Trắc nghiệm Bài 40. Bài tập phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ancol - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. X có CTCT là

  • A

    CH3-CH2-CH2-OH.   

  • B

    CH3-CO-CH=CH3.      

  • C

    CH3-CO-CH2-CH3      

  • D

    CH3-CO-CH3.

Câu 2 :

Có bao nhiêu đồng phân C4H10O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra anđehit?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    1

Câu 3 :

Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    1

Câu 4 :

Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (có tỉ khối so với khí hiđro bằng 29). CTCT của X là

  • A

    CH3 – CHOH – CH3                                    

  • B

    CH3 – CH2 – CH2OH

  • C

    CH3 – CH2 – CHOH – CH3                          

  • D

    CH3 – CO – CH3

Câu 5 :

Cho m gam C2H5OH qua bình đựng CuO (dư, t0). Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong bình giảm đi 3,2 gam. Giá trị của m

  • A

    4,4

  • B

    9,2

  • C

    11,5

  • D

    13,8

Câu 6 :

Oxi hóa 6 gam ancol đơn chức X bằng CuO (t0, lấy dư) thu được 5,8 gam một anđehit. Vậy X là

  • A

    CH3CH2OH

  • B

    CH3CH(OH)CH3

  • C

    CH3CH2CH2OH

  • D

    CH3CH2CH2CH2OH

Câu 7 :

Dẫn m gam hơi ancol đơn chức A qua ống đựng CuO (dư, t0). Phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm đi 0,5m gam. Ancol A có tên là

  • A

    metanol

  • B

    etanol

  • C

    propan-1-ol

  • D

    propan-2-ol

Câu 8 :

Cho m gam ancol A mạch hở, đơn chức bậc 1 qua bình đựng CuO (dư, t0). Phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp gồm khí và hơi có tỉ khối so với H2 bằng 19. Ancol A là:

  • A

    CH3OH

  • B

    C2H5OH

  • C

    C3H5OH

  • D

    C3H7OH

Câu 9 :

Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình CuO dư đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là

  • A

    0,92

  • B

    0,32

  • C

    0,64

  • D

    0,46

Câu 10 :

Cho 15 gam propan-1-ol đi qua bột CuO nung nóng, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm 2,4 gam. Hiệu suất phản ứng là

  • A

    60%.

  • B

    70%.

  • C

    80%.

  • D

    90%.

Câu 11 :

Oxi hoá 4 gam ancol mạch hở, đơn chức A bằng oxi (xt, t0) thu được 5,6 gam hỗn hợp gồm xeton, ancol dư và nước. Phần trăm ancol A bị oxi hóa là:

  • A

    80%

  • B

    72%

  • C

    75%

  • D

    90%

Câu 12 :

Oxi hoá 10 gam ancol mạch hở, đơn chức A bằng CuO (t0) thu được 12,4 gam hỗn hợp gồm xeton, ancol dư và nước. Công thức phân tử của ancol A và hiệu suất phản ứng tương ứng là

  • A

    C4H9OH; 80%.

  • B

    C2H5OH; 69%.

  • C

    C5H11OH; 75%.

  • D

    C3H7OH; 90%.

Câu 13 :

Cho 20,7 gam một ancol đơn chức X tác dụng với CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho Y tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Biết H = 88,89%. Ancol X và khối lượng anđehit trong Y là

  • A

    C2H6O và 17,6 gam.  

  • B

    C3H6O và 17,6 gam.  

  • C

    C2H4O và 19,8 gam.  

  • D

    C3H6O và 19,8 gam.

Câu 14 :

Oxi hoá 0,1 mol ancol etylic thu được m gam hỗn hợp Y gồm axetanđehit, nước và ancol etylic dư. Cho Na dư vào m gam hỗn hợp Y sinh ra V lít hiđro (đktc). Phát biểu đúng là

  • A

    V = 2,24 lít                                                                

  • B

    V = 1,12 lít

  • C

    Hiệu suất phản ứng oxi hoá ancol là 100%              

  • D

    Số mol Na phản ứng là 0,2 mol

Câu 15 :

Oxi hoá m gam etanol trong KMnO4 thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư  thu được 0,56 lít CO2 (đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là

  • A

    5,75 g                   

  • B

    4,60 g                          

  • C

    2,30 g                 

  • D

    1,15 g

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. X có CTCT là

  • A

    CH3-CH2-CH2-OH.   

  • B

    CH3-CO-CH=CH3.      

  • C

    CH3-CO-CH2-CH3      

  • D

    CH3-CO-CH3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

CH3-CH(OH)-CH3 + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CH3-CO-CH3 + Cu + H2O

Câu 2 :

Có bao nhiêu đồng phân C4H10O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra anđehit?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

Ancol bậc 1 tác dụng với CuO nung nóng sinh ra anđehit

CH3-CH2-CH2-CH2OH

CH3-CH(CH3)-CH­2OH

Có 2 đồng phân

Câu 3 :

Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

Ancol bậc 2 tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton

CH3-CH2-CH­2-CH(OH)-CH3

CH3-CH2-CH(OH)-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3

Có 3 đồng phân.

Câu 4 :

Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (có tỉ khối so với khí hiđro bằng 29). CTCT của X là

  • A

    CH3 – CHOH – CH3                                    

  • B

    CH3 – CH2 – CH2OH

  • C

    CH3 – CH2 – CHOH – CH3                          

  • D

    CH3 – CO – CH3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

Vì oxi hoá ancol đơn chức X tạo xeton Y nên X là ancol đơn chức bậc 2

Ta có sơ đồ :       R – CHOH – R’ + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ R – CO – R’ + Cu + H2O

MY = R + 28 + R’ = 29. 2 = 58 => R + R’ = 30 .Chỉ có R = 15, R’ = 15 là thoả mãn

Nên xeton Y là CH3 – CO – CH3 . Vậy CTCT của ancol X là CH3 – CHOH – CH3

Câu 5 :

Cho m gam C2H5OH qua bình đựng CuO (dư, t0). Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong bình giảm đi 3,2 gam. Giá trị của m

  • A

    4,4

  • B

    9,2

  • C

    11,5

  • D

    13,8

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) mchất rắn giảm = mCuO – mCu = 3,2 gam

+) x = $\frac{{{m_{CuO}} - {m_{Cu}}}}{{80 - 64}}$ =$\frac{{3,2}}{{16}}$ = 0,2 mol

Lời giải chi tiết :

Gọi ${n_{{C_2}{H_5}OH}}$= x mol

+) mchất rắn giảm = mCuO – mCu = 3,2 gam

+) x = $\frac{{{m_{CuO}} - {m_{Cu}}}}{{80 - 64}}$ =$\frac{{3,2}}{{16}}$ = 0,2 mol → m = 0,2.46 = 9,2 gam

Câu 6 :

Oxi hóa 6 gam ancol đơn chức X bằng CuO (t0, lấy dư) thu được 5,8 gam một anđehit. Vậy X là

  • A

    CH3CH2OH

  • B

    CH3CH(OH)CH3

  • C

    CH3CH2CH2OH

  • D

    CH3CH2CH2CH2OH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nancol = nanđehit = a mol

$ + )\,a = \frac{6}{{R + 31}} = \frac{{5,8}}{{R + 29}}\,\,$

Lời giải chi tiết :

Gọi ancol X có dạng RCH2OH (oxi hóa tạo anđehit => ancol bậc 1)

RCH2OH + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ RCHO + Cu + H2O

Ta có: nancol = nanđehit = a mol

$ = > \,\,a = \frac{6}{{R + 31}} = \frac{{5,8}}{{R + 29}}\,\, = > \,\,R = 29$

Ancol X là C2H5CH2OH

Câu 7 :

Dẫn m gam hơi ancol đơn chức A qua ống đựng CuO (dư, t0). Phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm đi 0,5m gam. Ancol A có tên là

  • A

    metanol

  • B

    etanol

  • C

    propan-1-ol

  • D

    propan-2-ol

Đáp án : A

Phương pháp giải :

mCR giảm = mO = 0,5m => ${n_O} = \frac{{0,5m{\text{ }}}}{{16}} = \frac{m}{{32}}$ 

Vì ancol đơn chức  $ = > {n_{ancol}} = {n_O} = > {\text{ }}\frac{m}{M} = \frac{m}{{32}}$

Lời giải chi tiết :

mCR giảm = mO = 0,5m => ${n_O} = \frac{{0,5m{\text{ }}}}{{16}} = \frac{m}{{32}}$ 

Vì ancol đơn chức  $ = > {n_{ancol}} = {n_O} = > {\text{ }}\frac{m}{M} = \frac{m}{{32}}$

=> M = 32 => A là CH3OH (metanol)

Câu 8 :

Cho m gam ancol A mạch hở, đơn chức bậc 1 qua bình đựng CuO (dư, t0). Phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp gồm khí và hơi có tỉ khối so với H2 bằng 19. Ancol A là:

  • A

    CH3OH

  • B

    C2H5OH

  • C

    C3H5OH

  • D

    C3H7OH

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT ancol A là RCH2OH

RCH2OH + CuO$\xrightarrow{{{t^o}}}$ RCHO + Cu + H2O

\( \to {n_{RCHO}} = {n_{{H_2}O}} = a\,\,mol\)

$\bar M = \dfrac{{(R + 29).a + 18a}}{{a + a}} = 19.2\,\,  \to  \,\,R = 29$

\( \to \) ancol A là C3H7OH

Câu 9 :

Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình CuO dư đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là

  • A

    0,92

  • B

    0,32

  • C

    0,64

  • D

    0,46

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nancol = nanđehit  = $\frac{{{m_{CRgiam}}}}{{16}} = \frac{{0,32}}{{16}}$  = 0,02 mol

+) $\overline M = \frac{{0,02.(R + 29) + 0,02.18}}{{0,02 + 0,02}}$

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và nguyên tố ta có

+) nancol = nanđehit  = $\frac{{{m_{CRgiam}}}}{{16}} = \frac{{0,32}}{{16}}$  = 0,02 mol

R – CH2OH + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ R – CHO + Cu + H2O

0,02 mol                     0,02 mol             0,02 mol

+) $\overline M = \frac{{0,02.(R + 29) + 0,02.18}}{{0,02 + 0,02}}$

=> R = 15 nên ancol X là C2H5OH

Vậy khối lượng ancol X là : m = 0,02 . 46 = 0,92 gam.

Câu 10 :

Cho 15 gam propan-1-ol đi qua bột CuO nung nóng, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm 2,4 gam. Hiệu suất phản ứng là

  • A

    60%.

  • B

    70%.

  • C

    80%.

  • D

    90%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

mchất rắn giảm = mCuO – mCu = 2,4 gam  → a =$\frac{{{m_{CuO}} - {m_{Cu}}}}{{80 - 64}}$ =$\frac{{2,4}}{{16}}$ = 0,15 mol

Lời giải chi tiết :

${n_{{C_3}{H_8}O}}$ban đầu  =  $\frac{{15}}{{60}}\,\, = \,\,0,25\,\,mol$

Gọi ${n_{{C_3}{H_8}O}}$ phản ứng = a mol

C3H8O + CuO →  C3H6O + Cu + H2O

  a       →    a  →         a     →   a              mol

mchất rắn giảm = mCuO – mCu = 2,4 gam  → a =$\frac{{{m_{CuO}} - {m_{Cu}}}}{{80 - 64}}$ =$\frac{{2,4}}{{16}}$ = 0,15 mol

Hiệu suất phản ứng H =  $\frac{{0,15}}{{0,25}}.100\% \,\, = \,\,60\% $

Câu 11 :

Oxi hoá 4 gam ancol mạch hở, đơn chức A bằng oxi (xt, t0) thu được 5,6 gam hỗn hợp gồm xeton, ancol dư và nước. Phần trăm ancol A bị oxi hóa là:

  • A

    80%

  • B

    72%

  • C

    75%

  • D

    90%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng: nO2 phản ứng = mhh sau phản ứng – mancol ban đầu 

+) nO phản ứng = nxeton = nH2O = nancol phản ứng

=> nancol ban đầu > 0,1 mol => Mancol ≤ 4 / 0,1

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng: nO2 phản ứng = mhh sau phản ứng – mancol ban đầu  = 5,6 – 4 = 1,6 gam

=> nO phản ứng = nxeton = nH2O = nancol phản ứng = 1,6 / 16 = 0,1 mol

=> nancol ban đầu > 0,1 mol => Mancol ≤ 4 / 0,1 = 40 => ancol là CH3OH

=> nancol = 0,125 mol => H = 0,1 / 0,125 .100% = 80%

Câu 12 :

Oxi hoá 10 gam ancol mạch hở, đơn chức A bằng CuO (t0) thu được 12,4 gam hỗn hợp gồm xeton, ancol dư và nước. Công thức phân tử của ancol A và hiệu suất phản ứng tương ứng là

  • A

    C4H9OH; 80%.

  • B

    C2H5OH; 69%.

  • C

    C5H11OH; 75%.

  • D

    C3H7OH; 90%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi công thức của ancol A là CnH2n+2O có số mol ban đầu là x mol. Gọi nX phản ứng  = a mol

+) Bảo toàn khối lượng : mancol + mCuO = mhỗn hợp sản phẩm + mCu

+) mCuO – mCu = 12,4 – 10 = 2,4 gam → a =$\frac{{{m_{CuO}} - {m_{Cu}}}}{{80 - 64}}$

+) Mancol <$\frac{{10}}{{0,15}}$  = 66,67 → loại đáp án A và C

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức của ancol A là CnH2n+2O có số mol ban đầu là x mol.

Gọi nX phản ứng  = a mol

CnH2n+2O + CuO $\xrightarrow[{}]{}$ CnH2nO + Cu + H2O

   a       →       a         →      a      →     a   →  a      mol

Bảo toàn khối lượng : mancol + mCuO = mhỗn hợp sản phẩm + mCu

→ mCuO – mCu = 12,4 – 10 = 2,4 gam → a = $\frac{{{m_{CuO}} - {m_{Cu}}}}{{80 - 64}} = \frac{{2,4}}{{16}}$ = 0,15 mol

Vì x > a → x > 0,15 → Mancol < $\frac{{10}}{{0,15}}$ = 66,67 → loại đáp án A và C

Vì A tác dụng với CuO sinh ra xeton → loại đáp án B → A là C3H7OH

→ x =$\frac{{10}}{{60}}\,\, = \,\,\frac{1}{6}\,\,mol$  → H =$\frac{a}{x}.100\% $ = 90%

Câu 13 :

Cho 20,7 gam một ancol đơn chức X tác dụng với CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho Y tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Biết H = 88,89%. Ancol X và khối lượng anđehit trong Y là

  • A

    C2H6O và 17,6 gam.  

  • B

    C3H6O và 17,6 gam.  

  • C

    C2H4O và 19,8 gam.  

  • D

    C3H6O và 19,8 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi công thức của ancol X là RCH2OH có số mol ban đầu là x mol.

Gọi số mol X phản ứng là a mol

→ Hỗn hợp Y gồm  $\left\{ \begin{gathered}RCHO\,\,:\,\,\,a\,mol \hfill \\{H_2}O\,\,\,\,\,\,\,\,:\,\,\,a\,mol \hfill \\RC{H_2}OH\,:\,\,(x - a)\,\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.$

+) ${n_{RC{H_2}OH}}\,\, + \,\,{n_{{H_2}O}}$= x – a + a = 0,225.2 → MX = $\frac{{20,7}}{{0,45}}\,\, = \,\,46$ 

+) H = 88,89% → a = 0,8889x = 0,8889.0,45 = 0,4 mol

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức của ancol X là RCH2OH có số mol ban đầu là x mol.

Gọi số mol X phản ứng là a mol

RCH2OH + CuO → RCHO + Cu + H2O

 a         →    a     →     a      → a  →  a      mol

→ Hỗn hợp Y gồm  $\left\{ \begin{gathered}RCHO\,\,:\,\,\,a\,mol \hfill \\{H_2}O\,\,\,\,\,\,\,\,:\,\,\,a\,mol \hfill \\RC{H_2}OH\,:\,\,(x - a)\,\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.$

RCH2OH + Na $\xrightarrow[{}]{}$ RCH2ONa + $\frac{1}{2}$H2

H2O + Na $\xrightarrow[{}]{}$ NaOH +$\frac{1}{2}$ H2

+) ${n_{RC{H_2}OH}}\,\, + \,\,{n_{{H_2}O}}$= x – a + a = 0,225.2 → MX = $\frac{{20,7}}{{0,45}}\,\, = \,\,46$ 

→ X là C2H5OH  → anđehit trong Y là C2H4O

+) H = 88,89% → a = 0,8889x = 0,8889.0,45 = 0,4 mol

→ manđehit  = 0,4.44 = 17,6 gam.

 

Câu 14 :

Oxi hoá 0,1 mol ancol etylic thu được m gam hỗn hợp Y gồm axetanđehit, nước và ancol etylic dư. Cho Na dư vào m gam hỗn hợp Y sinh ra V lít hiđro (đktc). Phát biểu đúng là

  • A

    V = 2,24 lít                                                                

  • B

    V = 1,12 lít

  • C

    Hiệu suất phản ứng oxi hoá ancol là 100%              

  • D

    Số mol Na phản ứng là 0,2 mol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nancol bđ = 2nH2

Lời giải chi tiết :

Ta có: nancol bđ = 2nH2=> nH= $\frac{{0,1}}{2}$ = 0,05 mol

Vậy V = 0,05. 22,4 = 1,12 lít

Câu 15 :

Oxi hoá m gam etanol trong KMnO4 thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư  thu được 0,56 lít CO2 (đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là

  • A

    5,75 g                   

  • B

    4,60 g                          

  • C

    2,30 g                 

  • D

    1,15 g

Đáp án : D

Phương pháp giải :

C2H5OH + O2 $ \to $ CH3COOH + H2O

   0,025 mol        ← 0,025 mol

CH3COOH + NaHCO3 $ \to $ CH3COONa + H2O + CO2

   0,025 mol                              ←                            0,025 mol

Lời giải chi tiết :

Phương trình phản ứng

C2H5OH + O2 $ \to $ CH3COOH + H2O

   0,025 mol        ← 0,025 mol

CH3COOH + NaHCO3 $ \to $ CH3COONa + H2O + CO2

   0,025 mol                              ←                            0,025 mol

Khối lượng etanol bị oxi hoá thành axit là : 0,025 . 46 = 1,15 gam

close