Trắc nghiệm Bài 44. Bài tập phản ứng oxi không hoàn toàn anđehit - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

CH3CHO khi phản ứng với dd AgNO3/NH3 thu được muối hữu cơ B là

  • A

    (NH4)2CO3

  • B

    CH3COONH4

  • C

    CH3COOAg

  • D

    NH4NO3

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 2 :

Chất nào sau đây dùng để phân biệt ancol etylic và anđehit axetic ?

  • A

    Na.

  • B

    AgNO3/NH3.    

  • C

    quỳ tím.          

  • D

    cả A và B.

Câu 3 :

Cho các hóa chất sau: Ag2O/NH3; phenol; Cu(OH)2; Na; Br2; NaOH. Trong các điều kiện thích hợp, anđehit fomic tác dụng được với bao nhiêu chất trong các chất ở trên ?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    6

Câu 4 :

Có bao nhiêu đồng phân có cùng CTPT C4H8O có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 ?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    1

Câu 5 :

Hợp chất hữu cơ A tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với HCl hoặc NaOH đều thu được khí. Chất A là

  • A

    HCHO

  • B

    CH3CHO

  • C

    C2H4

  • D

    CH3COONa

Câu 6 :

Benzanđehit tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm (t0C) thu được kết tủa màu đỏ gạch là

  • A

    Cu

  • B

    CuO

  • C

    Cu2O

  • D

    hỗn hợp gồm Cu và Cu2O

Câu 7 :

Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhậnn biết được các chất: ancol etylic, glixerol, dung dịch anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn?

  • A

    Cu(OH)2/OH-

  • B

    Quỳ tím

  • C

    Kim loại Na

  • D

    dd AgNO3/NH3.

Câu 8 :

Cho 2,8 gam anđehit X đơn chức phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Tên gọi của X là

  • A

    anđehit fomic

  • B

    Anđehit axetic

  • C

    Anđehit acrylic

  • D

    Anđehit propionic

Câu 9 :

Chuyển hóa hoàn toàn 2,32 gam anđehit X mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư rồi cho lượng Ag sinh ra tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư tạo ra 3,808 lít NO2 ở 27oC và 1,033 atm. Tên gọi của anđehit là:

  • A

    anđehit fomic

  • B

    anđehit axetic

  • C

    anđehit acrylic

  • D

    anđehit oxalic

Câu 10 :

Một anđehit X trong đó oxi chiếm 37,21% về khối lượng. Cho 1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc tạo tối đa 4 mol Ag. Khối lượng muối hữu cơ sinh ra khi cho 0,25mol X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 là:

  • A

    38g

  • B

    34,5g

  • C

    41g     

  • D

    30,25g

Câu 11 :

Cho 75 gam dung dịch fomalin tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng nhẹ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 432 gam bạc. Nồng độ của HCHO trong fomalin là

  • A

    30%.

  • B

    37%.

  • C

    35%.

  • D

    40%.

Câu 12 :

Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là

  • A

    HO-CH2-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CH2-CHO

  • B

    HO-CH(CH3)-CHO và HOOC-CH2-CHO

  • C

    HO-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CHO

  • D

    C2H5OH và C3H7OH

Câu 13 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,01 mol HCHO và 0,02 mol CH3CHO vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng Ag thu được là

  • A

    8,64 gam.

  • B

    12,96 gam.

  • C

    4,32 gam.

  • D

    6,48 gam.

Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,92 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là

  • A

    Anđehit axetic

  • B

    Anđehit butiric

  • C

    Anđehit acrylic

  • D

    Anđehit propionic

Câu 15 :

Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

  • A

    50,98

  • B

    61,78

  • C

    30,89

  • D

    43,82

Câu 16 :

Một hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức và ankin C3H4. Cho 0,3 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 75,6 gam Ag kết tủa. Công thức của anđehit có khối lượng mol nhỏ hơn là:

  • A

    HCHO

  • B

    CH3CHO

  • C

    C2H3CHO

  • D

    C2H5CHO

Câu 17 :

Cho ba chất hữu cơ X, Y, Z (có mạch cacbon hở, không phân nhánh, chứa C, H,O) đều có phân tử khối là 82, trong đó  X và Y là đồng phân của nhau. Biết 1 mol X hoặc Z phản ứng vừa đủ với 3 mol AgNO3 trong dung dịch  NH3; 1 mol Y phản ứng với vừa đủ 4 mol AgNO3/NH3. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Phân tử Y phản ứng với H2 (xúc tác Ni) theo tỉ lệ tương ứng 1 : 3.

  • B

    X là hợp chất tạp chức.

  • C

    Y và Z thuộc cùng dãy đồng đẳng.

  • D

    X và Z có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.

Câu 18 :

 Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 gam kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là:

  • A

    C3H3CHO

  • B

    C4H5CHO

  • C

    C3H5CHO.

  • D

    C4H3CHO

Câu 19 :

Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO2 và 1 mol nước. Nếu cho 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là:

  • A

    230,4 gam.     

  • B

    301,2 gam.     

  • C

    308,0 gam.     

  • D

    144 gam.

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. Anđehit X là

  • A

    anđehit fomic

  • B

    anđehit no, mạch hở, hai chức

  • C

    anđehit axetic

  • D

    anđehit không no, mạch hở, hai chức.

Câu 21 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 anđehit sau đó hấp thụ hết sản phẩm vào bình đựng nước vôi trong dư thấy bình có 20 gam kết tủa và dung dịch nước vôi giảm 7,6 gam. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra tối đa 32,4 gam Ag. Công thức của 2 anđehit là:

  • A

    HCHO và CH3CHO

  • B

    CH3CHO và C2H5CHO

  • C

    HCHO và C2H5CHO

  • D

    HCHO và OHC-CHO

Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propanđial, axetanđehit, etanđial và anđehit acrylic cần 0,975 mol O2 và thu được 0,9 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa bao nhiêu gam Ag ?

  • A

    54,0 gam.

  • B

    108,0 gam.     

  • C

    216,0 gam.     

  • D

    97,2 gam.

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3CHO và C2H5CHO cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,45 mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khi kết thúc các phản ứng, khối lượng Ag thu được là

  • A

    43,2 gam.

  • B

    16,2 gam.

  • C

    27,0 gam.

  • D

    32,4 gam.

Câu 24 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm CH2=CH-CHO, HCHO, C2H5CHO và OHC-CHO phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,88 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,28 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Giá trị có thể có của m là

  • A

    7,32

  • B

    7,64

  • C

    6,36

  • D

    6,68.

Câu 25 :

Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm  C3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CH-CHO cần vừa đủ 49,28 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng X trên sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thấy xuất hiện m gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

  • A

    32,4 gam.

  • B

    21,6 gam.

  • C

    54,0 gam.

  • D

    43,2 gam.

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X tạo kết tủa đỏ gạch khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là

  • A

    CH3COCH3

  • B

    O=CH-CH=O

  • C

    CH2=CH-CH2-OH

  • D

    C2H5CHO.

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam một ankanal, thu được (m + 14,8) gam CO2 và (m – 0,8) gam H2O. Nếu cũng cho m gam ankanal nói trên tác dụng hết với Cu(OH)2/OH- thì thu được a gam kết tủa đỏ gạch. Giá trị của a là:

  • A

    28,8                          

  • B

    43,2                          

  • C

    14,4                          

  • D

    21,2

Câu 28 :

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z (đều là chất khí ở điều kiện thường, chất có phân tử khối nhỏ Y có phần trăm số mol không vượt quá 50%) có tỉ khối so với H2 là 14. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chỉ thu được CO2 và H2O. Khi cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư thì thu được hỗn hợp kết tủa. Phần trăm thể tích của Y trong hỗn hợp X là

  • A

    50%.

  • B

    40%.

  • C

    60%.

  • D

    20%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

CH3CHO khi phản ứng với dd AgNO3/NH3 thu được muối hữu cơ B là

  • A

    (NH4)2CO3

  • B

    CH3COONH4

  • C

    CH3COOAg

  • D

    NH4NO3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

$C{{H}_{3}}CHO+2AgN{{O}_{3}}+3N{{H}_{3}}+{{H}_{2}}O\xrightarrow{{{t}^{o}}}C{{H}_{3}}C\text{OON}{{\text{H}}_{\text{4}}}\text{+2N}{{\text{H}}_{\text{4}}}N{{O}_{3}}+\text{2Ag}$

Câu 2 :

Chất nào sau đây dùng để phân biệt ancol etylic và anđehit axetic ?

  • A

    Na.

  • B

    AgNO3/NH3.    

  • C

    quỳ tím.          

  • D

    cả A và B.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

- dùng Na: ancol etylic tạo khí, anđehit axetic không phản ứng

- dùng AgNO3/NH3: ancol etylic không phản ứng, anđehit axetic tạo kết tủa

Câu 3 :

Cho các hóa chất sau: Ag2O/NH3; phenol; Cu(OH)2; Na; Br2; NaOH. Trong các điều kiện thích hợp, anđehit fomic tác dụng được với bao nhiêu chất trong các chất ở trên ?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

HCHO tác dụng được với: Ag2O/NH3; Cu(OH)2; Br2; phenol

Câu 4 :

Có bao nhiêu đồng phân có cùng CTPT C4H8O có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 ?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

C4H8O có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 => anđehit

1. CH3-CH2-CH2-CHO

2. (CH3)2CH-CHO

Câu 5 :

Hợp chất hữu cơ A tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với HCl hoặc NaOH đều thu được khí. Chất A là

  • A

    HCHO

  • B

    CH3CHO

  • C

    C2H4

  • D

    CH3COONa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

Vì X tác dụng với HCl hoặc NaOH đều thu được khí => X là (NH4)2CO3 => A là HCHO

$HCHO+4AgN{{O}_{3}}+6N{{H}_{3}}+2{{H}_{2}}O\xrightarrow{{{t}^{o}}}\,\,{{\text{(N}{{\text{H}}_{\text{4}}}\text{)}}_{2}}\text{C}{{\text{O}}_{3}}\,\text{+}\,4\text{N}{{\text{H}}_{\text{4}}}N{{O}_{3}}+\,4\text{Ag}$

Câu 6 :

Benzanđehit tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm (t0C) thu được kết tủa màu đỏ gạch là

  • A

    Cu

  • B

    CuO

  • C

    Cu2O

  • D

    hỗn hợp gồm Cu và Cu2O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

Anđehit tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm (t0C) thu được kết tủa màu đỏ gạch là Cu2O

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ RCOONa + Cu2O↓đỏ gạch + 3H2O

Câu 7 :

Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhậnn biết được các chất: ancol etylic, glixerol, dung dịch anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn?

  • A

    Cu(OH)2/OH-

  • B

    Quỳ tím

  • C

    Kim loại Na

  • D

    dd AgNO3/NH3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

- Dùng Cu(OH)2/OH-

 

C2H5OH

C3H5(OH)3

CH3CHO

Cu(OH)2/OH- (to thường)

Không phản ứng

Phức màu xanh

Không phản ứng

Cu(OH)2/OHđun nóng

Không phản ứng

 

Kết tủa đỏ gạch

Câu 8 :

Cho 2,8 gam anđehit X đơn chức phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Tên gọi của X là

  • A

    anđehit fomic

  • B

    Anđehit axetic

  • C

    Anđehit acrylic

  • D

    Anđehit propionic

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

nAg = 0,1 mol

TH1: X là anđehit fomic => nHCHO = nAg / 4 = 0,025 mol

=> M = 2,8/0,025 = 112 (loại)

TH2: X có dạng RCHO (R ≠ H)

=> nRCHO = nAg / 2 = 0,1 / 2 = 0,05 mol

=> MRCHO = 2,8 / 0,05 = 56 => R = 27 (C2H3)

=> X là CH2=CH-CHO (anđehit acrylic)

Câu 9 :

Chuyển hóa hoàn toàn 2,32 gam anđehit X mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư rồi cho lượng Ag sinh ra tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư tạo ra 3,808 lít NO2 ở 27oC và 1,033 atm. Tên gọi của anđehit là:

  • A

    anđehit fomic

  • B

    anđehit axetic

  • C

    anđehit acrylic

  • D

    anđehit oxalic

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn e: ne cho = ne nhận  =>  nAg = nNO2

+) TH1: X là anđehit fomic => nHCHO = nAg / 4

+) TH2: X có dạng R(CHO)x  (R ≠ H; x ≥ 1)

$ + ){n_{R\left( {CHO} \right)x}} = \frac{{{n_{Ag}}}}{{{\rm{ }}2x}} = \frac{{0,08{\rm{ }}}}{x} =  > M = \frac{{2,32}}{{\frac{{0,08}}{x}}} = 29x$

Lời giải chi tiết :

nNO2 = PV / RT = 1,033.3,808 / (0,082.(273 + 27)) = 0,16 mol

Bảo toàn e: ne cho = ne nhận  =>  nAg = nNO2 = 0,16 mol

TH1: X là anđehit fomic => nHCHO = nAg / 4 = 0,04 mol => M = 2,32 / 0,04 = 58 (loại vì MHCHO = 30)

TH2: X có dạng R(CHO)x  (R ≠ H; x ≥ 1)

$R{{(CHO)}_{x}}\xrightarrow{{}}\,\,\text{2xAg}$

$ =  > {\rm{ }}{n_{R\left( {CHO} \right)x}} = \frac{{{n_{Ag}}}}{{{\rm{ }}2x}} = \frac{{0,08{\rm{ }}}}{x} =  > M = \frac{{2,32}}{{\frac{{0,08}}{x}}} = 29x$

+) Với x = 1 => M = 29 (loại)

+) Với x = 2 => M = 58 => X là OHC-CHO : anđehit oxalic

Câu 10 :

Một anđehit X trong đó oxi chiếm 37,21% về khối lượng. Cho 1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc tạo tối đa 4 mol Ag. Khối lượng muối hữu cơ sinh ra khi cho 0,25mol X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 là:

  • A

    38g

  • B

    34,5g

  • C

    41g     

  • D

    30,25g

Đáp án : A

Phương pháp giải :

1 mol X phản ứng tạo 4 mol Ag => X là HCHO hoặc là anđehit 2 chức

+) Nếu là HCHO => %mO = 53,33% => Loại

=> X có 2 nhóm CHO : R(CHO)2 => MX = 86 = R + 29.2

Lời giải chi tiết :

1 mol X phản ứng tạo 4 mol Ag => X là HCHO hoặc là anđehit 2 chức

+) Nếu là HCHO => %mO = 53,33% => Loại

=> X có 2 nhóm CHO : R(CHO)2 => MX = 86 = R + 29.2 => R = 28

=> X là C2H4(CHO)2 khí phản ứng với AgNO3/NH3 tạo muối C2H4(COONH4)2

=> mmuối = 38g

Câu 11 :

Cho 75 gam dung dịch fomalin tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng nhẹ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 432 gam bạc. Nồng độ của HCHO trong fomalin là

  • A

    30%.

  • B

    37%.

  • C

    35%.

  • D

    40%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nHCHO = nAg / 4 

Lời giải chi tiết :

Ta có : nHCHO = nAg / 4  => nHCHO = 1 mol => C%dung dịch fomalin = 1.30 / 75 .100% = 40%

Câu 12 :

Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là

  • A

    HO-CH2-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CH2-CHO

  • B

    HO-CH(CH3)-CHO và HOOC-CH2-CHO

  • C

    HO-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CHO

  • D

    C2H5OH và C3H7OH

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

 Thử: loại B (khác dãy đồng đẳng), loại D (không tác dụng với AgNO3/NH3). Các chất trên đều có CT chung CnH2nO2

$\% {O_X} = \frac{{32}}{{14n + 32}} = \frac{{53,33}}{{100}} =  > n = 2;\% {O_Y} = \frac{{32}}{{14m + 32}} = \frac{{43,24}}{{100}} =  > m = 3$

Câu 13 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,01 mol HCHO và 0,02 mol CH3CHO vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng Ag thu được là

  • A

    8,64 gam.

  • B

    12,96 gam.

  • C

    4,32 gam.

  • D

    6,48 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

nAg = 4.nHCHO + 2.nCH3CHO

Lời giải chi tiết :

Ta có: nAg = 4.nHCHO + 2.nCH3CHO = 4.0,01 + 2.0,02 = 0,08 mol

=> mAg = 8,64 gam

Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,92 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là

  • A

    Anđehit axetic

  • B

    Anđehit butiric

  • C

    Anđehit acrylic

  • D

    Anđehit propionic

Đáp án : D

Phương pháp giải :

E + HCl → CO2 => trong E chứa (NH4)2CO3 => X có HCHO (Y)

+) nHCHO = nCO2

+) nAg = 4nHCHO + 2nZ

+) mX = 1,92g = mHCHO + mZ

Lời giải chi tiết :

E + HCl → CO2 => trong E chứa (NH4)2CO3 => X có HCHO (Y)

HCHO → (NH4)2CO3 → CO2

=> nHCHO = nCO2 = 0,035 mol

=> nAg = 4nHCHO + 2nZ => nZ = 0,015 mol

mX = 1,92g = mHCHO + mZ => MZ = 58 gam/mol (CH3CH2CHO)

Câu 15 :

Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

  • A

    50,98

  • B

    61,78

  • C

    30,89

  • D

    43,82

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Kết tủa thu được gồm Ag và Ag2C2

+) nAg = 2.nCH3CHO = 2a mol; nAg2C2 = nC2H2 = b mol

+) Cho Ag và Ag2C2 vào HCl dư => thu được chất rắn gồm Ag và AgCl

Bảo toàn Ag: nAgCl = 2.nAg2C2

Lời giải chi tiết :

Gọi nCH3CHO = a mol; nC2H2 = b mol

=> 44a + 26y = 8,04  (1)

Kết tủa thu được gồm Ag và Ag2C2

nAg = 2.nCH3CHO = 2a mol; nAg2C2 = nC2H2 = b mol

=> 2a.108 + 240b = 55,2  (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,1 mol; b = 0,14 mol

Cho Ag và Ag2C2 vào HCl dư => thu được chất rắn gồm Ag và AgCl

Bảo toàn Ag: nAgCl = 2.nAg2C2 = 0,28 mol

=> m = 108.0,1.2 + 143,5.0,28 = 61,78 gam

Câu 16 :

Một hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức và ankin C3H4. Cho 0,3 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 75,6 gam Ag kết tủa. Công thức của anđehit có khối lượng mol nhỏ hơn là:

  • A

    HCHO

  • B

    CH3CHO

  • C

    C2H3CHO

  • D

    C2H5CHO

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

nAg = 0,7 mol

+ Nếu hỗn hợp X không chứa HCHO => nAg = 2.nanđehit < 2.nhỗn hợp X 

Mà theo đầu bài: nAg = 0,7 mol > 2.03 => X chứa HCHO

Vậy công thức của anđehit có khối lượng mol nhỏ hơn là HCHO

Câu 17 :

Cho ba chất hữu cơ X, Y, Z (có mạch cacbon hở, không phân nhánh, chứa C, H,O) đều có phân tử khối là 82, trong đó  X và Y là đồng phân của nhau. Biết 1 mol X hoặc Z phản ứng vừa đủ với 3 mol AgNO3 trong dung dịch  NH3; 1 mol Y phản ứng với vừa đủ 4 mol AgNO3/NH3. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Phân tử Y phản ứng với H2 (xúc tác Ni) theo tỉ lệ tương ứng 1 : 3.

  • B

    X là hợp chất tạp chức.

  • C

    Y và Z thuộc cùng dãy đồng đẳng.

  • D

    X và Z có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CTTQ : CxHyOz : 12x + y + 16z = 82

Y phản ứng đủ với 4 mol AgNO3/NH3 => Y là C4H2O2 : OHC-C≡C-CHO)

Với X và Z phản ứng vừa đủ với 3 mol AgNO3/NH3 => X và Z chứa 1 liên kết 3 đầu mạch và 1 nhóm -CHO

Lời giải chi tiết :

CTTQ : CxHyOz : 12x + y + 16z = 82

+) z = 1 => 12x + y = 66 => C5H6O

+) z = 2 => 12x + y = 50 => C4H2O2

+) z = 3 => 12x + y = 34 => Loại

+) z = 4 => 12x + y = 18 => Loại

Y phản ứng đủ với 4 mol AgNO3/NH3 => Y là C4H2O2 : OHC-C≡C-CHO)

Với X và Z phản ứng vừa đủ với 3 mol AgNO3/NH3 => X và Z chứa 1 liên kết 3 đầu mạch và 1 nhóm -CHO

Mà X và Y đồng phân của nhau => X là CH≡C-CO-CHO

=> Z là C5H6O có dạng : CH≡C-CH2CH2-CHO

Câu 18 :

 Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 gam kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là:

  • A

    C3H3CHO

  • B

    C4H5CHO

  • C

    C3H5CHO.

  • D

    C4H3CHO

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nAgNO3 = 3nX => X phải chứa liên kết ba C≡C– ở đầu mạch và có 1 nhóm CHO

 Đặt CT của X là CH≡C–R–CHO

+) Lượng kết tủa bao gồm \(\left\{ \begin{array}{l}0,02{\rm{ }}mol{\rm{ }}AgC \equiv C-R-COON{H_4}\\0,04{\rm{ }}mol{\rm{ }}Ag\end{array} \right.\)    

+) mkết tủa = 0,02.(194 + R) + 0,04.108

Lời giải chi tiết :

Có nAgNO3 = 0,6 mol = 3nX

Mà X đơn chức => X phải chứa liên kết ba C≡C– ở đầu mạch và có 1 nhóm CHO

 Đặt CT của X là CH≡C–R–CHO

=> Lượng kết tủa bao gồm \(\left\{ \begin{array}{l}0,2{\rm{ }}mol{\rm{ }}AgC \equiv C-R-COON{H_4}\\0,4{\rm{ }}mol{\rm{ }}Ag\end{array} \right.\)

=> mkết tủa = 0,2.(194 + R) + 0,4.108 = 87,2 gam

=> R = 26 (C2H2)

=> X là C4H3CHO

Câu 19 :

Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO2 và 1 mol nước. Nếu cho 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là:

  • A

    230,4 gam.     

  • B

    301,2 gam.     

  • C

    308,0 gam.     

  • D

    144 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Số C trung bình = 2,4;  Số H trung bình = 2 => các chất trong X đều có 2H

=> X có C2H2 (x mol) và C3H2O (y mol)

=> nCO2 = 2x + 3y = 2,4 và x + y = nX = 1 mol

+) mkết tủa = mAg2C2 + mAg + mAgCC-COONH4

Lời giải chi tiết :

Dựa vào số mol CO2 và H2O

=> Số C trung bình = 2,4

Số H trung bình = 2 => các chất trong X đều có 2H

Vì ankin có số C ít hơn 1 C so với andehit

=> X có C2H2 (x mol) và C3H2O (y mol)

=> nCO2 = 2x + 3y = 2,4 và x + y = nX = 1 mol

=> x = 0,6 mol ; y = 0,4 mol

C2H2 → Ag2C2

0,6  →    0,6 mol

CH≡C-CHO → AgC≡C-COONH4 + 2Ag

0,4                   →      0,4         →        0,8 mol

=> mkết tủa =${{m}_{A{{g}_{2}}{{C}_{2}}}}+\text{ }{{m}_{Ag}}+\text{ }{{m}_{AgC\equiv C-COON{{H}_{4}}}}$= 308 gam

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. Anđehit X là

  • A

    anđehit fomic

  • B

    anđehit no, mạch hở, hai chức

  • C

    anđehit axetic

  • D

    anđehit không no, mạch hở, hai chức.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đốt cháy anđehit X thu được nCO2 = nH2O => X là anđehit no, mạch hở, đơn chức.

Vì nAg = 4.nX => X là HCHO

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy anđehit X thu được nCO2 = nH2O => X là anđehit no, mạch hở, đơn chức.

Vì nAg = 4.nX => X là HCHO

Câu 21 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 anđehit sau đó hấp thụ hết sản phẩm vào bình đựng nước vôi trong dư thấy bình có 20 gam kết tủa và dung dịch nước vôi giảm 7,6 gam. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra tối đa 32,4 gam Ag. Công thức của 2 anđehit là:

  • A

    HCHO và CH3CHO

  • B

    CH3CHO và C2H5CHO

  • C

    HCHO và C2H5CHO

  • D

    HCHO và OHC-CHO

Đáp án : C

Phương pháp giải :

nCaCO3 = nCO2 = 0,2 mol => Số C trung bình trong hỗn hợp anđehit = 2

Lời giải chi tiết :

nCaCO3 = nCO2 = 0,2 mol => Số C trung bình trong hỗn hợp anđehit = 2

=> Chỉ có đáp án C thỏa mãn

Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propanđial, axetanđehit, etanđial và anđehit acrylic cần 0,975 mol O2 và thu được 0,9 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa bao nhiêu gam Ag ?

  • A

    54,0 gam.

  • B

    108,0 gam.     

  • C

    216,0 gam.     

  • D

    97,2 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn nguyên tố O có: nO (hh X) = nCHO = nO(trong sản phẩm cháy) – nO (O2)

+) Mặt khác, X không chứa HCHO => nAg = 2nCHO

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn nguyên tố O có: nO (hh X) = nCHO = nO(trong sản phẩm cháy) – nO (O2)

<=> nCHO = 0,9.2 + 0,65 – 0,975. 2 = 0,5

Mặt khác, X không chứa HCHO => nAg = 2nCHO = 1 mol

=> mAg = 108 gam

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3CHO và C2H5CHO cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,45 mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khi kết thúc các phản ứng, khối lượng Ag thu được là

  • A

    43,2 gam.

  • B

    16,2 gam.

  • C

    27,0 gam.

  • D

    32,4 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CH4O + 1,5O2 → CO2 + 2H2O

C2H4O + 2,5O2 → 2CO2 + 2H2O

C3H6O + 4O2 → 3CO2 + 3H2O

=> nO2 = 1,5a + 2,5b + 4c

+) nCO2 = a + 2b + 3c

+) nAg = 2b + 2c

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol 3 chất trong X lần lượt là a, b, c (mol)

CH4O + 1,5O2 → CO2 + 2H2O

C2H4O + 2,5O2 → 2CO2 + 2H2O

C3H6O + 4O2 → 3CO2 + 3H2O

=> nO2 = 1,5a + 2,5b + 4c = 0,6 mol

Và nCO2 = a + 2b + 3c = 0,45 mol

=> 0,5b + 0,5c = 0,075 mol

Lại có nAg = 2b + 2c = 0,3 mol

=> mAg = 32,4 gam

Câu 24 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm CH2=CH-CHO, HCHO, C2H5CHO và OHC-CHO phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,88 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,28 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Giá trị có thể có của m là

  • A

    7,32

  • B

    7,64

  • C

    6,36

  • D

    6,68.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nAg = 2nCH2=CHCHO + 4nHCHO + 2nC2H5CHO + 4n(CHO)2

=> nX < 0,36/2

+) nC = nCO2; nH = 2nH2O

=> mX < 0,28.12 + 0,44.1 + 0,18.16 = 6,68 gam

Lời giải chi tiết :

nAg = 2nCH2=CHCHO + 4nHCHO + 2nC2H5CHO + 4n(CHO)2 = 0,36 mol

=> nX < 0,36/2 = 0,18 mol

nC = nCO2 = 0,28 mol; nH = 2nH2O = 0,44 mol

=> mX < 0,28.12 + 0,44.1 + 0,18.16 = 6,68 gam

Chỉ có đáp án C thỏa mãn

Câu 25 :

Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm  C3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CH-CHO cần vừa đủ 49,28 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng X trên sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thấy xuất hiện m gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

  • A

    32,4 gam.

  • B

    21,6 gam.

  • C

    54,0 gam.

  • D

    43,2 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng: mX + mO2 = mCO2 + mH2O

+) mO trong X = mX – mC – mH

+) nO trong X = nRCHO

Lời giải chi tiết :

Ta có :

$X\xrightarrow{+{{O}_{2}},{{t}^{o}}}\left\{ \begin{align}& C{{O}_{2}}:a \\ & {{H}_{2}}O:1,6 \\ \end{align} \right.\,\xrightarrow{BTKL}44a+28,8=24,4+2,2.32\to a=1,5(mol)$$\xrightarrow{BTKL}{{m}_{X}}=24,4=\sum{m(C,H,O)}\to {{n}_{O\,\,trong\,X}}=\frac{24,4-1,5.12-1,6.2}{16}=0,2(mol)$

$\to {{n}_{O\,\,(trong\,X)}}={{n}_{RCHO\,\,(trong\,X)}}=0,2(mol)\to {{m}_{Ag}}=0,2.2.108=43,2(gam)$

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X tạo kết tủa đỏ gạch khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là

  • A

    CH3COCH3

  • B

    O=CH-CH=O

  • C

    CH2=CH-CH2-OH

  • D

    C2H5CHO.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

nH2O = 0,0195 mol; nCO2 = 0,0195 mol

Vì X tạo kết tủa đỏ gạch khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng => X là anđehit no, mạch hở, đơn chức

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam một ankanal, thu được (m + 14,8) gam CO2 và (m – 0,8) gam H2O. Nếu cũng cho m gam ankanal nói trên tác dụng hết với Cu(OH)2/OH- thì thu được a gam kết tủa đỏ gạch. Giá trị của a là:

  • A

    28,8                          

  • B

    43,2                          

  • C

    14,4                          

  • D

    21,2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Đốt cháy CnH2nO thu được ${n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}} =  > \frac{{m{\rm{ }} + {\rm{ }}14,8}}{{44}} = \frac{{m{\rm{ }}-{\rm{ }}8}}{{18}}\,\,$

$ + )\,\,{M_{{C_n}{H_{2n}}O}} = 14n + 16 = \frac{{11,6}}{{\frac{{0,6}}{n}}}\,\, =  > \,\,n = 3$

+) nCu2O = nC2H5CHO

Lời giải chi tiết :

Ankanal: CnH2nO

Đốt cháy CnH2nO thu được ${n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}} =  > {\rm{ }}\frac{{m{\rm{ }} + {\rm{ }}14,8}}{{44}} = {\rm{ }}\frac{{m{\rm{ }}-{\rm{ }}0,8}}{{18}}\,\, =  > \,\,m = 11,6$

=> nCnH2nO = 0,6 / n

$ =  > {\rm{ }}{M_{{C_n}{H_{2n}}O}} = 14n + 16 = \frac{{11,6}}{{\frac{{0,6}}{n}}}\,\, =  > \,\,n = 3$=> ankanal là C2H5CHO 0,2 mol

C2H5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ C2H5COONa + Cu2O↓đỏ gạch + 3H2O

=> nCu2O = nC2H5CHO = 0,2 mol => mCu2O = 0,2.144 = 28,8 gam

Câu 28 :

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z (đều là chất khí ở điều kiện thường, chất có phân tử khối nhỏ Y có phần trăm số mol không vượt quá 50%) có tỉ khối so với H2 là 14. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chỉ thu được CO2 và H2O. Khi cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư thì thu được hỗn hợp kết tủa. Phần trăm thể tích của Y trong hỗn hợp X là

  • A

    50%.

  • B

    40%.

  • C

    60%.

  • D

    20%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) X gồm hai chất có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, khi đốt cháy sinh ra CO2 và H2O có MX = 28

=> trong X có C2H2 (Y)

+) M = (26.0,1 + 0,1.MZ) / 0,2 = 28 => MZ = 30

Lời giải chi tiết :

X gồm hai chất có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, khi đốt cháy sinh ra CO2 và H2O có MX = 28

=> trong X có C2H2 (Y)

Z có thể là ankin hoặc anđehit

Gọi nY = x mol; nZ = y mol => x + y = 0,2  (1)

nX / nAgNO3 = 0,6 / 0,2 = 3

Như vậy Z phản ứng với AgNO3 có thể theo tỉ lệ 1 : 4 => 2x + 4y = 0,6   (2)

Từ (1), (2) => x = y = 0,1

=> M = (26.0,1 + 0,1.MZ) / 0,2 = 28 => MZ = 30

=> Z là HCHO

%VY = 50%

close