tuyensinh247

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập axit cacboxylic - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Hỗn hợp A gồm 3 axit hữu cơ X, Y, Z đều đơn chức mạch hở, trong đó X là axit không no, có 1 liên kết đôi C=C; Y và Z là hai axit no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp ( Mx < My). Cho 46,04 gam hỗn hợp A tác dụng với dung KOH vừa đủ, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B, thu được chất rắc khan D. Đốt cháy hoàn toàn D bằng O2 dư, thu được 63,48 gam K2CO3; 44,08 gam hỗn hợp CO2 và H2O. % khối lượng của X có trong hỗn hợp A có giá trị gần giá trị nào dưới đây nhất? 

  • A

    17,84%           

  • B

    24,37%           

  • C

    32,17%

  • D

    15,64%

Câu 2 :

Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no mạch hở, hai lần axit (A) và axit không no (có một nối đôi) mạch hở, đơn chức (B). Số nguyên tử cacbon trong phân tử chất này gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử chất kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,08 gam hỗn hợp X được 4,704 lít CO2 (đo ở đktc). Nếu trung hòa hết 5,08 gam X cần 350 ml dung dịch NaOH 0,2M được hỗn hợp muối Y. Công thức cấu tạo thu gọn của A và B là:

  • A

    C2H4(COOH)2 và C2H3COOH    

  • B

    (COOH)2 và C3H5COOH                          

  • C

    C4H8(COOH)2 và C3H5COOH        

  • D

    C4H8(COOH)2 và C2H3COOH

Câu 3 :

Hỗn hợp T gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCOdư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNOtrong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

  • A

    4,6.      

  • B

    4,8.      

  • C

    5,2.      

  • D

    4,4. 

Câu 4 :

Chia 0,15mol hỗn hợp X gồm 1 số chất hữu cơ (trong phân tử cùng chứa C, H, O) thành 3 phần bằng nhau. Đốt cháy phần 1 rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào lượng nước vôi trong thu được 5 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với 1 lượng dư dung dịch  AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần 3 tác dụng với 1 lượng vừa đủ Na thu được 0,448 lít H2. Các phản ứng  xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol X là:

  • A

    6,48 gam                        

  • B

    5,52 gam                 

  • C

    5,58 gam                           

  • D

    6,00 gam

Câu 5 :

Hỗn hợp A gồm một axit no, mạch hở, đơn chức và hai axit không no, mạch hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp A là?

  • A

    22,78%.           

  • B

    44,24%.

  • C

    40,82%.

  • D

    35,52%.

Câu 6 :

Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là?

  • A

    9 gam.

  • B

    11,4 gam.        

  • C

    19,0 gam.       

  • D

    17,7 gam.

Câu 7 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a (gam) muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b (gam) muối. Biểu thức liên hệ a, b, m là:

  • A

    9m = 20a – 11b.          

  • B

    3m = 22b – 19a.         

  • C

    8m = 19a – 11b.         

  • D

    m = 11b – 10a.

Câu 8 :

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là

  • A

    1,50. 

  • B

    2,98.

  • C

    1,22.    

  • D

    1,24.

Câu 9 :

Hai hợp chất hữu cơ X, Y (đều chứa C, H, O và chỉ chứa một loại nhóm chức), MX = 76 không có vòng benzen. Cho 1,14 gam X tác dụng với Na dư, thu được 336 ml H(đktc). Chất Z (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) được tạo thành khi cho X tác dụng với Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam Z cần 1,288 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 11 : 6. Mặt khác 4,48 gam Z tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Số công thức cấu tạo phù hợp của Z là :

  • A

    8

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    9

Câu 10 :

Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Hỗn hợp Y chứa hai hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ lệ mol là 15 : 4. Trộn hỗn hợp X và hỗn hợp Y với tỉ lệ khối lượng tương ứng 2 : 3, thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 1,1515 mol O2, thu được 1,021 mol H2O. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp Z là

  • A
    15,00%
  • B
    17,92%
  • C
    21,50%
  • D
    22,08%
Câu 11 :

Hỗn hợp P gồm 2 axit đa chức X, Y có số mol bằng nhau và axit đơn chức Z (X, Y, Z đều mạch hở, không phân nhánh và có số nguyên tử C không lớn hơn 4; MX < MY). Trung hòa m gam hỗn hợp P cần vừa đủ 510 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn m gam P thu được CO2 và 7,02 gam H2O. Còn nếu cho m gam P tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì thu được 52,38 gam kết tủa. Nhận định nào sau đây đúng?

  • A
    Phần trăm khối lượng X trong P bằng 17,34%.
  • B
    X, Y, Z đều là các axit no.
  • C
    Số nguyên tử C trong phân tử Z, X, Y tương ứng tăng dần.
  • D
    Thực hiện phản ứng este hóa 2m gam hỗn hợp P với metanol dư (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được 56,76 gam hỗn hợp các este (Giả sử các phản ứng este hóa đều đạt hiệu suất 100%).
Câu 12 :

Hỗn hợp X gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở và 2 axit không no, đơn chức, mạch hở có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon E và F (ME < MF). Chia X làm 3 phần bằng nhau.

+ Phần 1 cho tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,2M, thu được 5,56 gam hỗn hợp muối.

+ Phần 2 được đốt cháy hoàn toàn thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 10 gam.

+ Hiđro hóa hoàn toàn phần 3 (H2, Ni, to) thu được 3 axit là đồng đẳng kế tiếp.

Số mol F trong hỗn hợp X ban đầu là

  • A
    0,06 mol.
  • B
    0,02 mol.
  • C
    0,08 mol.
  • D
    0,04 mol.
Câu 13 :

Hỗn hợp A gồm ba axit hữu cơ X, Y, Z đều đơn chức mạch hở, trong đó X là axit không no, có một liên kết đôi C = C; Y và Z là hai axit no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp (MY < MZ ). Cho 46,04 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B, thu được chất rắn khan D. Đốt cháy hoàn toàn D bằng O2 dư, thu được 48,76 gam Na2CO3; 44,08 gam hỗn hợp CO2 và H2O. 

Phân tử khối của X và Z lần lượt là:

  • A
    72 và 60                             
  • B
    72 và 46
  • C
    86 và 60
  • D
    86 và 46
Câu 14 :

Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Hỗn hợp Y chứa hai hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ lệ mol là 15 : 4. Trộn hỗn hợp X và hỗn hợp Y với tỉ lệ khối lượng tương ứng 2 : 3, thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 1,1515 mol O2, thu được 1,021 mol H2O. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp Z là

  • A
    15,00%
  • B
    17,92%
  • C
    21,50%
  • D
    22,08%
Câu 15 :

Hỗn hợp E gồm gồm ba axit cacboxylic X, Y và Z (MX < MY < MZ < 94). Chia 1 mol E thành 2 phần bằng nhau: Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 17,92 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Phần 2 cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được 84,2 gam kết tủa. Phần trăm theo số mol Z trong E là

  • A
    51,7%
  • B
    30,0%
  • C
    20,0%  
  • D
    46,3%
Câu 16 :

Axit hữu cơ đơn chức X mạch hở phân tử có một liên kết đôi C=C và có đồng phân hình học. Hai ancol Y, Z là đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 13,44 lít O2 (đktc) thu được 10,304 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là

  • A
    7,77%.             
  • B
    32,43%. 
  • C
    48,65%. 
  • D
    32,08%.
Câu 17 :

Hỗn hợp P gồm 2 axit đa chức X, Y có số mol bằng nhau và axit đơn chức Z (X, Y, Z đều mạch hở, không phân nhánh và có số nguyên tử C không lớn hơn 4; MX < MY). Trung hòa m gam hỗn hợp P cần vừa đủ 510 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn m gam P thu được CO2 và 7,02 gam H2O. Còn nếu cho m gam P tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì thu được 52,38 gam kết tủa. Nhận định nào sau đây đúng?

  • A
    Phần trăm khối lượng X trong P bằng 17,34%.
  • B
    X, Y, Z đều là các axit no.
  • C
    Số nguyên tử C trong phân tử Z, X, Y tương ứng tăng dần.
  • D
    Thực hiện phản ứng este hóa 2m gam hỗn hợp P với metanol dư (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được 56,76 gam hỗn hợp các este (Giả sử các phản ứng este hóa đều đạt hiệu suất 100%).
Câu 18 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit adipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a (gam) muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b (gam) muối. Biểu thức liên hệ a, b, m là:

  • A
    9m = 20a – 11b.          
  • B
    3m = 22b – 19a.          
  • C
    8m = 19a – 11b.          
  • D
    m = 11b – 10a.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hỗn hợp A gồm 3 axit hữu cơ X, Y, Z đều đơn chức mạch hở, trong đó X là axit không no, có 1 liên kết đôi C=C; Y và Z là hai axit no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp ( Mx < My). Cho 46,04 gam hỗn hợp A tác dụng với dung KOH vừa đủ, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B, thu được chất rắc khan D. Đốt cháy hoàn toàn D bằng O2 dư, thu được 63,48 gam K2CO3; 44,08 gam hỗn hợp CO2 và H2O. % khối lượng của X có trong hỗn hợp A có giá trị gần giá trị nào dưới đây nhất? 

  • A

    17,84%           

  • B

    24,37%           

  • C

    32,17%

  • D

    15,64%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X là ${C_n}{H_{2n - 2}}{O_2}$ a mol (n ≥ 3); Y và Z có công thức chung là ${C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}{O_2}$ b mol với $\overline n $ > 1

+) ${n_{KOH}} = 2{n_{{K_2}C{O_3}}}$ = nK trong muối = nmuối

=> PT (1) ẩn a, b

+) BTKL => mmuối

Đốt D: $D + {O_2}\xrightarrow{t}{K_2}C{O_3} + C{O_2} + {H_2}O$

BTKL => mO2 phản ứng => nO2 phản ứng

Gọi số mol của CO2 và H2O tạo ra là x và y

+) Từ tổng khối lượng CO2 và H2O => PT (2)

+) BTNT O => PT (3)

=> x và y => a = x – y => b

BTNT C => biểu thức giữa n và $\overline n $

Do  $\overline n  > 1 \Rightarrow $ xét khoảng n => giá trị n và $\overline n $

=> Y và Z

Lời giải chi tiết :

X là ${C_n}{H_{2n - 2}}{O_2}$ a mol (n ≥ 3); Y và Z có công thức chung là ${C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}{O_2}$ b mol với $\overline n $ >1.

BTNT cho K ta có : ${n_{KOH}} = 2{n_{{K_2}C{O_3}}} = 2.0,46 = 0,92{\text{ }}mol$

$TN1:\,\,RCOOH + KOH \to RCOOK + {H_2}O$

                       0,92            0,92              0,92              0,92

$ \Rightarrow a + b = 0,92(1)$

BTKL ta có mmuối = 81 gam

Đốt D: $D + {O_2}\xrightarrow{t}{K_2}C{O_3} + C{O_2} + {H_2}O$

BTKL ta có mO2 phản ứng = 26,56 gam => nO2 phản ứng = 0,83 mol

Gọi số mol của CO2 và H2O tạo ra là x và y => 44x + 18y = 44,08 (2)

BTNT cho O ta có: 0,92.2 + 0,83.2 = 3.0,46 + 2x + y  (3)

=> x = 0,74; y = 0,64 => a = x – y = 0,1 => b = 0,82

BTNT cho C ta có: $0,1n + 0,82.\overline n  = 0,46 + 0,74 = 1,2$

Do  $\overline n  > 1 \Rightarrow n < \dfrac{{1,2 - 0,82}}{{0,1}} = 3,8$

=> n = 3 và $\overline n $ = 1,097 => Y là HCOOH và Z là CH3COOH.

=> $\% {m_{C{H_2} = CH - COOH}} = \dfrac{{72.0,1}}{{46,04}} = 15,517\% $

Câu 2 :

Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no mạch hở, hai lần axit (A) và axit không no (có một nối đôi) mạch hở, đơn chức (B). Số nguyên tử cacbon trong phân tử chất này gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử chất kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,08 gam hỗn hợp X được 4,704 lít CO2 (đo ở đktc). Nếu trung hòa hết 5,08 gam X cần 350 ml dung dịch NaOH 0,2M được hỗn hợp muối Y. Công thức cấu tạo thu gọn của A và B là:

  • A

    C2H4(COOH)2 và C2H3COOH    

  • B

    (COOH)2 và C3H5COOH                          

  • C

    C4H8(COOH)2 và C3H5COOH        

  • D

    C4H8(COOH)2 và C2H3COOH

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi axit A là CnH2n-2O4 (x mol) và B là CmH2m-2O2  (y mol)

+) Từ nNaOH => PT (1)

+) Từ nCO2 => PT (2) 

+) Từ mX = 5,08  => PT (3)

(1), (2), (3) => x, y

+) Biện luận tìm n, m

Lời giải chi tiết :

Gọi axit A là CnH2n-2O4 (x mol) và B là CmH2m-2O2  (y mol)

=> $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x + y = {n_{NaOH}} = 0,07} \\ {nx + my = {n_{C{O_2}}} = 0,21} \end{array}} \right.$ 

=> mX = 5,08  => (14n + 62)x + (14m + 30)y = 5,08

=> 62x + 30y = 5,08 - 14.(nx + my) = 2,14

Từ đó tìm được x = 0,02 ; y = 0,03

=> 0,02n + 0,03m = 0,21

Xét 2 trường hợp n = 2m hoặc m = 2n tìm được n = 6; m = 3

=> A là C4H8(COOH)2 ; B là C2H3COOH

Câu 3 :

Hỗn hợp T gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCOdư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNOtrong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

  • A

    4,6.      

  • B

    4,8.      

  • C

    5,2.      

  • D

    4,4. 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ số mol của CO2 tính được số mol của C. Từ số mol của Ag tính được số mol của CHO; từ số mol của H2 tìm được số mol của –COOH. Nhận thấy số mol C = số mol của CHO + COOH. Suy ra được công thức của các X,Y, Z. Từ đó tính được khối lượng của T

nCO2(1) (đốt cháy) = ?

nCO2(2) (tác dụng NaHCO3) = ?

nAg = ?

nCOOH = nCO2(2) = ?

nCHO = nAg/2 = ?

Ta thấy nCHO + nCOOH = nCO2(1) => X chỉ chứa các nhóm CHO và COOH

Mà 50 < MX < MY < MZ => X, Y, Z

m = mCHO + mCOOH = ?

Lời giải chi tiết :

nCO2(1) (đốt cháy) = 0,12 mol

nCO2(2) (tác dụng NaHCO3) = 0,07 mol

nAg = 0,1 mol

nCOOH = nCO2(2) = 0,07 mol

nCHO = nAg/2 = 0,05 mol

Ta thấy nCHO + nCOOH = nCO2(1) => X chỉ chứa các nhóm CHO và COOH

Mà 50<MX<MY<MZ

Vậy X là OHC-CHO, Y là OHC-COOH, Z là HOOC-COOH

m = mCHO + mCOOH = 0,05.29 + 0,07.45 = 4,6 gam

Câu 4 :

Chia 0,15mol hỗn hợp X gồm 1 số chất hữu cơ (trong phân tử cùng chứa C, H, O) thành 3 phần bằng nhau. Đốt cháy phần 1 rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào lượng nước vôi trong thu được 5 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với 1 lượng dư dung dịch  AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần 3 tác dụng với 1 lượng vừa đủ Na thu được 0,448 lít H2. Các phản ứng  xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol X là:

  • A

    6,48 gam                        

  • B

    5,52 gam                 

  • C

    5,58 gam                           

  • D

    6,00 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ số mol của X và số mol của CO2 suy ra số C trung bình bằng 1. Từ đó suy ra các hợp chất có trong X. Từ số mol của X và số mol của Ag và H2 tìm được số mol của các chất trong X.

Từ đó tính được khối lượng của 0,15mol X.

Lời giải chi tiết :

Số mol của X trong mỗi phần là 0,05 mol

${n_C} = {n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = 0,05mol$

$ \to \overline C  = \dfrac{{0,05}}{{0,05}} = 1 \to X\left\{ \begin{gathered}C{H_3}OH:xmol \hfill \\HCHO:y mol \hfill \\HCOOH:zmol \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$ \to \left\{ \begin{gathered}x + y + z = 0,05 \hfill \\4y + 2z = 0,08 \hfill \\x + z = 2.0,02 = 0,04 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,02 \hfill \\y = 0,01 \hfill \\z = 0,02 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$ \to m = 3.(0,02.32 + 0,01.29 + 0,02.46) = 5,58 gam$

Câu 5 :

Hỗn hợp A gồm một axit no, mạch hở, đơn chức và hai axit không no, mạch hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp A là?

  • A

    22,78%.           

  • B

    44,24%.

  • C

    40,82%.

  • D

    35,52%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Do các axit đơn chức nên ta có: nA = nNaOH pư = nNaOH bđ – nHCl

=> nO (A) = 2.nA

+) nH2O sinh ra = nNaOH bđ

+) BTKL: mA + mNaOH bđ + nHCl = m chất rắn + mH2O

=> mA

Giả sử khi đốt cháy: ${n_{C{O_2}}} = x{\text{ }}mol$ và ${n_{{H_2}O}} = y{\text{ }}mol$

BTNT => nC (A) = x mol; nH (A) = 2y mol

+ m bình tăng = ${m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}$ => PT (1)

+ mA = mC + mH + mO => PT (2)

Giải (1) và (2) => x và y

+) Tính số H trung bình => 1 axit có 2H (do các axit không no có một nối đôi đơn chức có từ 4H trở đi)

=> A có chứa HCOOH

+) naxit không no = ${n_{C{O_2}}}-{n_{{H_2}O}}$

=> nHCOOH

+) BTNT C => $\overline n $ => CTPT 2 axit còn lại

+) Lập hpt tính số mol mỗi axit => %m

Lời giải chi tiết :

Do các axit đơn chức nên ta có: nA = nNaOH pư = nNaOH bđ – nHCl = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol

=> nO (A) = 2.nA = 0,4 mol

nH2O sinh ra = nNaOH bđ = 0,3 mol

BTKL: mA + mNaOH bđ + nHCl = m chất rắn + mH2O

=> mA + 0,3.40 + 0,1.36,5 = 22,89 + 0,3.18 => mA = 12,64 (gam)

Giả sử khi đốt cháy: ${n_{C{O_2}}} = x{\text{ }}mol$ và ${n_{{H_2}O}} = y{\text{ }}mol$

BTNT => nC (A) = x mol; nH (A) = 2y mol

+ m bình tăng = ${m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}$ => 44x + 18y = 26,72 (1)

+ mA = mC + mH + mO => 12x + 2y + 0,4.16 = 12,64 (2)

Giải (1) và (2) được x = 0,46 và y = 0,36

$\overline H  = \dfrac{{0,36.2}}{{0,2}} = 3,6$ => 1 axit có 2H (do các axit không no có một nối đôi đơn chức có từ 4H trở đi)

=> A có chứa HCOOH

naxit không no = ${n_{C{O_2}}}-{n_{{H_2}O}}$ = 0,46-0,36 = 0,1 mol

=> nHCOOH = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol

$\xrightarrow{{BTNT\,\,C}}0,1.1 + 0,1.\overline n  = 0,46 \to 3({C_3}{H_4}{O_2}) < \overline n  = 3,6 < 4({C_4}{H_6}{O_2})$

$\left\{ \begin{gathered}{C_3}{H_4}{O_2}:a \hfill \\{C_4}{H_6}{O_2}:b \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}a + b = 0,1 \hfill \\\dfrac{{3a + 4b}}{{0,1}} = 3,6 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}a = 0,04 \hfill \\b = 0,06 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$ \to \% {m_{{C_3}{H_4}{O_2}}} = \dfrac{{0,04.72}}{{12,64}}.100\%  = 22,78\% $

Câu 6 :

Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là?

  • A

    9 gam.

  • B

    11,4 gam.        

  • C

    19,0 gam.       

  • D

    17,7 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nO2 = ?; nCO2 = ?; nH2O = ?

BTNT => nC = ?; nH = ?

Số C của mỗi chất: nC : nhh = ?

BTNT “O”: nO(hh) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = ?

Số O trung bình = ?

Dựa vào số O trung bình biện luận số O của Y => CTCT Y

Số H trung bình = ? => Dựa vào số H trung bình để biện luận các trường hợp của X

Lời giải chi tiết :

nO2 = 1,35 mol; nCO2 = 1,2 mol; nH2O = 1,1 mol

=> nC = 1,2 mol; nH = 2,2 mol

Số C của mỗi chất: 1,2 : 0,4 = 3

BTNT “O”: nO(hh) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.1,2 + 1,1 – 2. 1,35 = 0,8 mol

Số O trung bình = 0,8:0,4 = 2

Mà axit có 2O (vì đơn chức) => ancol Y có 2O => Y là C3H8O2

Số H trung bình = 2,2:0,4 = 5,5 => X có số H < 5,5 (Vì Y có số H = 8)

+ TH1: X có 4H: $\left\{ \begin{gathered}X:{C_3}{H_4}{O_2}:a \hfill \\Y:{C_3}{H_8}{O_2}:b \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}a + b = 0,4 \hfill \\4a + 8b = {n_H} = 2,2 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}a = 0,25 \hfill \\b = 0,15 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$ thỏa mãn điều kiện nX>nY

=> mY = 0,15.76 = 11,4 (gam)

+ TH2: X có 2H: $\left\{ \begin{gathered}X:{C_3}{H_2}{O_2}:a \hfill \\Y:{C_3}{H_8}{O_2}:b \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}a + b = 0,4 \hfill \\2a + 8b = {n_H} = 2,2 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}a = 0,167 \hfill \\b = 0,233 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$ không thỏa mãn điều kiện nX>nY

Câu 7 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a (gam) muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b (gam) muối. Biểu thức liên hệ a, b, m là:

  • A

    9m = 20a – 11b.          

  • B

    3m = 22b – 19a.         

  • C

    8m = 19a – 11b.         

  • D

    m = 11b – 10a.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tăng giảm khối lượng

R(COOH)n → R(COONa)n

R(COOH)n → R(COO)nCa0,5n

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của các axit là R(COOH)n. Giả sử số mol X là 1 mol

- Tác dụng với NaOH:

R(COOH)n → R(COONa)n

1 mol                       1 mol      → m tăng = 23n – n = 22n

=> a = m + 22n (1)

- Tác dụng với Ca(OH)2:

R(COOH)n → R(COO)nCa0,5n

1 mol                   1 mol             → m tăng = 20.0,5n – n = 19n

=> b = m + 19n (2)

Ta lấy 22.(2) – 19.(1) được 3m = 22b – 19a

Câu 8 :

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là

  • A

    1,50. 

  • B

    2,98.

  • C

    1,22.    

  • D

    1,24.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

nCHO = nAg / 2 = ?

nNH3>nCHO => có nhóm COOH

nNH3 = nCHO + nCOOH => nCOOH = ?

HS dựa vào các dữ kiện đề bài để biện luận cấu tạo.

Lời giải chi tiết :

Do hỗn hợp có phản ứng tráng bạc và phản ứng với NaHCO3 nên có nhóm CHO và COOH. Mà khí tác dụng với AgNO3/NH3 thu được một muối duy nhất nên 2 chất chỉ có thể là: HO-R-CHO và HO-R-COOH

nCHO = nAg / 2 = 0,01875 mol

nNH3 = nCHO + nCOOH => nCOOH = 0,02 – 0,0185 = 0,00125 mol

$\left\{ \begin{gathered}HO - R - CHO:0,01875 \hfill \\HO - R - C{\text{OO}}H:0,00125 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{AgN{O_3}/N{H_3}}}HO - R - COON{H_4}:0,02$

$\to {M_{muối}} = \dfrac{{1,86}}{{0,02}} = 93 \to R + 17 + 44 + 18 = 93 \to R = 14(C{H_2})$

$ \to X\left\{ \begin{gathered}HO - C{H_2} - CHO:0,01875 \hfill \\HO - C{H_2} - C{\text{OO}}H:0,00125 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to m = 0,01875.60 + 0,00125.76 = 1,22(g)$

Câu 9 :

Hai hợp chất hữu cơ X, Y (đều chứa C, H, O và chỉ chứa một loại nhóm chức), MX = 76 không có vòng benzen. Cho 1,14 gam X tác dụng với Na dư, thu được 336 ml H(đktc). Chất Z (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) được tạo thành khi cho X tác dụng với Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam Z cần 1,288 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 11 : 6. Mặt khác 4,48 gam Z tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Số công thức cấu tạo phù hợp của Z là :

  • A

    8

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    9

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ tỉ lệ số mol H2 so với số mol X suy ra X 2 chức và tìm ra công thức của X.

+) Từ số mol CO2 và H2O suy ra được công thức của Z.

+) Tìm được công thức của Y và viết được số đồng phân.

Lời giải chi tiết :

nX = nH2 = 0,015 mol => X hai chức

+) Nếu X chứa hai chức axit thì MX ≥ M(COOH)2 = 90 > 76

+) Nếu X chứa hai chức ancol => X là C3H6(OH)2

Xét phản ứng đốt cháy Z ta có:

$\left\{ \begin{gathered}C{O_2}:a \hfill \\{H_2}O:b \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}6a = 11b \hfill \\ 44a + 18b = 1,12 + 0,0575.32 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}a = 0,055 \hfill \\b = 0,03 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{BTKL\left( Z \right)}}{n_{O\left( Z \right)}} = 0,025$

Tỉ lệ $C:H:O = 0,055:0,06:0,025 = 11:12:5$

Z có cùng CTPT trùng CTĐGN nên Z là ${C_{11}}{H_{12}}{O_5} \Rightarrow {n_X} = 0,005$

Số mol NaOH phản ứng với 1,12 gam Z là $0,2:4 = 0,01$

=> Z tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 2 => Z chứa hai nhóm chức COO

X tác dụng với Y nên Y không thể là phenol

=> Y là axit hai chức. Mặt khác, Y có vòng benzen => CY ≥ 8

Lại có CZ = Cx + 8 => Y là C6H4(COOH)2 và X tác dụng với Y theo tỉ lệ 1:1

Z có dạng HO – C3H6 – OOC – C6H4 – COOH

+) C6H5(COOH)2 có 3 đồng phân (o, m, p)

+) HO – C3H6 – R có 3 đồng phân:

HO-CH2-CH2-CH2-R;    CH3-CH(OH)-CH2-R;    CH3-CH(R)-CH2-OH

=> Z có 3.3 = 9 đồng phân

Câu 10 :

Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Hỗn hợp Y chứa hai hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ lệ mol là 15 : 4. Trộn hỗn hợp X và hỗn hợp Y với tỉ lệ khối lượng tương ứng 2 : 3, thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 1,1515 mol O2, thu được 1,021 mol H2O. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp Z là

  • A
    15,00%
  • B
    17,92%
  • C
    21,50%
  • D
    22,08%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Hiệu nCO2 - nH2O = x + (số liên kết π - 1)y → nCO2 = 1,021 + x + (π - 1)y

 - Dùng bảo toàn nguyên tố O để tìm được số liên kết π và y.

 - Từ số Htb của ankan để tìm hỗn hợp Y → mY → mX.

 - Dùng bảo toàn khối lượng → nCO2 → x

 - Dùng bảo toàn nguyên tố O → Hai axit và % khối lượng của axit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp Z.

Lời giải chi tiết :

- Hiệu nCO2 - nH2O = x + (số liên kết π - 1)y → nCO2 = 1,021 + x + (π - 1)y

 - BTNT O: 2x + 1,1515.2 = 2[1,021 + x + (π - 1)y] + 1,021 → (1 - π)y = 0,38

→ π = 0; y = 0,38.

 - Số Htb của ankan < 2.1,021/0,38 = 5,3 → Có CH4: 0,3 mol và C2H6: 0,08 mol.

→ mY = 7,2 gam → mX = 4,8 gam.

 - BTKL: 4,8 + 7,2 + 32.1,1515 = 44nCO2 + 18.1,021 → nCO2 = 0,6925 → x = 0,0515

 - BTNT C → 0,3 + 2.0,08 + 0,0515n = 0,6925 → n = 4,5 → Hai axit C4H6O2: 0,025 và C5H8O2: 0,0265

→ %mC5H8O2 = [0,025.86/(4,8+7,2)].100% = 17,92%

Câu 11 :

Hỗn hợp P gồm 2 axit đa chức X, Y có số mol bằng nhau và axit đơn chức Z (X, Y, Z đều mạch hở, không phân nhánh và có số nguyên tử C không lớn hơn 4; MX < MY). Trung hòa m gam hỗn hợp P cần vừa đủ 510 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn m gam P thu được CO2 và 7,02 gam H2O. Còn nếu cho m gam P tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì thu được 52,38 gam kết tủa. Nhận định nào sau đây đúng?

  • A
    Phần trăm khối lượng X trong P bằng 17,34%.
  • B
    X, Y, Z đều là các axit no.
  • C
    Số nguyên tử C trong phân tử Z, X, Y tương ứng tăng dần.
  • D
    Thực hiện phản ứng este hóa 2m gam hỗn hợp P với metanol dư (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được 56,76 gam hỗn hợp các este (Giả sử các phản ứng este hóa đều đạt hiệu suất 100%).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

X, Y không nhánh nên đều 2 chức.

Ta có : nX = nY = x mol và nZ = z mol

Ta có : nNaOH = 2x + 2x + z = 0,51 mol (1)

P tạo kết tủa với AgNO3/NH3 nên Z là HCOOH hoặc Z có liên kết ba đầu mạch.

Nếu Z là CH≡C-COOH thì kết tủa là CAg≡C-COONH4 0,27 mol

Từ (1) suy ra x = 0,06 mol

Đặt n là số H trung bình của X và Y.

Suy ra nH = 0,06.2n + 0,27.2 = 0,39.2 → n = 2

Do các axit không có quá 4C nên tìm được các công thức X, Y, Z.

Từ đó tìm phát biểu đúng .

Lời giải chi tiết :

X, Y không nhánh nên đều 2 chức.

Ta có : nX = nY = x mol và nZ = z mol

Ta có : nNaOH = 2x + 2x + z = 0,51 mol (1)

P tạo kết tủa với AgNO3/NH3 nên Z là HCOOH hoặc Z có liên kết ba đầu mạch.

Nếu Z là CH≡C-COOH thì kết tủa là CAg≡C-COONH4 0,27 mol

Từ (1) suy ra x = 0,06 mol

Đặt n là số H trung bình của X và Y.

Suy ra nH = 0,06.2n + 0,27.2 = 0,39.2 → n = 2

Do các axit không có quá 4C nên

X là HOOC-COOH (0,06 mol)

Y là HOOC-C≡C-COOH (0,06 mol)

Z là CH≡C-COOH (0,27 mol)

Phát biểu A tính được %mX = 17,34% nên phát biểu A đúng

Phát biểu B sai vì chỉ có X là axit no

Phát biểu C sai

Phát biểu D sai vì :

Este gồm (COOCH3)2 0,12 mol, C2(COOCH3)2 0,12 mol; và CH≡C-COOCH3 0,54mol

Suy ra meste = 76,56 gam

Các trường hợp khác như Z là HCOOH hoặc Z là CH≡C-CH2-COOH giải tương tự.

Câu 12 :

Hỗn hợp X gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở và 2 axit không no, đơn chức, mạch hở có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon E và F (ME < MF). Chia X làm 3 phần bằng nhau.

+ Phần 1 cho tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,2M, thu được 5,56 gam hỗn hợp muối.

+ Phần 2 được đốt cháy hoàn toàn thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 10 gam.

+ Hiđro hóa hoàn toàn phần 3 (H2, Ni, to) thu được 3 axit là đồng đẳng kế tiếp.

Số mol F trong hỗn hợp X ban đầu là

  • A
    0,06 mol.
  • B
    0,02 mol.
  • C
    0,08 mol.
  • D
    0,04 mol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xét từng phần để tính toán.

Lời giải chi tiết :

* Phần 1: naxit = nH2O = nNaOH = 0,06 mol (do axit đơn chức)

BTKL ⟹ maxit = mmuối + mH2O - mNaOH = 4,24 gam.

* Phần 2: Đặt nCO2 = x và nH2O = y (mol)

BTKL ⟹ mO2 = mCO2 + mH2O - maxit = 5,76 gam ⟹ nO2 = 0,18 mol.

+ mCO2 + mH2O = 44x + 18y = 10

+ BTNT O ⟹ 2x + y = 2.0,06 + 2.0,18 = 0,48

Từ (1)(2) ⟹ x = 0,17 và y = 0,14.

Axit có số C trung bình = nCO2/nX = 0,17/0,06 = 2,833.

* Phần 3: do hiđro hóa hoàn toàn X thu được 3 axit đồng đẳng kế tiếp nên 3 axit có số nguyên tử C liên tiếp

⟹ Các axit trong X chỉ có thể là 2C, 3C, 4C

Vậy hỗn hợp X chứa: CH3COOH (a mol) ; (E) C2H3-COOH (b mol) và (F) C3H5-COOH (c mol)

nX = a + b + c = 0,06 (3)

maxit = 60a + 72b + 86c = 4,24 (4)

BTNT C ⟹ 2a + 3b + 4c = nCO2 = 0,17 (5)

Từ (3)(4)(5) ⟹ a = 0,03 ; b = 0,01 và c = 0,02.

Do chia thành 3 phần bằng nhau nên số mol của F trong hh X ban đầu là 0,02.3 = 0,06 mol

Câu 13 :

Hỗn hợp A gồm ba axit hữu cơ X, Y, Z đều đơn chức mạch hở, trong đó X là axit không no, có một liên kết đôi C = C; Y và Z là hai axit no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp (MY < MZ ). Cho 46,04 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B, thu được chất rắn khan D. Đốt cháy hoàn toàn D bằng O2 dư, thu được 48,76 gam Na2CO3; 44,08 gam hỗn hợp CO2 và H2O. 

Phân tử khối của X và Z lần lượt là:

  • A
    72 và 60                             
  • B
    72 và 46
  • C
    86 và 60
  • D
    86 và 46

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Gọi công thức của X là CnH2n-2O2 (n ≥ 3) → công thức muối natri tương ứng là CnH2n-3O2Na.

- Gọi công thức chung của Y, Z là \({C_{\overline m }}{H_{2\overline m }}{O_2}\)(\(\overline m  > 1\)) → công thức muối natri tương ứng là \({C_{\overline m }}{H_{2\overline m  - 1}}{O_2}Na\).

- Gọi số mol của X là a; số mol của hỗn hợp Y, Z là b

→ \({m_{X,Y,Z}} = a(14n + 30) + b(14\overline n  + 32) = 46,04\)(1)

- Khi đốt cháy hỗn hợp muối:

\({n_{N{a_2}C{O_3}}} = \frac{{a + b}}{2} = \frac{{48,76}}{{106}} = 0,46(mol)\)

 → nNaOH = a + b = 0,92 (2)

B + O2 → Na2CO3 + hỗn hợp E (CO2 +H2O)

Ta có: \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 44.(na + \overline m b - 0,46) + 18.\frac{{a(2n - 3) + b(2\overline m  - 1)}}{2} = 44,08\)

→ \(62(na + \overline m b) - 27a - 9b = 64,32\)(3)

Từ (1); (2); (3) giải hệ tìm được na+mb, a và b.

Từ đó tìm được n và m và công thức các chất X, Y, Z.

Lời giải chi tiết :

- Gọi công thức của X là CnH2n-2O2 (n ≥ 3) → công thức muối natri tương ứng là CnH2n-3O2Na.

- Gọi công thức chung của Y, Z là \({C_{\overline m }}{H_{2\overline m }}{O_2}\) (\((\overline m  > 1)\)→ công thức muối natri tương ứng là \({C_{\overline m }}{H_{2\overline m  - 1}}{O_2}Na\).

- Gọi số mol của X là a; số mol của hỗn hợp Y, Z là b

Þ Số mol CnH2n-3O2Na và \({C_{\overline m }}{H_{2\overline m  - 1}}{O_2}Na\) lần lượt là a và b.

→ \({m_{X,Y,Z}} = a(14n + 30) + b(14\overline n  + 32) = 46,04\)

→\({m_{X,Y,Z}} = 14(na + \overline m b) + 30a + 32b = 46,04\)(1)

- Khi đốt cháy hỗn hợp muối:

\({n_{N{a_2}C{O_3}}} = \frac{{a + b}}{2} = \frac{{48,76}}{{106}} = 0,46(mol)\)

 → nNaOH = a + b = 0,92 (2)

B + O2 → Na2CO3 + hỗn hợp E (CO2 +H2O)

Ta có: \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 44.(na + \overline m b - 0,46) + 18.\frac{{a(2n - 3) + b(2\overline m  - 1)}}{2} = 44,08\)

→ \(62(na + \overline m b) - 27a - 9b = 64,32\)(3)

Từ (1); (2); (3) giải hệ:

\(\left\{ \begin{array}{l}na + \overline m b = 1,2\\a = 0,1\\b = 0,82\end{array} \right.\)→ \(0,1n + 0,82\overline m  = 1,2\)

Cặp nghiệm hợp lí: n = 3; \(\overline m  = 1,1\)

Vậy 3 axit X, Y, Z lần lượt là: CH2=CH-COOH, HCOOH, CH3COOH

Ta có MX = 72 và MZ = 60.

Câu 14 :

Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Hỗn hợp Y chứa hai hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ lệ mol là 15 : 4. Trộn hỗn hợp X và hỗn hợp Y với tỉ lệ khối lượng tương ứng 2 : 3, thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 1,1515 mol O2, thu được 1,021 mol H2O. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp Z là

  • A
    15,00%
  • B
    17,92%
  • C
    21,50%
  • D
    22,08%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Hiệu nCO2 - nH2O = x + (số liên kết π - 1)y → nCO2 = 1,021 + x + (π - 1)y

 - Dùng bảo toàn nguyên tố O để tìm được số liên kết π và y.

 - Từ số Htb của ankan để tìm hỗn hợp Y → mY → mX.

 - Dùng bảo toàn khối lượng → nCO2 → x

 - Dùng bảo toàn nguyên tố O → Hai axit và % khối lượng của axit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp Z.

Lời giải chi tiết :

- Hiệu nCO2 - nH2O = x + (số liên kết π - 1)y → nCO2 = 1,021 + x + (π - 1)y

 - BTNT O: 2x + 1,1515.2 = 2[1,021 + x + (π - 1)y] + 1,021 → (1 - π)y = 0,38

→ π = 0; y = 0,38.

 - Số Htb của ankan < 2.1,021/0,38 = 5,3 → Có CH4: 0,3 mol và C2H6: 0,08 mol.

→ mY = 7,2 gam → mX = 4,8 gam.

 - BTKL: 4,8 + 7,2 + 32.1,1515 = 44nCO2 + 18.1,021 → nCO2 = 0,6925 → x = 0,0515

 - BTNT C → 0,3 + 2.0,08 + 0,0515n = 0,6925 → n = 4,5 → Hai axit C4H6O2: 0,025 và C5H8O2: 0,0265

→ %mC5H8O2 = [0,025.86/(4,8+7,2)].100% = 17,92%

Câu 15 :

Hỗn hợp E gồm gồm ba axit cacboxylic X, Y và Z (MX < MY < MZ < 94). Chia 1 mol E thành 2 phần bằng nhau: Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 17,92 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Phần 2 cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được 84,2 gam kết tủa. Phần trăm theo số mol Z trong E là

  • A
    51,7%
  • B
    30,0%
  • C
    20,0%  
  • D
    46,3%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ta có số nguyên tử H trung bình trong hỗn hợp E bằng: H = 2nH2O/nE

Ta có hệ phương trình số mol CO2, số mol H2O và khối lượng kết tủa. Từ đó tìm được số mol mỗi chất trong X, Y, Z.

Lời giải chi tiết :

Ta có nCO2 = 0,8 mol và n­H2O = 0,5 mol

Ta có số nguyên tử H trung bình trong hỗn hợp E bằng: H = 2nH2O/nE = 2.0,5 : 0,5 = 2

Do đó hỗn hợp E gồm 3 axit có 2 H là: HCOOH; (COOH)2 và CH≡C-COOH có số mol lần lượt là x, y, z mol

Kết tủa thu được sau phản ứng là Ag và AgC≡C-COONH4

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + 2y + 3z = 0,8\\x + y + z = 0,5\\216x + 194z = 84,2\end{array} \right.\)→ x = 0,3; y = 0,1; z = 0,1

→ % số mol của Z = 20%

Câu 16 :

Axit hữu cơ đơn chức X mạch hở phân tử có một liên kết đôi C=C và có đồng phân hình học. Hai ancol Y, Z là đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 13,44 lít O2 (đktc) thu được 10,304 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là

  • A
    7,77%.             
  • B
    32,43%. 
  • C
    48,65%. 
  • D
    32,08%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng: mE = mCO2 + mH2O - mO2

Bảo toàn nguyên tố oxi : nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 . Từ đó suy ra được số O trung bình trong E => kết luận được 2 ancol no, đơn chức, mạch hở cùng dãy đồng đẳng

Bảo toàn nguyên tố C, từ đó biện luận ra được công thức của axit và este

Lời giải chi tiết :

\(\left\{ \begin{gathered}
{n_{C{O_2}}} = 0,46\,\,mol \hfill \\
{n_{{H_2}O}} = 0,6\,mol \hfill \\
{n_{{O_2}}} = 0,6\,mol \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow{{BTKL}}{m_E} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} - {m_{{O_2}}} = 11,84(g)\)
Ta thấy nH2O > nCO2 => Y và Z là các ancol no
BTNT "O": nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 0,32 (mol)
=> Số O(E) = \(\frac{{0,32}}{{0,26}} \approx 1,23\)=> Y, Z là ancol đơn chức
Đặt công thức \(\left\{ \begin{gathered}
X:{C_n}{H_{2n - 2}}{O_2}:a(mol) \hfill \\
Y,Z:{C_m}{H_{2m + 2}}O:b(mol) \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{gathered}
{n_E} = a + b = 0,26 \hfill \\
{n_O} = 2a + b = 0,32 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
a = 0,06 \hfill \\
b = 0,2 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
nCO2 = 0,06n + 0,2m = 0,46
=> 3n + 10m = 23
Do \(\left\{ \begin{gathered}
n \geqslant 3 \hfill \\
m > 1 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)=> có thể xảy ra 2 TH sau
TH1: \(\left\{ \begin{gathered}
n = 3 \hfill \\
m = 1,4 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow 2\,ancol\left\{ \begin{gathered}
C{H_3}OH:0,12 \hfill \\
{C_2}{H_5}OH:0,08 \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \% {C_2}{H_5}OH = 31,08\% \)
TH2: \(\left\{ \begin{gathered}
n = 4 \hfill \\
m = 1,1 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow 2\,ancol\left\{ \begin{gathered}
C{H_3}OH:0,18 \hfill \\
{C_2}{H_5}OH:0,02 \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \% {C_2}{H_5}OH = 7,77\% \)

Câu 17 :

Hỗn hợp P gồm 2 axit đa chức X, Y có số mol bằng nhau và axit đơn chức Z (X, Y, Z đều mạch hở, không phân nhánh và có số nguyên tử C không lớn hơn 4; MX < MY). Trung hòa m gam hỗn hợp P cần vừa đủ 510 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn m gam P thu được CO2 và 7,02 gam H2O. Còn nếu cho m gam P tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì thu được 52,38 gam kết tủa. Nhận định nào sau đây đúng?

  • A
    Phần trăm khối lượng X trong P bằng 17,34%.
  • B
    X, Y, Z đều là các axit no.
  • C
    Số nguyên tử C trong phân tử Z, X, Y tương ứng tăng dần.
  • D
    Thực hiện phản ứng este hóa 2m gam hỗn hợp P với metanol dư (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được 56,76 gam hỗn hợp các este (Giả sử các phản ứng este hóa đều đạt hiệu suất 100%).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

X, Y không nhánh nên đều 2 chức.

Ta có : nX = nY = x mol và nZ = z mol

Ta có : nNaOH = 2x + 2x + z = 0,51 mol (1)

P tạo kết tủa với AgNO3/NH3 nên Z là HCOOH hoặc Z có liên kết ba đầu mạch.

Nếu Z là CH≡C-COOH thì kết tủa là CAg≡C-COONH4 0,27 mol

Từ (1) suy ra x = 0,06 mol

Đặt n là số H trung bình của X và Y.

Suy ra nH = 0,06.2n + 0,27.2 = 0,39.2 → n = 2

Do các axit không có quá 4C nên tìm được các công thức X, Y, Z.

Từ đó tìm phát biểu đúng .

Lời giải chi tiết :

X, Y không nhánh nên đều 2 chức.

Ta có : nX = nY = x mol và nZ = z mol

Ta có : nNaOH = 2x + 2x + z = 0,51 mol (1)

P tạo kết tủa với AgNO3/NH3 nên Z là HCOOH hoặc Z có liên kết ba đầu mạch.

Nếu Z là CH≡C-COOH thì kết tủa là CAg≡C-COONH4 0,27 mol

Từ (1) suy ra x = 0,06 mol

Đặt n là số H trung bình của X và Y.

Suy ra nH = 0,06.2n + 0,27.2 = 0,39.2 → n = 2

Do các axit không có quá 4C nên

X là HOOC-COOH (0,06 mol)

Y là HOOC-C≡C-COOH (0,06 mol)

Z là CH≡C-COOH (0,27 mol)

Phát biểu A tính được %mX = 17,34% nên phát biểu A đúng

Phát biểu B sai vì chỉ có X là axit no

Phát biểu C sai

Phát biểu D sai vì :

Este gồm (COOCH3)2 0,12 mol, C2(COOCH3)2 0,12 mol; và CH≡C-COOCH3 0,54mol

Suy ra meste = 76,56 gam

Các trường hợp khác như Z là HCOOH hoặc Z là CH≡C-CH2-COOH giải tương tự.

Câu 18 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit adipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a (gam) muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b (gam) muối. Biểu thức liên hệ a, b, m là:

  • A
    9m = 20a – 11b.          
  • B
    3m = 22b – 19a.          
  • C
    8m = 19a – 11b.          
  • D
    m = 11b – 10a.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tăng giảm khối lượng

R(COOH)n → R(COONa)n

R(COOH)n → R(COO)nCa0,5n

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của các axit là R(COOH)n. Giả sử số mol X là 1 mol

- Tác dụng với NaOH:

R(COOH)n → R(COONa)n

1 mol                       1 mol      → m tăng = 23n – n = 22n

=> a = m + 22n (1)

- Tác dụng với Ca(OH)2:

R(COOH)n → R(COO)nCa0,5n

1 mol                   1 mol             → m tăng = 20.0,5n – n = 19n

=> b = m + 19n (2)

Ta lấy 22(2) – 19(1) được 3m = 22b – 19a

close