 2,{5.10^{ - 10}}{\text{M}}$. Môi trường của dung dịch là:

  • A

    Kiềm

  • B

    Trung tính

  • C

    Axit

  • D

    Không xác định được

Câu 13 :

Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm

  • A

    Tăng pH của đất.

  • B

    Tăng khoáng chất cho đất.

  • C

    Giảm pH của đất.       

  • D

    Để môi trường đất ổn định.

Câu 14 :

Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi độ pH của dung dịch?

  • A
    Na2CO3
  • B
    Na2SO4
  • C
    HCl. 
  • D
    NH4Cl.
Câu 15 :

Chọn biểu thức sai.

  • A
    pH = -lg [H+]
  • B
    [H+] = 10a thì pH = a.
  • C
    pH + pOH = 14
  • D
    [H+].[OH-] = 10-14
Câu 16 :

Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị mắc bệnh viên loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây?

  • A
    Nước đường saccarozo.
  • B
    Nước đun sôi để nguội.
  • C
    Một ít giấm ăn.
  • D
    Dung dịch NaHCO3.
Câu 17 :

Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?

  • A
    [H+] = [NO3-
  • B
    pH < 1,0 
  • C
    [H+] > [NO3-
  • D
    pH > 1,0
Câu 18 :

Khi thêm một bazơ vào dung dịch của một axit, sự thay đổi nào dưới đây có thể xảy ra đối với pH của dung dịch?

  • A
    Giảm
  • B
    Tăng từ 7 lên 11.
  • C
    Giảm từ 7 xuống 3. 
  • D
    Tăng.
Câu 19 :

Chọn biểu thức đúng.

  • A
    [H+].[OH-] = 10-14.
  • B
    [H+].[OH-] = 10-2.
  • C
    [H+].[OH-] = 1.
  • D
    [H+].[OH-] = 0.
Câu 20 :

Cho các dung dịch sau: NaHSO4, AlCl3, K2SO4, K2S, Ba(NO3)2. Số dung dịch có pH < 7 là

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D
    4
Câu 21 :

Cẩm tú cầu là loài hoa được trồng nhiều nhất tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loại hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng:

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ

  • A
    có màu trắng sữa.
  • B
    có màu hồng.
  • C
    có đủ cả 3 màu lam, trắng, hồng.
  • D
    có màu lam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phát biểu không đúng là

  • A

    Môi trường kiềm có pH < 7.

  • B

    Môi trường kiềm có pH > 7.

  • C

    Môi trường trung tính có pH = 7.                      

  • D

    Môi trường axit có pH < 7.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phát biểu không đúng là: Môi trường kiềm có pH < 7.  Do môi trường kiềm có pH > 7                           

Câu 2 :

Muối trung hoà là :

  • A

    Muối mà dung dịch có pH = 7.

  • B

    Muối không còn hiđro trong phân tử.

  • C

    Muối có anion gốc axit trong muối không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+

  • D

    Muối không còn hiđro có khả năng bị thay thế bởi kim loại.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết của bài axit - bazơ - muối kết hợp với lí thuyết về pH

Lời giải chi tiết :

Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit trong muối không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ (hiđro có tính axit).

A sai vì Na2CO3 là muối trung hòa có pH > 7

B sai vì Na2HPO3 vẫn còn H trong phân tử nhưng là muối axit

D sai

Câu 3 :

Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?

  • A

    Giá trị pH tăng thì độ axit giảm

  • B

    Giá trị pH tăng thì độ axit tăng

  • C

    Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh

  • D

    Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá đỏ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A đúng vì pH tăng thì nồng độ OH- trong dung dịch tăng => độ axit giảm

C. pH < 7 là môi trường axit => quỳ hóa đỏ

D. pH > 7 là môi trường bazơ => quỳ hóa xanh

Câu 4 :

Dung dịch của một axit ở 250C có

  • A

    [H+] = 1,0.10-7M.

  • B

    [H+] >1,0.10-7M.

  • C

    [H+] < 1,0.10-7M.

  • D

    [H+].[OH-] > 1,0.10-14.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Môi trường trung tính: [H+].[OH-]  = 1,0.10-14

Môi trường axit [H+] > 1,0.10-7

Câu 5 :

Câu nào sai khi nói về pH và pOH của dung dịch ?

  • A

    pH = -lg[H+].

  • B

    [H+] = 10a thì pH = a.

  • C

    pOH = -lg[OH-].

  • D

    pH + pOH = 14.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công thức: pH = -log[H+]

B. SỬA [H+] = 10-a thì pH = a.

Câu 6 :

Chất có môi trường trung tính là:

  • A

    HCl

  • B

    CaCl2        

  • C

    NaOH

  • D

    HNO3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất của axit, bazơ và muối

Lời giải chi tiết :

A, D là axit => có môi trường axit.

C là bazơ => có môi trường bazơ

Câu 7 :

Dung dịch muối nào sau đây có pH > 7 ?

  • A

    NaCl.

  • B

    Na2CO3.

  • C

    Ba(NO3)2.       

  • D

    NH4Cl.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được lí thuyết về sự thủy phân của muối để xét mỗi muối có môi trường gì => pH

Lời giải chi tiết :

pH > 7 là muối có môi trường bazơ => chọn B

A,C là muối trung tính. D là muối có tính axit

Câu 8 :

Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

  • A

    NaOH

  • B

    Ba(OH)2

  • C

    NH3

  • D

    NaCl

Đáp án : B

Phương pháp giải :

pH = -log[H+]

Mà: [H+].[OH-] = 10-14  => log[H+] + log[OH-] = - 14 => - log[H+] = 14 + log[OH-]

=> pH = 14 + log[OH-]

=> Giá trị pH tỉ lệ thuận với nồng độ OH=> chất càng phân li ra nhiều OHthì chất đó có pH càng lớn

Lời giải chi tiết :

$Ba{(OH)_2}{\text{ }}\xrightarrow{{}}{\text{ B}}{{\text{a}}^{2 + }}{\text{ }} + {\text{ 2O}}{{\text{H}}^ - }$

Cùng nồng độ ban đầu thì Ba(OH)2 phân li cho [OH] lớn nhất. Nên pH lớn nhất

Câu 9 :

Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là

  • A

    KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.                

  • B

    HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.

  • C

    H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.

  • D

    HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

pH tỉ lệ nghịch với nồng độ ion H+ và tỉ lệ thuận với nồng độ ion OH- => pH tăng dần khi tính axit giảm và tính bazơ tăng.

Lời giải chi tiết :

pH tăng dần tức tính axit giảm dần và tính bazơ tăng dần 

+) Tính axit giảm dần khi nồng độ ion H+ trong dung dịch giảm dần => dd HF có tính axit yếu nhất và dd H2SO4 có tính axit mạnh nhất

+) Dung dịch có pH cao nhất là dung dịch có tính bazơ => Na2CO3

Câu 10 :

Cho ba dung dịch có cùng giá trị pH, các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự nồng độ mol tăng dần là:

  • A

    ${\text{N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{, NaOH, Ba(OH}}{{\text{)}}_{\text{2}}}$

  • B

    ${\text{N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{, Ba(OH}}{{\text{)}}_{\text{2}}}{\text{, NaOH}}$

  • C

    ${\text{NaOH, N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{, Ba(OH}}{{\text{)}}_{\text{2}}}{\text{ }}$

  • D

    ${\text{Ba(OH}}{{\text{)}}_{\text{2}}}{\text{, NaOH, N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Giá trị pH tăng thì nồng độ ion OH- tăng

Lời giải chi tiết :

pH bằng nhau => nồng độ mol ion OH- trong các dung dịch bằng nhau

Phương trình phân li:

Ba(OH)2 →  2OH-

NaOH → OH-

NH3 +H2O\( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)  NH4+  + OH-

Mà [OH-] bằng nhau => \({\rm{[Ba(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{]}} < {\rm{ [NaOH]}} < {\rm{[ N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{]}}\)

Câu 11 :

Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là

  • A

    a < b = 1.

  • B

    a > b = 1.

  • C

    a = b = 1.

  • D

    a = b > 1.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dễ thấy HCl là axit mạnh nên phân li hoàn toàn

CH3COOH là axit yếu nên phân li 1 phần

+) Sử dụng công thức: pH = -log[H+]

Lời giải chi tiết :

Dễ thấy HCl là axit mạnh nên phân li hoàn toàn => ${{\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}}_{HCl}} = 0,1 = > b = - \log ({\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]) = 1}}$

CH3COOH là axit yếu nên phân li 1 phần

=> ${{\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}}_{C{H_3}COOH}}{\text{ < }}0,1 = > a = - \log {\text{ }}({\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]) > 1}}$

Câu 12 :

Một dung dịch có ${\text{[}}O{H^ - }{\text{]}} = 2,{5.10^{ - 10}}{\text{M}}$. Môi trường của dung dịch là:

  • A

    Kiềm

  • B

    Trung tính

  • C

    Axit

  • D

    Không xác định được

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: pH = 14 + log[OH-]

Lời giải chi tiết :

$\left[ {{\text{O}}{{\text{H}}^ - }} \right] = 2,{5.10^{ - 10}}{\text{M = > pH = 14 + log[}}O{H^ - }{\text{] = 14 - 9,6 = 4,4}}$ <7

Vậy dung dịch có môi trường axit

Câu 13 :

Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm

  • A

    Tăng pH của đất.

  • B

    Tăng khoáng chất cho đất.

  • C

    Giảm pH của đất.       

  • D

    Để môi trường đất ổn định.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nhớ vôi có tính kiềm => tác dụng được với axit

Lời giải chi tiết :

Đất bị nhiễm phèn là đất chua chứa nhiều ion H+, do vậy người ta phải bón vôi để trung hòa bớt ion H+ giúp tăng pH của đất lên từ 7 - 9 => môi trường đất ổn định

Câu 14 :

Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi độ pH của dung dịch?

  • A
    Na2CO3
  • B
    Na2SO4
  • C
    HCl. 
  • D
    NH4Cl.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất trung tính khi cho vào nước không làm thay đổi pH của dung dịch

Lời giải chi tiết :

A. Na2CO3 được tạo bởi bazơ mạnh NaOH và axit yếu H2CO3 => môi trường bazơ => làm pH tăng

B. Na2SO4 được tạo bởi bazơ mạnh NaOH và axit mạnh H2SO4 => môi trường trung tính => không làm thay đổi pH

C. HCl có môi trường axit => làm pH giảm

D. NH4Cl được tạo bởi bazơ yếu NH3 và axit mạnh HCl => môi trường axit => làm pH giảm

Câu 15 :

Chọn biểu thức sai.

  • A
    pH = -lg [H+]
  • B
    [H+] = 10a thì pH = a.
  • C
    pH + pOH = 14
  • D
    [H+].[OH-] = 10-14

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các công thức cần nhớ:

+ pH = -log[H+]

+ pH + pOH = 14

+ [H+] = 10-a thì pH = a

+ [H+].[OH-] = 10-14

Lời giải chi tiết :

Ta có công thức [H+] = 10-a thì pH = a

→ ý B sai.

Câu 16 :

Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị mắc bệnh viên loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây?

  • A
    Nước đường saccarozo.
  • B
    Nước đun sôi để nguội.
  • C
    Một ít giấm ăn.
  • D
    Dung dịch NaHCO3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lý thuyết về hợp chất của cacbon.

Lời giải chi tiết :

Để chữa đau dạ dày, người bệnh thường uống trước bữa ăn dung dịch NaHCO3.

Câu 17 :

Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?

  • A
    [H+] = [NO3-
  • B
    pH < 1,0 
  • C
    [H+] > [NO3-
  • D
    pH > 1,0

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Axit mạnh khi tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion.

Lời giải chi tiết :

HNO3 khi tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion:

HNO3 → H+ + NO3-

0,1M     0,1M  0,1M

=> [H+] = [NO3-] = 0,1M

Câu 18 :

Khi thêm một bazơ vào dung dịch của một axit, sự thay đổi nào dưới đây có thể xảy ra đối với pH của dung dịch?

  • A
    Giảm
  • B
    Tăng từ 7 lên 11.
  • C
    Giảm từ 7 xuống 3. 
  • D
    Tăng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Axit có môi trường pH < 7, khi thêm bazơ vào làm tăng pH lên do bazơ trung hòa bớt H+

Câu 19 :

Chọn biểu thức đúng.

  • A
    [H+].[OH-] = 10-14.
  • B
    [H+].[OH-] = 10-2.
  • C
    [H+].[OH-] = 1.
  • D
    [H+].[OH-] = 0.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lý thuyết bài: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazo.

Lời giải chi tiết :

Biểu thức đúng là: [H+].[OH-] = 10-14.

Câu 20 :

Cho các dung dịch sau: NaHSO4, AlCl3, K2SO4, K2S, Ba(NO3)2. Số dung dịch có pH < 7 là

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định pH của dung dịch axit, bazo, muối: 

- Dung dịch axit có MT axit (pH < 7)

- Dung dịch bazo có MT kiềm (pH > 7)

- Dung dịch muối: 

+ Muối tạo bởi bazo mạnh và axit mạnh ⟹ MT trung tính (pH = 7)

+ Muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu ⟹ MT kiềm (pH > 7)

+ Muối tạo bởi bazo yếu và axit mạnh ⟹ MT axit (pH < 7)

Lời giải chi tiết :

+ NaHSO4 có khả năng phân li H+ ⟹ MT axit ⟹ pH < 7.

+ AlCl3 là muối của bazơ yếu Al(OH)3 và axit mạnh HCl ⟹ MT axit ⟹ pH < 7.

+ K2SO4 là muối của bazơ mạnh KOH và axit mạnh H2SO4 ⟹ MT trung tính ⟹ pH = 7.

+ K2S là muối của bazo mạnh KOH và axit yếu H2S ⟹ MT kiềm ⟹ pH > 7.

+ Ba(NO3)2 là muối của bazo mạnh Ba(OH)2 và axit mạnh HNO3 ⟹ MT trung tính ⟹ pH = 7.

Câu 21 :

Cẩm tú cầu là loài hoa được trồng nhiều nhất tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loại hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng:

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ

  • A
    có màu trắng sữa.
  • B
    có màu hồng.
  • C
    có đủ cả 3 màu lam, trắng, hồng.
  • D
    có màu lam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Xác định phản ứng xảy ra khi bón CaO vào đất

- Từ chất được tạo thành suy ra pH của đất

- Đối chiếu với bảng màu sắc của hoa theo pH của đất để xác đinh màu hoa

Lời giải chi tiết :

Bón thêm vôi CaO và tưới nước thì trong đất sẽ có phản ứng xảy ra:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Dung dịch Ca(OH)2 có môi trường kiềm → pH đất trồng > 7

→ Hoa cẩm tú cầu trồng trên đất này sẽ có màu hồng.

close