Trắc nghiệm Bài 2. Axit - bazơ - muối - Hóa 11Đề bài
Câu 1 :
Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?
Câu 2 :
Dãy bao gồm chất và ion đều là axit là
Câu 3 :
Dãy các chất và ion nào sau đây là bazơ?
Câu 4 :
Trong phản ứng: $HSO_4^ - + {H_2}O \to SO_4^{2 - } + {H_3}{O^ + }$, H2O đóng vai trò là
Câu 5 :
Chất nào trong các chất sau đây không phải là chất lưỡng tính
Câu 6 :
Dãy các chất và ion lưỡng tính là
Câu 7 :
Chất có tính lưỡng tính là:
Câu 8 :
Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?
Câu 9 :
Cho dãy các oxit: MgO, FeO, CrO3, Cr2O3. Số oxit lưỡng tính trong dãy (theo Bronsted) là:
Câu 10 :
Cho các chất: Cr, Fe2O3, Cr2O3, Al(OH)3, Zn, Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Zn(OH)2, ZnSO4. Theo Bronsted, số chất có tính lưỡng tính là
Câu 11 :
Các oxit của crom: (a) Cr2O3, (b) CrO, (c) CrO3. Oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính có thứ tự là
Câu 12 :
Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
Câu 13 :
Dãy gồm các chất tác dụng với cả hai dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
Câu 14 :
Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
Câu 15 :
Cho các phản ứng: (1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl (4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4 Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là
Câu 16 :
Trong các ion sau đây, ion nào tan trong nước cho môi trường trung tính?
Câu 17 :
Dung dịch nào sau đây có môi trường kiềm
Câu 18 :
Cho các muối sau : NaHCO3; NaHSO4; Na2HPO3; NaHSO3; (NH4)2CO3; Na2HPO4. Số muối axit là:
Câu 19 :
Dung dịch của chất X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch của chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn dung dịch X của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. Vậy X và Y có thể lần lượt là
Câu 20 :
Muối nào sau đây là muối axit?
Câu 21 :
Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
Câu 22 :
Cho 0,001 mol NH4Cl vào 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 và đun sôi, sau đó làm nguội, thêm vào một ít phenolphtalein, dung dịch thu được có màu
Câu 23 :
Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) có chứa bao nhiêu anion âm?
Câu 24 :
Cho các dung dịch sau: NH4NO3 (1), KCl (2), K2CO3 (3), CH3COONa (4), NaHSO4 (5), Na2S (6). Số dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein là:
Câu 25 :
Cho các phát biểu sau: (a) Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+. (b) Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn có khả năng phân li ra ion H+. (c) Theo Bronsted: Axit là chất nhận proton (tức H+) còn bazơ là chất nhường proton (H+). (d) Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có thể phản ứng được với axit, vừa phản ứng được với bazơ. Số phát biểu đúng là:
Câu 26 :
Theo thuyết Bronsted thì câu trả lời nào dưới đây không đúng?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Theo A-rê-ni-ut, axit là chất phân li ra H+ => HCl là axit
Câu 2 :
Dãy bao gồm chất và ion đều là axit là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
B sai vì Al2O3 là oxit lưỡng tính C sai vì $CO_3^{2 - }$ là bazơ D sai vì Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính A đúng vì các chất đều phân li ra H+ $HSO_4^ - $ → H+ + SO42- $NH_4^ + $ $\overset {} \leftrightarrows $ H+ + NH3 CH3COOH → CH3COO- + H+
Câu 3 :
Dãy các chất và ion nào sau đây là bazơ?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Dãy chất và ion là bazơ là $CO_3^{2 - },\,C{H_3}CO{O^ - },\,N{H_3}$ CO32- + H2O \(\rightleftharpoons \) HCO3- + OH- CH3COO- + H2O\(\rightleftharpoons \) CH3COOH + OH- NH3 + H2O → NH4+ + OH-
Câu 4 :
Trong phản ứng: $HSO_4^ - + {H_2}O \to SO_4^{2 - } + {H_3}{O^ + }$, H2O đóng vai trò là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
H2O đóng vai trò là bazơ vì nhận proton của HSO4-
Câu 5 :
Chất nào trong các chất sau đây không phải là chất lưỡng tính
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Chất không phải là chất có tính lưỡng tính là Al vì Al tác dụng với NaOH và HCl thay đổi số oxi hóa nên không coi là phản ứng axit – bazơ.
Câu 6 :
Dãy các chất và ion lưỡng tính là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Dãy các chất và ion lưỡng tính là $A{l_2}{O_3},\,HCO_3^ - ,\,Zn{(OH)_2}$
Câu 7 :
Chất có tính lưỡng tính là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Chất có tính lưỡng tính là: NaHCO3
Câu 8 :
Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
2 chất dưới đây đều có tính lưỡng tính theo Bronsted là Cr(OH)3, Al(OH)3
Câu 9 :
Cho dãy các oxit: MgO, FeO, CrO3, Cr2O3. Số oxit lưỡng tính trong dãy (theo Bronsted) là:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Oxit lưỡng tính trong dãy là: Cr2O3
Câu 10 :
Cho các chất: Cr, Fe2O3, Cr2O3, Al(OH)3, Zn, Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Zn(OH)2, ZnSO4. Theo Bronsted, số chất có tính lưỡng tính là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Các chất lưỡng tính trong dãy là: Cr2O3, Al(OH)3, Al2O3, Zn(OH)2
Câu 11 :
Các oxit của crom: (a) Cr2O3, (b) CrO, (c) CrO3. Oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính có thứ tự là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Oxit axit: CrO3 Oxit bazơ: CrO Oxit lưỡng tính: Cr2O3
Câu 12 :
Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là NaHCO3
Câu 13 :
Dãy gồm các chất tác dụng với cả hai dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Dãy gồm các chất có tác dụng với cả hai dung dịch NaOH và dung dịch HCl là Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3, (NH4)2CO3. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O (NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O (NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O
Câu 14 :
Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại lí thuyết axit – bazơ – muối Lời giải chi tiết :
Các chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là Al, Al2O3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3
Câu 15 :
Cho các phản ứng: (1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl (4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4 Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Các phản ứng thuộc loại axit – bazơ là phản ứng có chất cho proton và chất nhận proton mà ko có sự thay đổi số oxi hóa (2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Câu 16 :
Trong các ion sau đây, ion nào tan trong nước cho môi trường trung tính?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại lí thuyết axit – bazơ – muối Lời giải chi tiết :
Ion tan trong nước cho môi trường trung tính là Na+
Câu 17 :
Dung dịch nào sau đây có môi trường kiềm
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Dung dịch nào sau đây có môi trường kiềm là Na2CO3
Câu 18 :
Cho các muối sau : NaHCO3; NaHSO4; Na2HPO3; NaHSO3; (NH4)2CO3; Na2HPO4. Số muối axit là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào sự phân loại muối + Muối trung hòa: muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ + Muối axit: muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li cho ra ion H+ Lời giải chi tiết :
Số muối axit là : NaHCO3; NaHSO4; NaHSO3; Na2HPO4
Câu 19 :
Dung dịch của chất X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch của chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn dung dịch X của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. Vậy X và Y có thể lần lượt là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Chọn axit X và bazo Y tác dụng với nhau tạo ra kết tủa Lời giải chi tiết :
Dung dịch chất X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ => dd X có môi trường axit Dung dich chất Y làm quỳ tím hóa xanh => dd Y có môi trường bazo Trộn X với Y có kết tủa => X là H2SO4 và Y là Ba(OH)2 H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O
Câu 20 :
Muối nào sau đây là muối axit?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Muối axit là muối trong phân tử có nguyên tử H có khả năng phân li ra H+. Lời giải chi tiết :
Phân tử NaHSO4 có chứa nguyên tử H và có khả năng phân li ra H+: \(\begin{array}{l}NaHS{O_4} \to N{a^ + } + HS{O_4}^ - \\HS{O_4}^ - \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + S{O_4}^{2 - }\end{array}\)
Câu 21 :
Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Những dung dịch có môi trường axit làm quỳ tím chuyển thành đỏ. Lời giải chi tiết :
A. Dung dịch BaCl2 tạo bởi axit mạnh HCl và bazơ mạnh Ba(OH)2 => môi trường trung tính => không làm đổi màu quỳ tím B. Dung dịch CuSO4 tạo bởi axit mạnh H2SO4 và bazơ yếu Cu(OH)2 => môi trường axit => làm quỳ tím chuyển đỏ C. Dung dịch Na2CO3 tạo bởi axit yếu H2CO3 và bazơ mạnh NaOH => môi trường bazơ => làm quỳ tím chuyển xanh D. Dung dịch NH3 có môi trường bazơ=> làm quỳ tím chuyển xanh
Câu 22 :
Cho 0,001 mol NH4Cl vào 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 và đun sôi, sau đó làm nguội, thêm vào một ít phenolphtalein, dung dịch thu được có màu
Đáp án : D Phương pháp giải :
Tính toán theo PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O + Dung dịch sau phản ứng có môi trường kiềm thì phenolphtalein chuyển màu hồng + Dung dịch sau phản ứng có môi trường axit hoặc trung tính thì phenolphtalein không đổi màu Lời giải chi tiết :
pOH = 14 – pH = 2 => CM NaOH = (OH-) = 0,01M nNaOH = 0,1.0,01 = 0,001 mol PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O Pư: 0,001 0,001 Do phản ứng vừa đủ nên sau khi đun sôi thì NH3 bay hơi hết, dung dịch thu được chỉ còn lại NaCl có môi trường trung tính nên không làm đổi màu dung dịch phenolphtalein
Câu 23 :
Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) có chứa bao nhiêu anion âm?
Đáp án : B Phương pháp giải :
H3PO4 là axit 3 nấc, viết các quá trình phân li lần lượt của H3PO4 trong nước, từ đó xác định được sự có mặt của các ion âm. Lời giải chi tiết :
\(\begin{array}{l}{H_3}P{O_4} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + {H_2}P{O_4}^ - \\{H_2}P{O_4}^ - \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + HP{O_4}^{2 - }\\HP{O_4}^{2 - } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + P{O_4}^{3 - }\end{array}\) ⟹ có 3 ion âm: HPO4-; HPO42-; PO43-
Câu 24 :
Cho các dung dịch sau: NH4NO3 (1), KCl (2), K2CO3 (3), CH3COONa (4), NaHSO4 (5), Na2S (6). Số dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào sự thủy phân của muối để tìm muối có khả năng làm đổi màu phenolphtalein (muối có môi trường kiềm). Lời giải chi tiết :
(1) NH4NO3 → NH4+ + NO3-; NH4+ + H2O ⇄ NH3 + H3O+ (2) KCl → K+ + Cl- (3) K2CO3 → 2K++ CO32-; CO32- + H2O ⇄ OH- + HCO3- (4) CH3COONa → CH3COO- + Na+; CH3COO- + H2O ⇄ CH3COOH + OH- (5) NaHSO4 → Na+ + HSO4-; HSO4- ⇄ H+ + SO42- (6) Na2S → 2Na+ + S2-; S2- + H2O ⇄ HS- + OH- Vậy các muối bị thủy phân tạo môi trường kiềm là K2CO3, CH3COONa, Na2S. → 3 dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein.
Câu 25 :
Cho các phát biểu sau: (a) Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+. (b) Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn có khả năng phân li ra ion H+. (c) Theo Bronsted: Axit là chất nhận proton (tức H+) còn bazơ là chất nhường proton (H+). (d) Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có thể phản ứng được với axit, vừa phản ứng được với bazơ. Số phát biểu đúng là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
(a) (b) (d) đúng (c) sai vì axit là chất cho proton
Câu 26 :
Theo thuyết Bronsted thì câu trả lời nào dưới đây không đúng?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Theo thuyết Bronsted: + Axit là chất nhường proton (H+). + Bazơ là chất nhận proton (H+).
|