Trắc nghiệm Bài 45. Axit cacboxylic - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Chọn định nghĩa đúng về axit no, đơn chức

  • A

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức cacboxyl liên kết với gốc hiđrocacbon no.

  • B

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm cacboxyl và toàn phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

  • C

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có công thức phân tử tổng quát CnH2nO2.

  • D

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có chứa 1 nhóm –COOH.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 2 :

Công thức đơn giản nhất của một axit no, đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là

  • A

    C2H3(COOH)2.

  • B

    C4H7(COOH)3.

  • C

    C3H5(COOH)3.

  • D

    C3H5(COOH)2.

Câu 3 :

Axit X có công thức tổng quát là CnH2n – 2O4 thuộc loại axit nào sau đây:

  • A

    no , đơn chức                      

  • B

    không no, đa chức               

  • C

    no, mạch hở và 2 chức             

  • D

    không no, đơn chức

Câu 4 :

Chất X là hợp chất no, mạch hở chứa một nhóm chức axit và một nhóm chức ancol là:

  • A

    CnH2n – 2O3 (n ≥ 3)                

  • B

    CnH2nO3 (n ≥ 2)               

  • C

    CnH2n + 2O3 (n ≥ 3)            

  • D

    CnH2n – 4O3 (n ≥ 2)

Câu 5 :

Axit panmitic là axit nào sau đây ?

  • A

    C15H31COOH.

  • B

    C17H33COOH.

  • C

    C17H35COOH.

  • D

    C17H31COOH.

Câu 6 :

Axit X no, có 2 nguyên tử H trong phân tử. Số công thức cấu tạo của X là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 7 :

Chất C8H8O2 có mấy đồng phân là axit, chứa vòng benzen:      

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Câu 8 :

Chất C4H6O2 có mấy đồng phân là axit mạch hở :                  

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    3

Câu 9 :

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?

  • A

    CH3CH2OH.

  • B

    CH3COOH.   

  • C

    CH3CHO.      

  • D

    CH3CH3.

Câu 10 :

Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là

  • A

    ancol propylic            

  • B

    anđehit fomic                 

  • C

    axit butiric                   

  • D

    etilen glycol

Câu 11 :

Cho các chất : (1) axit propionic ; (2) axit axetic ; (3) etanol ; (4) đimetyl ete. Nhiệt độ sôi biến đổi :

  • A

    (2) >(1) >(3) >(4)              

  • B

    (2) >(3) >(1) >(4)                  

  • C

    (1) >(2) >(3) >(4)               

  • D

    (4) >(3) >(2) >(1)

Câu 12 :

Chất nào sau đây ở thể khí ở nhiệt độ thường ?

  • A

    HCOOH

  • B

    HCHO.

  • C

    CH3OH.

  • D

    C2H5OH.

Câu 13 :

Thuốc thử dùng để phân biệt giữa axit axetic và rượu etylic là

  • A
    kim loại Na. 
  • B
    quỳ tím.
  • C
    dung dịch NaNO3.      
  • D
    dung dịch NaCl
Câu 14 :

Chanh là một loài thực vật cho quả nhỏ, thuộc chi Cam chanh (Citrus), khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới - chủ yếu dùng nước ép của nó, thế nhưng phần cơm (các múi của chanh) và vỏ cũng được sử dụng, chủ yếu là trong nấu ăn và nướng bánh.

Nước ép chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol/lít) axit xitric (citric acid), điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. Axit xitric có công thức cấu tạo là:

Câu 14.1

Công thức phân tử của axit xitric là

  • A.
    C7H6O7.
  • B.
    C6H6O7.
  • C.
    C6H8O7.
  • D.
    C7H8O7.
Câu 14.2

Tác dụng nào sau đây không phải là của chanh?

  • A.
    Giảm cân, trị mụn, giảm lo âu.
  • B.
    Ngừa nhiệt miệng, hạ sốt, làm mềm vết chai sần.
  • C.
    Trị táo bón, tăng cường sức đề kháng.
  • D.
    Chữa bệnh đau dạ dày.
Câu 14.3

Cho Na dư vào 144 gam dung dịch axit xitric x% thu được 87,36 lít khí (đktc). Cho NTK: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23. Giá trị của x là

  • A.
    4%.
  • B.
    3%.
  • C.
    5%.
  • D.
    6%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn định nghĩa đúng về axit no, đơn chức

  • A

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức cacboxyl liên kết với gốc hiđrocacbon no.

  • B

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm cacboxyl và toàn phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

  • C

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có công thức phân tử tổng quát CnH2nO2.

  • D

    Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ có chứa 1 nhóm –COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Định nghĩa đúng về axit no, đơn chức là : Axit no, đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức cacboxyl liên kết với gốc hiđrocacbon no.

Câu 2 :

Công thức đơn giản nhất của một axit no, đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là

  • A

    C2H3(COOH)2.

  • B

    C4H7(COOH)3.

  • C

    C3H5(COOH)3.

  • D

    C3H5(COOH)2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CTPT: C3nH4nO3n  

Với n = 1 => C3H4O3 loại vì số O lẻ (axit cacboxylic không chứa tạp chức có số O chẵn)

Với n = 2 => C6H8O6 => CTCT: C3H5(COOH)3 phù hợp đáp án C

Với n = 3 => C9H12O9 loại vì số O lẻ và số C lớn không có đáp án phù hợp

Câu 3 :

Axit X có công thức tổng quát là CnH2n – 2O4 thuộc loại axit nào sau đây:

  • A

    no , đơn chức                      

  • B

    không no, đa chức               

  • C

    no, mạch hở và 2 chức             

  • D

    không no, đơn chức

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độ không no $~k=\frac{2n+2\left( 2n\text{ }\text{ 2} \right)}{2}=2$ 

Mà X có 4 O => X có 2 chức chứa 2π => mạch C của X no

=> X là axit no, mạch hở, 2 chức

Câu 4 :

Chất X là hợp chất no, mạch hở chứa một nhóm chức axit và một nhóm chức ancol là:

  • A

    CnH2n – 2O3 (n ≥ 3)                

  • B

    CnH2nO3 (n ≥ 2)               

  • C

    CnH2n + 2O3 (n ≥ 3)            

  • D

    CnH2n – 4O3 (n ≥ 2)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

X chứa 1 nhóm chức ancol => số O trong X là 3

X là hợp chất no => k = 1 (vì có 1 nhóm chức –COOH) => hụt 2H

CTPT của X là CnH2nO3 (n ≥ 2)               

Câu 5 :

Axit panmitic là axit nào sau đây ?

  • A

    C15H31COOH.

  • B

    C17H33COOH.

  • C

    C17H35COOH.

  • D

    C17H31COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Axit panmitic có CTPT là C15H31COOH.

Câu 6 :

Axit X no, có 2 nguyên tử H trong phân tử. Số công thức cấu tạo của X là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có 2 axit no có 2 nguyên tử H trong phân tử là HCOOH và HOOC-COOH

Câu 7 :

Chất C8H8O2 có mấy đồng phân là axit, chứa vòng benzen:      

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vẽ vòng benzen sau đó thay đổi vị trí các nhóm thế

Lời giải chi tiết :

Các đồng phân là

1. C6H5CH2COOH

2. o-CH3C6H4COOH

3. p- CH3C6H4COOH

4. m- CH3C6H4COOH

Câu 8 :

Chất C4H6O2 có mấy đồng phân là axit mạch hở :                  

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính độ không no => xét các liên kết pi => viết đồng phân tương ứng

Lời giải chi tiết :

C4H6O2 có độ không no k = (2.4 + 2 – 6) / 2 = 2 trong đó 1 pi ở chức => còn 1 liên kết pi ở trong gốc C

  1. CH2=CH-CH2-COOH
  2. CH3-CH=CH-COOH (có đphh)
  3. CH2=C(CH3)-COOH
Câu 9 :

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?

  • A

    CH3CH2OH.

  • B

    CH3COOH.   

  • C

    CH3CHO.      

  • D

    CH3CH3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Axit có nhiệt độ sôi cao hơn ancol có khối lượng phân tử tương đương vì phân tử axit tạo được 2 liên kết hiđro và liên kết hiđro giữa các phân tử axit bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.

=> chất có nhiệt độ sôi cao nhất là axit CH3COOH.

Câu 10 :

Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là

  • A

    ancol propylic            

  • B

    anđehit fomic                 

  • C

    axit butiric                   

  • D

    etilen glycol

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit

=> chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là anđehit fomic

Câu 11 :

Cho các chất : (1) axit propionic ; (2) axit axetic ; (3) etanol ; (4) đimetyl ete. Nhiệt độ sôi biến đổi :

  • A

    (2) >(1) >(3) >(4)              

  • B

    (2) >(3) >(1) >(4)                  

  • C

    (1) >(2) >(3) >(4)               

  • D

    (4) >(3) >(2) >(1)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit

=> thứ tự giảm dần là : (1) axit propionic > (2) axit axetic > (3) etanol > (4) đimetyl ete.

Câu 12 :

Chất nào sau đây ở thể khí ở nhiệt độ thường ?

  • A

    HCOOH

  • B

    HCHO.

  • C

    CH3OH.

  • D

    C2H5OH.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Ở điều kiện thường, các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

- HCHO là những chất khí tan tốt trong nước

- CH3OH và C2H5HO là những chất lỏng

Câu 13 :

Thuốc thử dùng để phân biệt giữa axit axetic và rượu etylic là

  • A
    kim loại Na. 
  • B
    quỳ tím.
  • C
    dung dịch NaNO3.      
  • D
    dung dịch NaCl

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học khác nhau của 2 chất để chọn thuốc thử phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Cho quỳ tím lần lượt vào axit axetic và rượu etylic

+ Qùy tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic, còn lại quỳ tím không chuyển màu là rượu etylic

Câu 14 :

Chanh là một loài thực vật cho quả nhỏ, thuộc chi Cam chanh (Citrus), khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới - chủ yếu dùng nước ép của nó, thế nhưng phần cơm (các múi của chanh) và vỏ cũng được sử dụng, chủ yếu là trong nấu ăn và nướng bánh.

Nước ép chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol/lít) axit xitric (citric acid), điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. Axit xitric có công thức cấu tạo là:

Câu 14.1

Công thức phân tử của axit xitric là

  • A.
    C7H6O7.
  • B.
    C6H6O7.
  • C.
    C6H8O7.
  • D.
    C7H8O7.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- CTTQ: CnH2n+2-2kOm (với k = π + vòng, được gọi là độ bất bão hòa).

- Từ CTCT thu gọn ta đếm số nguyên tử C, O ⟹ giá trị của n, m.

- Xác định số liên kết π và số vòng ⟹ giá trị của k.

Lời giải chi tiết :

- CTTQ: CnH2n+2-2kOm (với k = π + vòng, được gọi là độ bất bão hòa).

- Từ CTCT ta đếm được trong phân tử của axit xitric có chứa 6 nguyên tử C, 7 nguyên tử O

⟹ n = 6; m = 7.

- Mặt khác phân tử chất này có chứa 3 π và 0 vòng

⟹ k = 3.

Vậy CTPT của axit xitric là C6H8O7.

Câu 14.2

Tác dụng nào sau đây không phải là của chanh?

  • A.
    Giảm cân, trị mụn, giảm lo âu.
  • B.
    Ngừa nhiệt miệng, hạ sốt, làm mềm vết chai sần.
  • C.
    Trị táo bón, tăng cường sức đề kháng.
  • D.
    Chữa bệnh đau dạ dày.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác dụng không phải của chanh là: chữa bệnh đau dạ dày.

Giải thích: Đau dạ dày ở người là do thừa axit. Mà trong chanh có chứa axit nên nếu dùng sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Câu 14.3

Cho Na dư vào 144 gam dung dịch axit xitric x% thu được 87,36 lít khí (đktc). Cho NTK: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23. Giá trị của x là

  • A.
    4%.
  • B.
    3%.
  • C.
    5%.
  • D.
    6%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính khối lượng axit xitric và nước trong dung dịch (theo x) ⟹ số mol axit xitric và nước (theo x).

- Các phản ứng hóa học xảy ra:

C3H4(COOH)3OH + 4Na → C3H4(COONa)3ONa + 2H2 ↑

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2 ↑

- Từ số mol H2 lập phương trình ẩn x

Lời giải chi tiết :

- Theo đề bài: \({n_{{H_2}}} = \dfrac{{87,36}}{{22,4}} = 3,9\left( {mol} \right)\)

- Ta có:

maxit xitric = 144.x% = 1,44x (gam)

⟹ naxit xitric = \(\dfrac{{1,44{\rm{x}}}}{{192}}\) = 0,0075x (mol)

- mnước = 144 - 1,44x (gam)

⟹ nnước = \(\dfrac{{144 - 1,44{\rm{x}}}}{{18}}\) = 8 - 0,08x (mol)

- Ta có: \({n_{{H_2}}} = 0,015{\rm{x}} + \left( {4 - 0,04{\rm{x}}} \right) = 3,9\)

⟹ \(x = 4\).

Vậy nồng độ dung dịch axit xitric đã dùng là 4%.

close