Trắc nghiệm Bài 1. Bài tập độ điện li alpha - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Công thức tính độ điện li là:

  • A

    $\alpha $= mchất tan / mdung dịch.

  • B

    $\alpha $= mđiện li / mchất tan.

  • C

    $\alpha $= nchất tan / nphân li.      

  • D

    $\alpha $= nphân li / nchất tan.

Câu 2 :

Chất điện li yếu có độ điện li

  • A

    $\alpha $ = 1

  • B

    $\alpha $ = 0

  • C

    0<$\alpha $ < 1

  • D

    $\alpha $ <0

Câu 3 :

Câu nào sau đây nói không đúng về độ điện li $\alpha $ (anpha)?

  • A

    Là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion và tổng số phân tử hòa tan

  • B

    Độ điện li của các chất khác nhau là giống nhau

  • C

    Độ điện li thay đổi theo nhiệt độ

  • D

    Độ điện li của các chất điện li nằm trong khoảng 0 < $\alpha $ $ \leqslant $ 1.

Câu 4 :

Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,01M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?

  • A

    [H+] = 0,01M

  • B

    [H+] > [NO2­-]

  • C

    [H+] < 0,01M

  • D

    [NO2-] > 0,01M

Câu 5 :

Trong các yếu tố sau

(1) Nhiệt độ

(2) Áp suất

(3) Xúc tác

(4) Nồng độ chất tan

(5) Diện tích tiếp xúc

(6) Bản chất chất điện li

Yếu tố nào ảnh hưởng đến hằng số điện li ?

  • A

    (1), (2), (6)                          

  • B

    (1), (6)                     

  • C

    (1), (4), (6)                      

  • D

    tất cả yếu tố trên

Câu 6 :

Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH $\underset {} \leftrightarrows $  H+ + CH3COO. Độ điện li $\alpha $ của CH3COOH sẽ biến đổi  khi ta pha loãng dung dịch là:

  • A

    Giảm

  • B

    Tăng

  • C

    Không thay đổi

  • D

    Tăng sau đó giảm

Câu 7 :

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch CH3COOH 1M thì độ điện li a của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào ?

  • A

    tăng

  • B

    giảm

  • C

    không đổi

  • D

    lúc đầu tăng rồi sau đó giảm

Câu 8 :

A là dung dịch HCl nồng độ 0,01M. Nồng độ của các ion trong dung dịch khi pha loãng A 100 lần là

  • A

    ${\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {\text{[C}}{{\text{l}}^ - }{\text{]}} = 0,01M$

  • B

    ${\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {\text{[C}}{{\text{l}}^ - }{\text{]}} = 1,{0.10^{ - 4}}M$

  • C

    ${\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {\text{[C}}{{\text{l}}^ - }{\text{]}} = 1,0M$

  • D

    ${\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = 0,01M;{\text{[C}}{{\text{l}}^ - }{\text{]}} = 1,{0.10^{ - 4}}M$

Câu 9 :

Độ điện li của dung dịch axit HCOOH 0,005M (biết trong dung dịch có [H+] = 0,001M) là

  • A

    0,50

  • B

    0,20

  • C

    0,10

  • D

    0,01

Câu 10 :

Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,056M, biết rằng độ điện li $\alpha $ của CH3COOH bằng 20%.

  • A

    ${\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,048M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,012M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,012M$

  • B

    ${\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,0112M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M$

  • C

    ${\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,056M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M$

  • D

    ${\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,0448M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M$

Câu 11 :

Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?

  • A

    Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.

  • B

    Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.

  • C

    Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.

  • D

    Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.

Câu 12 :

Dung dịch HF 0,02M có độ điện li $\alpha $ = 0,015. Nồng độ ion H+ có trong dung dịch là

  • A

    3.10-4 M.

  • B

    6.10-4 M.

  • C

    1,5.10-4 M.

  • D

    2.10-4 M.

Câu 13 :

Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10-2 M người ta xác định được nồng độ ion H+ là 8,6.10-4 M. Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion là

  • A

    5%

  • B

    2%

  • C

    4%

  • D

    1%

Câu 14 :

Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là

  • A
    1,5M. 
  • B
    2M. 
  • C
    1M. 
  • D
    1,75M.
Câu 15 :

Cho các axit sau:

(1) H3PO4 (Ka = 7,6.10-3)       

(2) HOCl (Ka = 5.10-8)

(3) CH3COOH (Ka = 1,8.10-5)

(4) H2SO4 (Ka = 10-2)

Dãy nào sắp xếp độ mạnh của các axit theo thứ tự tăng dần?

  • A

    (1) < (2) < (3) < (4)

  • B

    (4) < (2) < (3) < (1)

  • C

    (2) < (3) < (1) < (4)

  • D

    (3) < (2) < (1) < (4)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Công thức tính độ điện li là:

  • A

    $\alpha $= mchất tan / mdung dịch.

  • B

    $\alpha $= mđiện li / mchất tan.

  • C

    $\alpha $= nchất tan / nphân li.      

  • D

    $\alpha $= nphân li / nchất tan.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công thức tính độ điện li là $\alpha $ = nphân li / nchất tan

Câu 2 :

Chất điện li yếu có độ điện li

  • A

    $\alpha $ = 1

  • B

    $\alpha $ = 0

  • C

    0<$\alpha $ < 1

  • D

    $\alpha $ <0

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất điện li yếu có độ điện li: 0 < $\alpha $< 1

Câu 3 :

Câu nào sau đây nói không đúng về độ điện li $\alpha $ (anpha)?

  • A

    Là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion và tổng số phân tử hòa tan

  • B

    Độ điện li của các chất khác nhau là giống nhau

  • C

    Độ điện li thay đổi theo nhiệt độ

  • D

    Độ điện li của các chất điện li nằm trong khoảng 0 < $\alpha $ $ \leqslant $ 1.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết độ điện li $\alpha $

Lời giải chi tiết :

Câu không đúng là: Độ điện li của các chất khác nhau là giống nhau

Câu 4 :

Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,01M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?

  • A

    [H+] = 0,01M

  • B

    [H+] > [NO2­-]

  • C

    [H+] < 0,01M

  • D

    [NO2-] > 0,01M

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

$HN{O_2}\underset {} \leftrightarrows {H^ + } + N{O_2}^ - $

HNO2 là axit yếu nên độ điện li $\alpha $ < 1

=> [H+] < 0,01M

Câu 5 :

Trong các yếu tố sau

(1) Nhiệt độ

(2) Áp suất

(3) Xúc tác

(4) Nồng độ chất tan

(5) Diện tích tiếp xúc

(6) Bản chất chất điện li

Yếu tố nào ảnh hưởng đến hằng số điện li ?

  • A

    (1), (2), (6)                          

  • B

    (1), (6)                     

  • C

    (1), (4), (6)                      

  • D

    tất cả yếu tố trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hằng số điện ki (Kc) phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất tan

Câu 6 :

Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH $\underset {} \leftrightarrows $  H+ + CH3COO. Độ điện li $\alpha $ của CH3COOH sẽ biến đổi  khi ta pha loãng dung dịch là:

  • A

    Giảm

  • B

    Tăng

  • C

    Không thay đổi

  • D

    Tăng sau đó giảm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất đều tăng

Câu 7 :

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch CH3COOH 1M thì độ điện li a của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào ?

  • A

    tăng

  • B

    giảm

  • C

    không đổi

  • D

    lúc đầu tăng rồi sau đó giảm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

$C{H_3}COOH\underset {} \leftrightarrows C{H_3}CO{O^ - } + {H^ + }\,\,\,(1)$

NaOH → Na+ + OH-

Cho OH- do NaOH phân li ra sẽ kết hợp với H+ làm cho nồng độ H+ giảm cân bằng (1) chuyển dịch về chiều thuận, làm tăng khả năng phân li của CH3COOH.

Câu 8 :

A là dung dịch HCl nồng độ 0,01M. Nồng độ của các ion trong dung dịch khi pha loãng A 100 lần là

  • A

    ${\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {\text{[C}}{{\text{l}}^ - }{\text{]}} = 0,01M$

  • B

    ${\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {\text{[C}}{{\text{l}}^ - }{\text{]}} = 1,{0.10^{ - 4}}M$

  • C

    ${\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {\text{[C}}{{\text{l}}^ - }{\text{]}} = 1,0M$

  • D

    ${\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = 0,01M;{\text{[C}}{{\text{l}}^ - }{\text{]}} = 1,{0.10^{ - 4}}M$

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi pha loãng dung dịch 100 lần thì nồng độ các ion trong dung dịch cũng giảm 100 lần

                                   HCl→H+ + Cl

Trước khi pha loãng:${\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {\text{[C}}{{\text{l}}^ - }{\text{]}} = 0,01M$

Sau khi pha loãng: ${\text{[}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {\text{[C}}{{\text{l}}^ - }{\text{]}} = 1,{0.10^{ - 4}}M$ => chọn B

Câu 9 :

Độ điện li của dung dịch axit HCOOH 0,005M (biết trong dung dịch có [H+] = 0,001M) là

  • A

    0,50

  • B

    0,20

  • C

    0,10

  • D

    0,01

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết phương trình điện li

+) Từ nồng độ H+ => tính nồng độ HCOOH phân li

+) Độ điện li ∝ = nồng độ phân li / nồng độ cân bằng

Lời giải chi tiết :

                      HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO-  + H+

Ban đầu:      0,005M                         0

Phân li:        0,005$\alpha $ M           →  0,005$\alpha $ M

Cân bằng:     0,005(1-$\alpha $) M         0,005$\alpha $ M

Vì [H+] = 0,001 → 0,005$\alpha $ = 0,001 → $\alpha $ = 0,2

Câu 10 :

Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,056M, biết rằng độ điện li $\alpha $ của CH3COOH bằng 20%.

  • A

    ${\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,048M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,012M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,012M$

  • B

    ${\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,0112M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M$

  • C

    ${\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,056M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M$

  • D

    ${\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{COO}}H] = 0,0448M;{\text{[C}}{{\text{H}}_3}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - }{\text{]}} = 0,0112M;{\text{[}}{H^ + }{\text{]}} = 0,0112M$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Viết phương trình điện li

+) Gọi nồng độ phân li của CH3COOH là x, tính nồng độ các chất lúc cân bằng theo x

+) Từ độ điện li ∝ => tính x => nồng độ các chất

Lời giải chi tiết :

                                          $C{H_3}COOH\underset {} \leftrightarrows C{H_3}CO{O^ - } + {H^ + }$

Nồng độ ban đầu(mol/l)     0,056                          0                   0

Nồng độ phân li (mol/l)          x                               x                   x

Nồng độ cân bằng(mol/l)   0,056-x                        x                   x

Độ điện li : $\alpha $= $\dfrac{x}{{0,056}}.100\% = 20\% $

=> X=0,0112( M) => [CH3COO-] = 0,0112M; [H+] = 0,0112M

[CH3COOH] = 0,056 - 0,0112 = 0,0448M

Câu 11 :

Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?

  • A

    Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.

  • B

    Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.

  • C

    Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.

  • D

    Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết độ điện li $\alpha $

Lời giải chi tiết :

A sai vì HCOOH là axit yếu, phân li không hoàn toàn nên nồng độ $[{H^ + }{\text{]}}$ giảm, pH thay đổi tuy nhiên còn phụ thuộc cả vào độ điện li nên không tuân theo đúng tỉ lệ pha loãng.

B đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+. Khi thêm dung dịch HCl, nghĩa là thêm H+, như vậy cân bằng hóa học chuyển dịch sang trái → độ điện li của axit giảm.

C đúng vì SGK 11NC – trang 9

D đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+.

pH = 3 → $[{H^ + }{\text{]}}$= 0,001M

$\alpha $ = (CHCOOH đã phân li/CHCOOH ban đầu).100% =$\frac{{0,001}}{{0,007}}.100\% $ = 14,29%

Câu 12 :

Dung dịch HF 0,02M có độ điện li $\alpha $ = 0,015. Nồng độ ion H+ có trong dung dịch là

  • A

    3.10-4 M.

  • B

    6.10-4 M.

  • C

    1,5.10-4 M.

  • D

    2.10-4 M.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Viết phương trình điện li

+ Xác định nồng độ chất ban đầu, nồng độ chất  ở trạng thái cân bằng, suy ra nồng độ chất đã phân li.

Lời giải chi tiết :

Độ điện li $\alpha $ = 0,015 → [HF]phân li = 0,015.0,02 = 3.10-4 M

                         HF          $\overset {} \leftrightarrows $          H+        +    F-

Ban đầu:      0,02M                     0

Phân li:         3.10-4 M     →   3.10-4 M

Cân bằng:    0,0197 M           3.10-4 M

Câu 13 :

Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10-2 M người ta xác định được nồng độ ion H+ là 8,6.10-4 M. Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion là

  • A

    5%

  • B

    2%

  • C

    4%

  • D

    1%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Viết phương trình điện li

+ Xác định nồng độ chất ban đầu, nồng độ chất  ở trạng thái cân bằng, suy ra nồng độ chất đã phân li.

+ Tính phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion

\(\alpha = \frac{C}{{{C_0}}}\)

Lời giải chi tiết :

                          CH3COOH $\overset {} \leftrightarrows $ CH3COO-     + H+

Ban đầu:       4,3.10-2 M                                    0

Phân li:          8,6.10-4 M                 ←           8,6.10-4 M

Cân bằng:      0,04214 M                               8,6.10-4 M

→ $\alpha $ =$\dfrac{{8,{{6.10}^{ - 4}}}}{{4,{{3.10}^{ - 2}}}}.100\% \,\,\, = \,\,\,2\% $   

Câu 14 :

Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là

  • A
    1,5M. 
  • B
    2M. 
  • C
    1M. 
  • D
    1,75M.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:

MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-

NaCl → Na+ + Cl-

Lời giải chi tiết :

\({n_{MgC{l_2}}} = 0,15 \times 0,5 = 0,075mol\); \({n_{NaCl}} = 0,05 \times 1 = 0,05mol\)

MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:

MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-

0,075 →              0,15 (mol)

NaCl → Na+ + Cl-

0,05 →            0,05 (mol)

=> \(n_{{Cl}^-}\) = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol

\[{\text{[}}C{l^ - }{\text{]}} = \dfrac{n}{V} = \frac{{0,2}}{{0,15 + 0,05}} = 1M\]

Câu 15 :

Cho các axit sau:

(1) H3PO4 (Ka = 7,6.10-3)       

(2) HOCl (Ka = 5.10-8)

(3) CH3COOH (Ka = 1,8.10-5)

(4) H2SO4 (Ka = 10-2)

Dãy nào sắp xếp độ mạnh của các axit theo thứ tự tăng dần?

  • A

    (1) < (2) < (3) < (4)

  • B

    (4) < (2) < (3) < (1)

  • C

    (2) < (3) < (1) < (4)

  • D

    (3) < (2) < (1) < (4)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ka càng lớn tính axit càng mạnh.

Lời giải chi tiết :

Ka càng lớn tính axit càng mạnh nên ta có sự sắp xếp tính axit như sau:

(2) HOCl < (3) CH3COOH < (1) H3PO4 < (4) H2SO4

close