Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập cacbon - silic hay và khó (phần 2) - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Cho từ từ dung dịch X chứa 31,3 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 9,85 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm là:

  • A

    Li, Na        

  • B

    Na, K      

  • C

    K, Rb                                

  • D

    Li, K

Câu 2 :

Cho 4,2 gam muối cacbonat của kim loại hoá trị II. Hoà tan vào dung dịch HCl dư, thì có khí thoát ra. Toàn bộ lượng khí được hấp thụ vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,46M thu được 8,274 gam kết tủa. Kim loại là

  • A

    Ca hoặc Mg   

  • B

    Ca 

  • C

    Mg                                          

  • D

    Ba hoặc Ca

Câu 3 :

Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCOvà MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là:

  • A

    Li.

  • B

    Na.

  • C

    K.                                      

  • D

    Rb.

Câu 4 :

Hỗn hợp X gồm hai muối MgCOvà RCO3. Cho 15,18 gam X vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,448 lít khí CO2 (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z. Cô cạn Y thu được 1,6 gam muối khan. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn và 1,792 lít (đktc) khí CO2 duy nhất. Giá trị m và nguyên tố R là?

  • A

    11,14 và Ba

  • B

    11,14 và Ca.

  • C

    10,78 và Ca.                     

  • D

    10,78 và Ba.

Câu 5 :

Dung dịch A chứa a mol Ba(OH)2. Cho m gam NaOH vào A sau đó sục CO2 dư vào ta thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị

Giá trị của a và m là

  • A

    0,8 và 10 

  • B

    0,5 và 20 

  • C

    0,4 và 20                 

  • D

    0,4 và 30

Câu 6 :

Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X chứa m gam NaOH và a mol Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của m và a lần lượt là

  • A

    64 và 0,9.     

  • B

    32 và 0,9

  • C

    64 và 0,8.                                     

  • D

    64 và 1,2

Câu 7 :

Hấp thụ 1,5x mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa 1,25x mol NaOH và 0,5x mol Na2CO3 thu được dung dịch X chứa 31,23 gam chất rắn tan. Cho dung dịch hỗn hợp chứa 1,15x mol NaOH và 1,2x mol CaCl2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    25,2. 

  • B

    23,6. 

  • C

    21,6.                       

  • D

    20,2.

Câu 8 :

Hòa tan hết 26,98 gam hỗn hợp X gồm Na, K, KHCO3 và Na2CO3 vào nước thu được dung dịch muối Y và 1,12 lít H2 (đktc). Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau. Nhỏ rất từ từ 110 ml dung dịch HCl 1M vào phần một, khuấy đều thu được 0,672 lít CO2 (đktc). Nhỏ rất từ từ phần hai vào 50 ml dung dịch HCl 1M khuấy đều thu được 0,672 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 40,47 gam hỗn hợp X tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl rồi cô cạn thu được hỗn hợp muối A. Khối lượng muối NaCl có trong hỗn hợp A là

  • A

    11,7 gam. 

  • B

    17,55 gam. 

  • C

    14,04 gam.              

  • D

    15,21 gam.

Câu 9 :

Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 aM và Na2CO3 (0,5aM) thu được kết tủa X và 400 ml dung dịch Y chứa các muối. Cho từ từ dung dịch HCl 0,45M vào 200 ml dung dịch Y đến khi bắt đầu thấy khí thoát ra thì đã dùng 200 ml. Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch HCl 0,45M, thu được x mol khí CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là

  • A

    0,045. 

  • B

    0,093. 

  • C

    0,083.                     

  • D

    0,063

Câu 10 :

Hòa tan hết 25,88 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước dư thu được 0,15 mol H2 và dung dịch X. Sục từ từ đến hết 0,32 mol CO2 vào X thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thu được 5x mol CO2. Mặt khác, cho từ từ 400 ml HCl 0,3M vào phần hai thu được 4x mol CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là

  • A

    0,03 

  • B

    0,015 

  • C

    0,02                                    

  • D

    0,012

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho từ từ dung dịch X chứa 31,3 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 9,85 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm là:

  • A

    Li, Na        

  • B

    Na, K      

  • C

    K, Rb                                

  • D

    Li, K

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi công thức trung bình của hai muối là: M2CO3.

Sau khi phản ứng với dung dịch axit, thêm Ba(OH)2 dư vào Y thấy xuất hiện kết tủa là Hhết và dư CO32-

Các phản ứng xảy ra:

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

CO32- + Ba2+ → BaCO3

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức trung bình của hai muối là: M2CO3.

Sau khi phản ứng với dung dịch axit, thêm Ba(OH)2 dư vào Y thấy xuất hiện kết tủa à Hhết và dư CO32-

Các phản ứng xảy ra:

CO32- + 2H+  → CO2 + H2O

0,2                      0,4

CO32- + Ba2+ → BaCO3

0,05        0,05        0,05

→ $\sum {{n_{CO_3^{2 - }}} = 0,25} $ mol nên ${M_{_{{M_2}C{O_3}}}} = {\textstyle{{31,3} \over {0,25}}} = 125,2(g) \Rightarrow {M_M} = 32,6$

→ 2 kim loại kiềm là Na và K

Câu 2 :

Cho 4,2 gam muối cacbonat của kim loại hoá trị II. Hoà tan vào dung dịch HCl dư, thì có khí thoát ra. Toàn bộ lượng khí được hấp thụ vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,46M thu được 8,274 gam kết tủa. Kim loại là

  • A

    Ca hoặc Mg   

  • B

    Ca 

  • C

    Mg                                          

  • D

    Ba hoặc Ca

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vì chưa biết lương Ba(OH)2 dư hay thiếu => có  2 trường hợp

* TH1: Khi Ba(OH)2 dư, tính theo lượng kết tủa

Gọi công thức muối là MCO3

CO2  + Ba(OH)2 →BaCO3  + H2O

nCO2 = nkết tủa

MCO3  +2 HCl → MCl2 + CO2 + H2O

Mmuối = M+ 60  => M

* TH2: Khi Ba(OH)2 thiếu , Ba(OH)2 hết, 1 phẩn kết tủa bị hòa tan

CO2  + Ba(OH)2  → BaCO3  + H2O

BaCO3  + CO2 + H2O  → Ba(HCO3)2

=> nCO2

MCO3 + 2HCl →  MCl2 + CO2 + H2O

Mmuối = M + 60  => M

Lời giải chi tiết :

Vì chưa biết lương Ba(OH)2 dư hay thiếu   => có  2 trường hợp

* TH1: khi Ba(OH)2 dư, tính theo lượng kết tủa

Gọi công thức muối là MCO3

CO2  + Ba(OH)2  → BaCO3  + H2O

0,042                                 0,042

MCO3  +2 HCl →  MCl2 + CO2 + H2O

0,042                                            0,042

Mmuối = M+ 60 = 4,2/0,042=100 => M = 40 (Ca)

* TH2: khi Ba(OH)2 thiếu , Ba(OH)2 hết, 1 phẩn kết tủa bị hòa tan

CO2  + Ba(OH)2  → BaCO3  + H2O

0,046                0,046

nkết tủa bị hòa tan = 0,046- 0,042=0,004

BaCO3  + CO2 + H2O  → Ba(HCO3)2

0,004            0,004

=> nCO2 = 0,004+ 0,0046=0,05

MCO3  +2 HCl →  MCl2 + CO2 + H2O

0,05                                              0,05

Mmuối = M+ 60 = 4,2/0,05 = 84 => M = 24 (Mg)

Câu 3 :

Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCOvà MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là:

  • A

    Li.

  • B

    Na.

  • C

    K.                                      

  • D

    Rb.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nAgCl  =  nCl (Y) 

Đặt số mol các chất trong X lần lượt là: a, b, c mol.

⇒ nCl(Y)  =  nMCl  =  nM  => PT (1)

+) Từ nCO2 => PT (2)

Ta có:

${{m}_{X}}={{m}_{{{M}_{2}}C{{O}_{3}}}}+{{m}_{MHC{{O}_{3}}}}+{{m}_{MCl}}=a(2M+60)+b(M+61)+c(M+35,5)$

Kết hợp (1) và (2), biện luận tìm m

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ:

X → MCl → AgCl

=> nAgCl  =  nCl (Y) = 0,7 mol

Đặt số mol các chất trong X lần lượt là: a, b, c mol.

⇒ nCl(Y)  =  nMCl  =  nM  = 2a + b + c = 0,7 mol

Và nCO2 = a + b = 0,4 mol

Ta có:

${{m}_{X}}={{m}_{{{M}_{2}}C{{O}_{3}}}}+{{m}_{MHC{{O}_{3}}}}+{{m}_{MCl}}=a(2M+60)+b(M+61)+c(M+35,5)$

=> (2a + b + c)M + 60(a + b) + b + 35,5c = 32,65 g

=> 0,7M = 8,65 - b - 35,5c < 8,65

=> M < 12,36

=> M là Li (M = 7)

Câu 4 :

Hỗn hợp X gồm hai muối MgCOvà RCO3. Cho 15,18 gam X vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,448 lít khí CO2 (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z. Cô cạn Y thu được 1,6 gam muối khan. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn và 1,792 lít (đktc) khí CO2 duy nhất. Giá trị m và nguyên tố R là?

  • A

    11,14 và Ba

  • B

    11,14 và Ca.

  • C

    10,78 và Ca.                     

  • D

    10,78 và Ba.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng => mX (đã phản ứng) 

⇒ mZ 

MCO3 (Z) → MO + CO2

+) Bảo toàn khối lượng: $m={{m}_{Z}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$

Đặt ${{n}_{MgC{{O}_{3}}~}}=a\,mol;\text{ }{{n}_{RC{{O}_{3}}}}~=b~\,mol$ (trong X)

+) Bảo toàn CO2 => PT ẩn a, b

+) Từ khối lượng hh X => PT ẩn a, R

+) thử lần lượt R = 40 hoặc R = 137

Lời giải chi tiết :

MCO3(X) + H2SO4 → MSO4 + CO2 + H2O

${{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{0,448}{22,4}=0,02\text{ }mol$

Bảo toàn khối lượng: mX (đã phản ứng) = 1,6 + 0,02.44 + 0,02.18 - 0,02.98 = 0,88 gam

⇒ mZ = mX - 0,88 = 14,3 gam

MCO3 (Z) → MO + CO2

${{n}_{C{{O}_{2}}}}~=\frac{1,792}{22,4}=0,08\text{ }mol$

Bảo toàn khối lượng: $m={{m}_{Z}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}~=14,3-0,08.44=10,78\text{ }g$

Đặt ${{n}_{MgC{{O}_{3}}~}}=a\,mol;\text{ }{{n}_{RC{{O}_{3}}}}~=b~\,mol$ (trong X)

Ta có:

$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a + b = \sum {{n_{C{O_2}}} = 0,02 + 0,08} }\\{84a + (R + 60) = 15,18}\end{array}} \right.$

(thử lần lượt R = 40 hoặc R = 137) ⇒ R là Ba

Câu 5 :

Dung dịch A chứa a mol Ba(OH)2. Cho m gam NaOH vào A sau đó sục CO2 dư vào ta thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị

Giá trị của a và m là

  • A

    0,8 và 10 

  • B

    0,5 và 20 

  • C

    0,4 và 20                 

  • D

    0,4 và 30

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đoạn đồ thị nằm ngang ứng với sự tạo thành NaHCO3

=> ${{n}_{NaHC{{O}_{3}}}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}$ => nNaOH => m

Khi nCO2 = 1,3 mol thì tạo 2 muối axit NaHCO3 và Ba(HCO3)2

Bảo toàn C => ${{n}_{C{{O}_{2}}}}={{n}_{NaHC{{O}_{3}}}}+{{n}_{Ba{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}}}}\Rightarrow {{n}_{Ba{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}}}}=?$

=> ${{n}_{Ba{{\left( OH \right)}_{2}}}}=?$

Lời giải chi tiết :

Đoạn đồ thị nằm ngang ứng với sự tạo thành NaHCO3

=> ${{n}_{NaHC{{O}_{3}}}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=a+0,5a=0,5$

=> nNaOH = 0,5

=> m = 20 gam

Khi nCO2 = 1,3 mol thì tạo 2 muối axit NaHCO3 và Ba(HCO3)2

Bảo toàn C => ${{n}_{Ba{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}}}}=0,4\,mol$

=> ${{n}_{Ba{{\left( OH \right)}_{2}}}}=0,4\,mol$

Câu 6 :

Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X chứa m gam NaOH và a mol Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của m và a lần lượt là

  • A

    64 và 0,9.     

  • B

    32 và 0,9

  • C

    64 và 0,8.                                     

  • D

    64 và 1,2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ta chia đồ thị ra làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: đồ thị đi lên là xảy ra phản ứng:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O  (1)

+ Giai đoạn 2: Đồ thị đi ngang là xảy ra phản ứng

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O        (2)

CO2 + Na2CO3 → 2NaHCO3              (3)

+ Giai đoạn 3 : đồ thị đi xuống là giai đoạn hòa tan kết tủa BaCO3

CO2 + BaCO3↓ + H2O → Ba(HCO3)2 (4)

=> Kết thúc cả 3 giai đoạn ta có:

Ba(OH)2 : a mol về muối Ba(HCO3)2: a ( mol) ( BTNT Ba)

NaOH: b mol về muối NaHCO3: b ( mol)  ( BTNT Na)

+) Từ tổng số mol CO2 ở (1), (2), (3) => Pt (1)

+) Từ tổng số mol CO2 toàn bộ quá trình (3,4 mol) => Pt (2)

Lời giải chi tiết :

Ta chia đồ thị ra làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: đồ thị đi lên là xảy ra phản ứng:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O  (1)

a←        a           → a                         (mol)

+ Giai đoạn 2: Đồ thị đi ngang là xảy ra phản ứng

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O   (2)

0,5b     ←b          → 0,5b                      (mol)

CO2 + Na2CO3 → 2NaHCO3   (3)

0,5b ← 0,5b        →   b          (mol)

+ Giai đoạn 3 : đồ thị đi xuống là giai đoạn hòa tan kết tủa BaCO3

CO2 + BaCO3↓ + H2O → Ba(HCO3)2 (4)

a     ←   a                                          (mol)

=> Kết thúc cả 3 giai đoạn ta có:

Ba(OH)2 : a mol về muối Ba(HCO3)2: a (mol) (BTNT Ba)

NaOH: b mol về muối NaHCO3: b (mol)  (BTNT Na)

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\sum {{n_{C{O_{2}}}}_{(1) + (2) + (3)} = a + 0,5b + 0,5b = a + 1,6} \\\sum {{n_{C{O_2}}}_{(1) + (2) + (3) + (4)} = a + 0,5b + 0,5b + a = 3,4}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0,9\\b = 1,6\end{array} \right.\\ \Rightarrow {m_{NaOH}} = 1,6.40 = 64\,g\end{array}\)

Câu 7 :

Hấp thụ 1,5x mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa 1,25x mol NaOH và 0,5x mol Na2CO3 thu được dung dịch X chứa 31,23 gam chất rắn tan. Cho dung dịch hỗn hợp chứa 1,15x mol NaOH và 1,2x mol CaCl2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    25,2. 

  • B

    23,6. 

  • C

    21,6.                       

  • D

    20,2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X chứa Na+ (2,25x mol), CO32- (y mol) và HCO3- (z mol)

+) Bảo toàn điện tích => PT (1)

+) Bảo toàn C => PT (2)

+) Từ mchất tan => PT (3)

=> x ; y ; z

=> nOH-

OH- + HCO3- → CO32- + H2O

=> $\sum{{{n}_{CO_{3}^{2-}}}}$

+) So sánh ${{n}_{CO_{3}^{2-}}}$ và ${{n}_{C{{a}^{2+}}}}\,\,\,\Rightarrow {{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}$

Lời giải chi tiết :

X chứa Na+ (2,25x mol), CO32- (y mol) và HCO3- (z mol)

Bảo toàn điện tích: 2,25x = 2y + z

Bảo toàn C: y + z = 1,5x + 0,5x

mchất tan = 23.2,25x + 60y + 61z = 31,23

=> x = 0,18; y = 0,045; z = 0,315

nOH- = 1,15x = 0,207

OH- + HCO3- → CO32- + H2O

0,207 → 0,207 → 0,207

=> $\sum{{{n}_{CO_{3}^{2-}}}}$= 0,207 + y = 0,252 mol

nCa2+ = 1,2x = 0,216 mol < ${{n}_{CO_{3}^{2-}}}$

=> nCaCO3 = 0,216 => m = 21,6 gam

Câu 8 :

Hòa tan hết 26,98 gam hỗn hợp X gồm Na, K, KHCO3 và Na2CO3 vào nước thu được dung dịch muối Y và 1,12 lít H2 (đktc). Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau. Nhỏ rất từ từ 110 ml dung dịch HCl 1M vào phần một, khuấy đều thu được 0,672 lít CO2 (đktc). Nhỏ rất từ từ phần hai vào 50 ml dung dịch HCl 1M khuấy đều thu được 0,672 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 40,47 gam hỗn hợp X tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl rồi cô cạn thu được hỗn hợp muối A. Khối lượng muối NaCl có trong hỗn hợp A là

  • A

    11,7 gam. 

  • B

    17,55 gam. 

  • C

    14,04 gam.              

  • D

    15,21 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) ${{n}_{H+}}<2{{n}_{C{{O}_{2}}}}$ nên Y phải chứa HCO3- => Y không chứa OH-

Mỗi phần Y chứa CO32- (u mol) và HCO3- (v mol)

Phần 1: ${{n}_{H+}}={{n}_{CO_{3}^{2-}}}+{{n}_{C{{O}_{2}}}}$ => u

Phần 2:  ${{n}_{CO_{3}^{2-}}}$ phản ứng = ku (mol) và ${{n}_{HCO_{3}^{-}}}$ phản ứng = kv (mol)

Từ ${{n}_{{{H}^{+}}}}$ và ${{n}_{C{{O}_{2}}}}$ => ku và kv

=> k, v

Vậy Y chứa CO32- (2u) và HCO3- (2v)

+) Từ ${{n}_{{{H}_{2}}}}\Rightarrow \text{ }{{n}_{O{{H}^{-}}}}$

Hòa tan X vào H2O, sau khi kim loại khử H2O tạo OH- thì:

OH- + HCO3- → CO32-

0,1       0,1            0,1

Quy đổi X thành Na (a mol), K (b mol), CO32- (0,16 – 0,1 = 0,06 mol) và HCO3- (0,08 + 0,1 = 0,18 mol)

+) Từ mX => PT (1)

+) Bảo toàn electron => PT (2)

=> a và b

=> mNaCl

Lời giải chi tiết :

Phần 2 tác dụng với HCl

Dễ thấy ${{n}_{H+}}<2{{n}_{C{{O}_{2}}}}$ nên Y phải chứa HCO3- => Y không chứa OH-

Mỗi phần Y chứa CO32- (u mol) và HCO3- (v mol)

Phần 1: ${{n}_{H+}}={{n}_{CO_{3}^{2-}}}+{{n}_{C{{O}_{2}}}}$

=> 0,11 = u + 0,03 => u = 0,08

Phần 2:  ${{n}_{CO_{3}^{2-}}}$ phản ứng = ku (mol) và ${{n}_{HCO_{3}^{-}}}$ phản ứng = kv (mol)

${{n}_{{{H}^{+}}}}$ = 2ku + kv = 0,05

${{n}_{C{{O}_{2}}}}$ = ku + kv = 0,03

=> ku = 0,02 và kv = 0,01

Thay u = 0,08 => k = 0,25 và v = 0,04

Vậy Y chứa CO32- (2u = 0,16) và HCO3- (2v = 0,08)

${{n}_{{{H}_{2}}}}=0,05\text{ }=>\text{ }{{n}_{O{{H}^{-}}}}=0,1$

Hòa tan X vào H2O, sau khi kim loại khử H2O tạo OH- thì:

OH- + HCO3- → CO32-

0,1      0,1            0,1

Quy đổi X thành Na (a mol), K (b mol), CO32- (0,16 – 0,1 = 0,06 mol) và HCO3- (0,08 + 0,1 = 0,18 mol)

mX = 23a + 39b + 0,06.60 + 0,18.61 = 26,98

Bảo toàn electron: a + b = 0,06.2 + 0,18 + 0,05.2

=> a = b = 0,2

Tỉ lệ: 26,98 gam X + HCl → nNaCl = 0,2 mol

=> 40,47 gam X + HCl → nNaCl = 0,3 mol

=> mNaCl = 17,55 gam

Câu 9 :

Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 aM và Na2CO3 (0,5aM) thu được kết tủa X và 400 ml dung dịch Y chứa các muối. Cho từ từ dung dịch HCl 0,45M vào 200 ml dung dịch Y đến khi bắt đầu thấy khí thoát ra thì đã dùng 200 ml. Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch HCl 0,45M, thu được x mol khí CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là

  • A

    0,045. 

  • B

    0,093. 

  • C

    0,083.                     

  • D

    0,063

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cho từ từ HCl vào Y không xuất hiện khí ngay nên Y chứa CO32- => Y không chứa Ba2+

=> nBaCO3

Dung dịch Y chứa Na+ (0,6a mol), CO32- (u mol) và HCO3- (v mol)

+) Bảo toàn điện tích => PT (1)

+) Bảo toàn C => PT (2)

Trong 200 ml dung dịch Y chứa ${{n}_{CO_{3}^{2-}}}=0,5u\,(mol)$

Từ ${{n}_{{{H}^{+}}}}\Rightarrow u$ => v và a

+) Tính $\frac{{{n}_{CO_{3}^{2-}}}}{{{n}_{HCO_{3}^{-}}}}$ trong 200 ml dd Y còn lại

Đặt 3p và 4p là số mol CO32- và HCO3-  đã phản ứng

+) Từ ${{n}_{{{H}^{+}}}}\Rightarrow \text{ }p$

$\Rightarrow {{n}_{C{{O}_{2}}}}$

Lời giải chi tiết :

Cho từ từ HCl vào Y không xuất hiện khí ngay nên Y chứa CO32- => Y không chứa Ba2+

=> nBaCO3 = 0,03 mol

Dung dịch Y chứa Na+ (0,6a mol), CO32- (u mol) và HCO3- (v mol)

Bảo toàn điện tích: 0,6a = 2u + v

Bảo toàn C: 0,3a + 0,15a = u + v + 0,03

Trong 200 ml dung dịch Y chứa ${{n}_{CO_{3}^{2-}}}=0,5u\,(mol)$

$\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}}}=0,5u=0,09\text{ }\Rightarrow u=0,18$

=> v = 0,24 và a = 1

200 ml Y còn lại chứa CO32- (0,09 mol), HCO3- (0,12 mol) và Na+

=> $\frac{{{n}_{CO_{3}^{2-}}}}{{{n}_{HCO_{3}^{-}}}}=\frac{3}{4}$

Đặt 3p và 4p là số mol CO32- và HCO3-  đã phản ứng

$\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}}}=2.3p+4p=0,09\text{ }\Rightarrow \text{ }p=0,009$

$\Rightarrow {{n}_{C{{O}_{2}}}}=3p+4p=0,063$

Câu 10 :

Hòa tan hết 25,88 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước dư thu được 0,15 mol H2 và dung dịch X. Sục từ từ đến hết 0,32 mol CO2 vào X thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thu được 5x mol CO2. Mặt khác, cho từ từ 400 ml HCl 0,3M vào phần hai thu được 4x mol CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là

  • A

    0,03 

  • B

    0,015 

  • C

    0,02                                    

  • D

    0,012

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dung dịch Y chứa CO32- (2a mol); HCO3- (2b mol) => Na+ (4a +2b)

Bảo toàn C => ${{n}_{Ba}}={{n}_{BaC{{O}_{3}}}}=?$

Bảo toàn electron: ${{n}_{Na}}+2.{{n}_{Ba}}=2.{{n}_{O}}+2.{{n}_{{{H}_{2}}}}$ => nO

=> PT (1)

Mỗi phần Y chứa CO32- (a mol) và HCO3- (b mol)

Do lượng HCl giống nhau (0,12 mol) nhưng lượng CO2 thu được khác nhau nên HCl không dư.

Phần 1: Đặt ka, kb là số mol CO32- và HCO3- phản ứng

+) Từ nHCl và nCO2 => ka và kb

=> PT (2) tỉ lệ a/b

Phần 2:

nHCl = a + 4x = 0,12 => PT (3)

Thay (2) và (3) vào (1) => x

Lời giải chi tiết :

Dung dịch Y chứa CO32- (2a mol); HCO3- (2b mol) => Na+ (4a +2b)

Bảo toàn C => ${{n}_{Ba}}={{n}_{BaC{{O}_{3}}}}=0,322a2b$

Bảo toàn electron: ${{n}_{Na}}+2.{{n}_{Ba}}=2.{{n}_{O}}+2.{{n}_{{{H}_{2}}}}$

=> nO = 0,17 – b

=> 23.(4a + 2b) + 137.(0,32 – 2a – 2b) + 16.(0,17 – b) = 25,88

=> 182a + 244b = 20,68

=> $182+\frac{244.b}{a}=\frac{20,68}{a~}$ (1)

Mỗi phần Y chứa CO32- (a mol) và HCO3- (b mol)

Do lượng HCl giống nhau (0,12 mol) nhưng lượng CO2 thu được khác nhau nên HCl không dư.

Phần 1: Đặt ka, kb là số mol CO32- và HCO3- phản ứng

=> nHCl = 2ka + kb = 0,12

Và nCO2 = ka + kb = 5x

=> ka = 0,12 – 5x và kb = 10x – 0,12

=> $\frac{b}{a}=\frac{10x0,12}{0,12-5x}$  (2)

Phần 2:

nHCl = a + 4x = 0,12 => a = 0,12 - 4x  (3)

Thay (2) và (3) vào (1)

$182+244.\frac{10x0,12}{0,125x}=\frac{20,68}{0,124x}\Rightarrow x=0,015$

close