Trắc nghiệm Bài 45. Bài tập tính axit của axit cacboxylic - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng

  • A

    tăng lên.

  • B

    không thay đổi.

  • C

    giảm đi

  • D

    vừa tăng vừa giảm.

Câu 2 :

Cho các hợp chất sau: CCl3COOH, CH3COOH, CBr3COOH, CF3COOH. Chất có tính axit mạnh nhất là

  • A

    CCl3COOH.

  • B

    CH3COOH.

  • C

    CBr3COOH.

  • D

    CF3COOH.

Câu 3 :

Dãy sắp xếp theo tính axit giảm dần trong các axit sau đây: CH3COOH, HCOOH, C2H5COOH, C3H7COOH là

  • A

    CH3COOH > HCOOH > C2H5COOH > C3H7COOH.

  • B

    HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH > C3H7COOH.

  • C

    CH3COOH > HCOOH > C3H7COOH > C2H5COOH.

  • D

    CH3COOH > C3H7COOH > HCOOH > C2H5COOH,

Câu 4 :

Sự sắp xếp đúng với trình tự tăng dần về độ linh động của H trong nhóm –OH là

  • A

    ancol etylic < H2O < axit axetic < phenol.    

  • B

    ancol etylic < H2O < phenol < axit axetic.

  • C

    H2O < ancol etylic < phenol < axit axetic.    

  • D

    ancol etylic < phenol < H2O < axit axetic.

Câu 5 :

Thứ tự tăng dần pH của các dung dịch có cùng nồng độ mol là

  • A

    H2SO4, HNO3, HOOC-COOH, CH3COOH.

  • B

    H2SO4, HOOC-COOH, HNO3, CH3COOH.

  • C

    CH3COOH, HOOC-COOH, HNO3, H2SO4.

  • D

    CH3COOH, HNO3, HOOC-COOH, H2SO4.

Câu 6 :

Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A

    Na, Cu, HCl.

  • B

    NaOH, Cu, NaCl.

  • C

    Na, NaCl, CuO.

  • D

    NaOH, Na, CaCO3.

Câu 7 :

Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) và với Na là: 

  • A

    C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.

  • B

    CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.

  • C

    C2H3CH2OH, C2H3COOH, C2H3-C6H4OH.

  • D

    C2H3CHO, CH3COOH, C6H5COOH.

Câu 8 :

Cho axit oxalic phản ứng hoàn toàn với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng thì tổng các hệ số nguyên tối giản của phương trình này là

  • A

    27 

  • B

    31

  • C

    35

  • D

    30

Câu 9 :

Khi cho a mol X chứa (C,H,O) phản ứng hết với Na hoặc với NaHCO3 thì đều tạo ra a mol khí.  X là

  • A

    etylen glicol       

  • B

    ancol (o) hiđroxi benzylic         

  • C

    axit 3–hiđroxi propanoic       

  • D

    axit ađipic

Câu 10 :

Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch C không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng với tối đa 2 mol NaHCO3. Axit malic là

  • A

    HOOC-CH(OH)-CH2-COOH.

  • B

    HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO

  • C

    HOOC-CH(CH3)CH2-COOH.

  • D

    HCOO-CH(OH)-COOH.

Câu 11 :

Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là  

  • A

    CH3COOH.   

  • B

    HCOOH

  • C

    C2H5COOH.  

  • D

    C3H7COOH.

Câu 12 :

Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

  • A

    C2H5COOH.

  • B

    CH3COOH.

  • C

    HCOOH.

  • D

    C3H7COOH.

Câu 13 :

Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là

  • A

    C2H4O2 và C3H4O2.

  • B

    C2H4O2 và C3H6O2.

  • C

    C3H4O2 và C4H6O2.        

  • D

    C3H6O2 và C4H8O2.

Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 5,4 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai axit trong X là

  • A

    C3H7COOH và C4H9COOH.

  • B

    CH3COOH và C2H5COOH.

  • C

    C2H5COOH và C3H7COOH.

  • D

    HCOOH và CH3COOH.

Câu 15 :

Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch chứa 20,1 gam X gồm hai axit no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau được 3,36 lít khí đktc. CTPT của 2 axit đó là                      

  • A

    CH3COOH; C2H5COOH

  • B

    CH3COOH; HCOOH     

  • C

    C2H5COOH; C3H7COOH      

  • D

    C3H7COOH; C4H9COOH

Câu 16 :

Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là

  • A

    0,56 gam.

  • B

    1,44 gam.

  • C

    0,72 gam.

  • D

    2,88 gam.

Câu 17 :

Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là

  • A

    axit propanoic.           

  • B

    axit etanoic

  • C

    axit metanoic.

  • D

    axit butanoic.

Câu 18 :

Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là

  • A

    C3H5COOH và 54,88%.        

  • B

    C2H3COOH và 43,90%.        

  • C

    C2H5COOH và 56,10%.

  • D

    HCOOH và 45,12%.

Câu 19 :

Hỗn hợp X gồm 2 axit đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam X cho phản ứng với 75 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng phải dùng 25 ml dung dịch HCl 0,2M để trung hoà kiềm dư, cô cạn dung dịch được 1,0425 gam hỗn hợp muối. CTPT của 2 axit là              

  • A

    C2H3COOH; C3H5COOH     

  • B

    CH3COOH; C2H5COOH      

  • C

    C3H7COOH; C2H5COOH    

  • D

    HCOOH; CH3COOH

Câu 20 :

Khi cho một hỗn hợp gồm 2 axit (A đơn chức, B hai chức đều no, mạch hở) có khối lượng là 16,4 gam tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2. Lượng muối thu được là

  • A

    21,7 gam.

  • B

    20,7 gam.       

  • C

    23,0 gam.       

  • D

    18,4 gam.

Câu 21 :

Hỗn hợp X gồm axit axetic, propan-1-ol. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

  • A

    3,28.

  • B

    2,40.

  • C

    2,36.

  • D

    3,32.

Câu 22 :

Cho 3,38 gam hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml khí (đktc) và m gam hỗn hợp rắn Z. Giá trị của Z là

  • A

    3,61.

  • B

    4,70

  • C

    4,76.

  • D

    4,04.

Câu 23 :

Hỗn hợp X gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở và 2 axit không no, đơn chức, mạch hở có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon E và F (ME < MF). Chia X làm 3 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,2M, thu được 5,56 gam hỗn hợp muối. Phần 2 được đốt cháy hoàn toàn thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 10 gam. Hidro hóa hoàn toàn phần 3 (H2, Ni, to) thu được 3 axit là đồng đẳng kế tiếp. Số mol F trong hỗn hợp X ban đầu là:

  • A
    0,06 (mol).
  • B
    0,02 (mol).
  • C
    0,08 (mol).
  • D
    0,04 (mol).

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng

  • A

    tăng lên.

  • B

    không thay đổi.

  • C

    giảm đi

  • D

    vừa tăng vừa giảm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng giảm đi.

Câu 2 :

Cho các hợp chất sau: CCl3COOH, CH3COOH, CBr3COOH, CF3COOH. Chất có tính axit mạnh nhất là

  • A

    CCl3COOH.

  • B

    CH3COOH.

  • C

    CBr3COOH.

  • D

    CF3COOH.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất có tính axit mạnh nhất là CF3COOH vì F có độ âm điện lớn nhất => hút e mạnh nhất

Câu 3 :

Dãy sắp xếp theo tính axit giảm dần trong các axit sau đây: CH3COOH, HCOOH, C2H5COOH, C3H7COOH là

  • A

    CH3COOH > HCOOH > C2H5COOH > C3H7COOH.

  • B

    HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH > C3H7COOH.

  • C

    CH3COOH > HCOOH > C3H7COOH > C2H5COOH.

  • D

    CH3COOH > C3H7COOH > HCOOH > C2H5COOH,

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo chiều tăng số C, tính axit giảm dầu => dãy sắp xếp đúng là:

HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH > C3H7COOH.

Câu 4 :

Sự sắp xếp đúng với trình tự tăng dần về độ linh động của H trong nhóm –OH là

  • A

    ancol etylic < H2O < axit axetic < phenol.    

  • B

    ancol etylic < H2O < phenol < axit axetic.

  • C

    H2O < ancol etylic < phenol < axit axetic.    

  • D

    ancol etylic < phenol < H2O < axit axetic.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Độ linh động của H trong nhóm –OH theo chiều tăng dần là:

ancol etylic < H2O < phenol < axit axetic.

Câu 5 :

Thứ tự tăng dần pH của các dung dịch có cùng nồng độ mol là

  • A

    H2SO4, HNO3, HOOC-COOH, CH3COOH.

  • B

    H2SO4, HOOC-COOH, HNO3, CH3COOH.

  • C

    CH3COOH, HOOC-COOH, HNO3, H2SO4.

  • D

    CH3COOH, HNO3, HOOC-COOH, H2SO4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dung dịch có cùng nồng độ mol => độ pH tăng dần khi [H+] giảm dần => axit yếu dần

Axit hữu cơ có tính axit yếu hơn axit vô cơ => thứ tự đúng là:

H2SO4, HNO3, HOOC-COOH, CH3COOH.

Câu 6 :

Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A

    Na, Cu, HCl.

  • B

    NaOH, Cu, NaCl.

  • C

    Na, NaCl, CuO.

  • D

    NaOH, Na, CaCO3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A và B loại vì Cu không phản ứng

C loại vì NaCl không phản ứng

Câu 7 :

Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) và với Na là: 

  • A

    C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.

  • B

    CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.

  • C

    C2H3CH2OH, C2H3COOH, C2H3-C6H4OH.

  • D

    C2H3CHO, CH3COOH, C6H5COOH.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A và B loại vì CH3CHO không phản ứng với Na

D loại vì CH3COOH không phản ứng với H2

Câu 8 :

Cho axit oxalic phản ứng hoàn toàn với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng thì tổng các hệ số nguyên tối giản của phương trình này là

  • A

    27 

  • B

    31

  • C

    35

  • D

    30

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết sơ đồ phản ứng => cân bằng phản ứng theo phương pháp bảo toàn e => cộng các chỉ số

Lời giải chi tiết :

5C2H2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → K2SO4 + 8H2O + 10CO2 + 2MnSO4

Câu 9 :

Khi cho a mol X chứa (C,H,O) phản ứng hết với Na hoặc với NaHCO3 thì đều tạo ra a mol khí.  X là

  • A

    etylen glicol       

  • B

    ancol (o) hiđroxi benzylic         

  • C

    axit 3–hiđroxi propanoic       

  • D

    axit ađipic

Đáp án : C

Phương pháp giải :

a mol X phản ứng với Na tạo a mol khí => số gốc trong X tác dụng được với Na

a mol X phản ứng với NaHCO3 tạo a mol khí => số gốc –COOH trong X

Lời giải chi tiết :

a mol X phản ứng với Na tạo a mol khí => X chứa 2 gốc tác dụng được với Na

a mol X phản ứng với NaHCO3 tạo a mol khí => X chứa 1 gốc –COOH

=>  X chứa 1 gốc –OH và 1 gốc –COOH

Câu 10 :

Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch C không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng với tối đa 2 mol NaHCO3. Axit malic là

  • A

    HOOC-CH(OH)-CH2-COOH.

  • B

    HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO

  • C

    HOOC-CH(CH3)CH2-COOH.

  • D

    HCOO-CH(OH)-COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

1 mol X tác dụng với 2 mol NaHCO3 => số nhóm –COOH trong X

Lời giải chi tiết :

1 mol X tác dụng với 2 mol NaHCO3 => X chứa 2 nhóm –COOH

Vì X là hợp chất tạp chức và X có mạch C không phân nhánh => X là HOOC-CH(OH)-CH2-COOH.

Câu 11 :

Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là  

  • A

    CH3COOH.   

  • B

    HCOOH

  • C

    C2H5COOH.  

  • D

    C3H7COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết tính axit của axit cacboxylic

Y là axit no, mạch hở => nRCOOH = nNaOH

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,112 mol

Y là axit no, mạch hở => nRCOOH = nNaOH = 0,112 mol

=> M = 6,72 / 0,112 = 60 => Y là CH3COOH

Câu 12 :

Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

  • A

    C2H5COOH.

  • B

    CH3COOH.

  • C

    HCOOH.

  • D

    C3H7COOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mrắn khan + mH2O  

+) X là axit đơn chức => nX = nNaOH, KOH = nH2O => M­X 

Lời giải chi tiết :

nKOH = 0,06 mol;  nNaOH = 0,06 mol

Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mrắn khan + mH2O  

=> mH2O = 1,08 gam => nH2O = 0,06 mol

Vì X là axit đơn chức => nX = nNaOH, KOH = nH2O = 0,06 mol

=> M­X = 3,6 / 0,06 = 60

=> X là CH3COOH

Câu 13 :

Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là

  • A

    C2H4O2 và C3H4O2.

  • B

    C2H4O2 và C3H6O2.

  • C

    C3H4O2 và C4H6O2.        

  • D

    C3H6O2 và C4H8O2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mmuối + mH2O

\( =  > {\bar M_X} =  > \bar R \)

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của hỗn hợp X là \(\bar RC{\rm{OO}}H\)

nNaOH = 0,2 mol; nKOH = 0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mchất rắn + mH2O

=> mH2O = 4,5 gam => nH2O = 0,25 mol

\( =  > {\bar M_X} = \frac{{16,4}}{{0,25}} = 65,6\,\, =  > \,\,\bar R = 20,6\) => 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH

Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 5,4 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai axit trong X là

  • A

    C3H7COOH và C4H9COOH.

  • B

    CH3COOH và C2H5COOH.

  • C

    C2H5COOH và C3H7COOH.

  • D

    HCOOH và CH3COOH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nRCOOH = nNaHCO3 = nCO2 => M => 2 axit 

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của hỗn hợp X dạng RCOOH

RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + H2O + CO2

=> nRCOOH = nNaHCO3 = nCO2 = 0,1 mol

=> M = 5,4 / 0,1 = 54 => 2 axit là HCOOH và CH3COOH

Câu 15 :

Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch chứa 20,1 gam X gồm hai axit no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau được 3,36 lít khí đktc. CTPT của 2 axit đó là                      

  • A

    CH3COOH; C2H5COOH

  • B

    CH3COOH; HCOOH     

  • C

    C2H5COOH; C3H7COOH      

  • D

    C3H7COOH; C4H9COOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

2RCOOH + Na2CO3 → 2RCOONa + H2O + CO2

=> nRCOOH = 2.nCO2

Lời giải chi tiết :

2RCOOH + Na2CO3 → 2RCOONa + H2O + CO2

=> nRCOOH = 2.nCO2 = 0,3 mol

=> M = 20,1 / 0,3 = 67 => 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH

Câu 16 :

Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là

  • A

    0,56 gam.

  • B

    1,44 gam.

  • C

    0,72 gam.

  • D

    2,88 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) X phản ứng vừa đủ với 0,04 mol Br2 => nBr2 = nCH2=CH-COOH + 2.nCH2=CH-CHO

+) nNaOH = nCH2=CH-COOH + nCH3COOH

Lời giải chi tiết :

Gọi n CH2=CH-COOH = x mol;  n CH3COOH = y mol và n CH2=CH-CHO = z mol

=> x + y + z = 0,04   (1)

X phản ứng vừa đủ với 0,04 mol Br2 => nBr2 = nCH2=CH-COOH + 2.nCH2=CH-CHO => x + 2z = 0,04  (2)

nNaOH = nCH2=CH-COOH + nCH3COOH => x + y = 0,03 mol  (3)

Từ (1), (2) và (3) => x = 0,02; y = 0,01; z = 0,01

=> m CH2=CH-COOH = 0,02.72 = 1,44 gam

Câu 17 :

Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là

  • A

    axit propanoic.           

  • B

    axit etanoic

  • C

    axit metanoic.

  • D

    axit butanoic.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

mhỗn hợp = maxit + mRCOOM => 15,8 = 0,1.(R + 45) + 0,1.(R + 44 + M)

Biện luận để tìm M và R

Lời giải chi tiết :

Giả sử axit trên là RCOOH => muối là RCOOM (M là kim loại kiềm)

15,8 = 0,1.(R + 45) + 0,1.(R + 44 + M)

=> R = 34,5 – 0,5M

Với M = 23 => R = 23 (loại)

Với M = 39 (K) => R = 15 (CH3)

=> axit etanoic

Câu 18 :

Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là

  • A

    C3H5COOH và 54,88%.        

  • B

    C2H3COOH và 43,90%.        

  • C

    C2H5COOH và 56,10%.

  • D

    HCOOH và 45,12%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Z có phản ứng tráng gương => Y là HCOOH

+) nY = nAg / 2

+) nX + nY = (mmuối – mZ) / 22 = 0,15 mol => nX = 0,05

+) Tính khối lượng của Z => phân tử khối của Z

Lời giải chi tiết :

Z có phản ứng tráng gương => Y là HCOOH

nY = nAg / 2

nX + nY = (mmuối – mZ) / 22 = 0,15 mol => nX = 0,05

mZ = 0,05.MX + 0,1.46 = 8,2

=> MX = 72 => X là CH2=CH-COOH

=> %mX = 0,05.72/8,2 . 100% = 43,90%

Câu 19 :

Hỗn hợp X gồm 2 axit đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam X cho phản ứng với 75 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng phải dùng 25 ml dung dịch HCl 0,2M để trung hoà kiềm dư, cô cạn dung dịch được 1,0425 gam hỗn hợp muối. CTPT của 2 axit là              

  • A

    C2H3COOH; C3H5COOH     

  • B

    CH3COOH; C2H5COOH      

  • C

    C3H7COOH; C2H5COOH    

  • D

    HCOOH; CH3COOH

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính nNaOH dư = nHCl => nNaOH phản ứng => naxit

+) Bảo toàn khối lượng: maxit = mrắn + mH2O – mNaOH

=> ${{\bar{M}}_{axit}}$ => 2 axit 

Lời giải chi tiết :

nNaOH dư = nHCl = 0,025.0,2 = 0,005 mol

=> nNaOH phản ứng = 0,015 – 0,005 = 0,01 mol 

=> naxit = 0,01 mol

Bảo toàn khối lượng:

maxit = mrắn + mH2O – mNaOH = 1,0425 + 0,01.18 – 0,015.40 = 0,4605

=> ${{\bar{M}}_{axit}}=\frac{0,4605}{0,01}=46,05$

 => 2 axit là HCOOH và CH3COOH

Câu 20 :

Khi cho một hỗn hợp gồm 2 axit (A đơn chức, B hai chức đều no, mạch hở) có khối lượng là 16,4 gam tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2. Lượng muối thu được là

  • A

    21,7 gam.

  • B

    20,7 gam.       

  • C

    23,0 gam.       

  • D

    18,4 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nNa = 2.nH2 = 0,3 mol

+) tăng giảm khối lượng: mmuối = maxit + 22.0,3

Lời giải chi tiết :

PTTQ: R(COOH)x + xNa → R(COONa)x + x/2 H2

=> nNa = 2.nH2 = 0,3 mol

Sử dụng tăng giảm khối lượng: mmuối = maxit + 22.0,3 = 23 gam

Câu 21 :

Hỗn hợp X gồm axit axetic, propan-1-ol. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

  • A

    3,28.

  • B

    2,40.

  • C

    2,36.

  • D

    3,32.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nX = nNa = 2nH2

Lời giải chi tiết :

Ta có nX = nNa = 2nH2 = 0,04 mol.

Do 2 chất trong X có M bằng nhau nên => phản ứng với Na cũng tạo hợp chất có M bằng nhau = 82 gam 

=> m = 0,04.82 = 3,28 gam. 

Câu 22 :

Cho 3,38 gam hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml khí (đktc) và m gam hỗn hợp rắn Z. Giá trị của Z là

  • A

    3,61.

  • B

    4,70

  • C

    4,76.

  • D

    4,04.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nNa = 2.nH2

Áp dụng tăng giảm khối lượng: mZ = mY + 22.nNa

Lời giải chi tiết :

Ta có : nNa = 2.nH2 = 2.0,03 = 0,06 mol

Áp dụng tăng giảm khối lượng: mZ = mY + 22.0,06 = 4,7 gam

Câu 23 :

Hỗn hợp X gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở và 2 axit không no, đơn chức, mạch hở có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon E và F (ME < MF). Chia X làm 3 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,2M, thu được 5,56 gam hỗn hợp muối. Phần 2 được đốt cháy hoàn toàn thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 10 gam. Hidro hóa hoàn toàn phần 3 (H2, Ni, to) thu được 3 axit là đồng đẳng kế tiếp. Số mol F trong hỗn hợp X ban đầu là:

  • A
    0,06 (mol).
  • B
    0,02 (mol).
  • C
    0,08 (mol).
  • D
    0,04 (mol).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

X gồm CxH2xO2 a mol và CyH2y-2O2 b mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, biện luận giá trị của a,b, x, y

=> nF 

Lời giải chi tiết :

X gồm CxH2xO2 a mol và CyH2y-2O2 b mol

=> nNaOH = a + b = 0,06

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mX= a(14x + 32) + b(14y + 30) = 5,56 - 0,06.22

mCO2 + mH2O = 44(ax + by) + 18(ax + by - b) = 10

=> a=0,03; b = 0,03;

ax + by = 0,17

=> 3x + 3y = 17

Hiđro hóa X tạo 3 axit kế tiếp nên axit no ít nhất 2C.Với x > 2 và y > 3

=> x = 2; y = 11/3 là nghiệm duy nhất.

X gồm CH3COOH (0,03), C2H3COOH (0,01), C3H5COOH (0,02)

—> nF = 0,02

Do chia thành 3 phần bằng nhau nên nF ban đầu = 0,06

close