Trắc nghiệm Bài 31. Phản ứng oxi hóa ankin - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn ankin A thu được 19,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Ankin A là

  • A

    C2H2.

  • B

    C3H4.

  • C

    C4H6.

  • D

    C5H8.

Câu 2 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin X thu được m gam nước. Công thức phân tử của X là

  • A

    C2H2.

  • B

    C3H4.

  • C

    C4H6.

  • D

    C5H8.

Câu 3 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp trong 38,08 lít khí O2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 28 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử 2 ankin A là

  • A

    C2H2, C3H4.

  • B

    C3H4, C4H6.

  • C

    C4H6, C5H8.

  • D

    C2H2, C4H6

Câu 4 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 1 thì thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Vậy công thức phân tử của 2 ankin là:

  • A

    C4H6 và C5H8

  • B

    C2H2 và C3H4

  • C

    C3H4 và C5H8

  • D

    C3H4 và C4H6

Câu 5 :

Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O

  • A

    1,0 mol

  • B

    0,75 mol

  • C

    0,50 mol

  • D

    1,25 mol

Câu 6 :

Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2,0 lít dung dịch Ca(OH)2 0,15M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch không thay đổi. Vậy công thức của 2 ankin là:

  • A

    C2H2 và C3H4

  • B

    C4H6 và C5H8

  • C

    C3H4 và C4H6

  • D

    C2H2 và C4H6

Câu 7 :

Hỗn hợp X gồm C­2H2, C4H6 và C5H8 có tỉ khối so với hiđro là 16,5. Để đốt cháy hết 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X thì thể tích khí O2 (đktc) tối thiểu cần dùng là

  • A

    14,00 lít.

  • B

    14,56 lít.

  • C

    22,40 lít.

  • D

    28,00 lít

Câu 8 :

Hỗn hợp khí X gồm propan, propen và propin có tỉ khối so với H2 là 21,2. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là

  • A

    20,40 gam.

  • B

    18,96 gam.     

  • C

    16,80 gam.     

  • D

    18,60 gam.

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2. Tỷ khối của X đối với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X thu được 0,1 mol CO2. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp X?

  • A

    25%

  • B

    20%

  • C

    30%

  • D

    40%

Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon (tỉ lệ 1 : 1) có công thức đơn giản nhất khác nhau, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Các chất trong X là

  • A

    2 anken.

  • B

    1 ankan, 1 ankin.        

  • C

    1 anken. 1 ankin.

  • D

    2 ankađien.

Câu 11 :

Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là:

  • A

    C3H4 và C4H6

  • B

    CH6 và C5H8

  • C

    C2H2 và C4H6

  • D

    C2H2 và C3H4

Câu 12 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí A gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít H2O. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. CTPT của X là

  • A

    CH4.

  • B

    C2H6.

  • C

    C3H8

  • D

    C2H4.

Câu 13 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm ankan A và 2 ankin B, C là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 6,496 lít CO2 (đktc) và 4,32 gam nước. Công thức các chất trong hỗn hợp là

  • A

    CH4, C2H2, C3H4.     

  • B

    C2H6, C2H2, C3H4.

  • C

    CH4, C3H4, C4H6.     

  • D

    C3H8, C2H2, C3H4.

Câu 14 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y, số mol của X gấp 1,5 lần số mol của Y). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào cốc đựng 4,5 lít dd Ca(OH)2 0,02M thu được m1 gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 3,78 gam. Thêm dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào cốc, thu được thêm m2 gam kết tủa nữa. Biết m1 + m2 = 18,85 gam. X, Y lần lượt là

  • A

    C3H4 và C4H6.

  • B

    C2H2 và C4H6.

  • C

    C2H2 và C3H4.

  • D

    C4H6 và C2H2.

Câu 15 :

Trong bình kín (ở 210oC) đựng hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y là đồng đẳng liên tiếp, MX < MY). Thêm một lượng không khí vừa đủ (khi đó áp suất trong bình đạt 0,81 atm) rồi bật tia lửa điện để đốt cháy hết X và Y rồi đưa bình về 210oC, thấy áp suất trong bình = 0,836 atm. Biết trong không khí chứa 80% thể tích N2, còn lại là O2. CTPT của Y là

  • A

    C2H2

  • B

    C3H4

  • C

    C6H10

  • D

    C4H6

Câu 16 :

Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. X không thể là

  • A

    Hai anken                                                                   

  • B

     Ankan và ankadien               

  • C

    Ankan và ankin                           

  • D

    Ankan và anken

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn ankin A thu được 19,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Ankin A là

  • A

    C2H2.

  • B

    C3H4.

  • C

    C4H6.

  • D

    C5H8.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Đốt cháy ankin ta có: nankin = nCO2 – nH2O

+) số C trong A = nCO2 / nankin

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,45 mol;  nH2O = 0,3 mol

Đốt cháy ankin ta có: nankin = nCO2 – nH2O = 0,45 – 0,3 = 0,15 mol

=> số C trong A = nCO2 / nankin = 0,45 / 0,15 = 3

=> ankin A là C3H4

Câu 2 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin X thu được m gam nước. Công thức phân tử của X là

  • A

    C2H2.

  • B

    C3H4.

  • C

    C4H6.

  • D

    C5H8.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng: mankin X = mC + mH

+) nC = nCO2

+) nC : nH = 2m/27 : 2m/18

Lời giải chi tiết :

nH2O = m / 18

Bảo toàn khối lượng: mankin X = mC + mH => mC = m – 2.m/18 = 8m/9

=> nC = nCO2 = 2m/27

=> nC : nH = 2m/27 : 2m/18 = 2 : 3

=> CTĐGN của X là C2H3 => CTPT của X là C4H6

Câu 3 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp trong 38,08 lít khí O2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 28 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử 2 ankin A là

  • A

    C2H2, C3H4.

  • B

    C3H4, C4H6.

  • C

    C4H6, C5H8.

  • D

    C2H2, C4H6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tính số mol O2, CO2

- Tính nH2O

Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nH2O

- Tính số mol ankin: nankin = nCO2 - nH2O

- Tính số nguyên tử C trung bình 

Số C trung bình = nCO2 / nankin  

=> 2 ankin

Lời giải chi tiết :

- nO2 = 1,7 mol;  nCO2 = 1,25 mol

- Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nH2O = 2.1,7 – 2.1,25 = 0,9 mol

=> nankin = nCO2 - nH2O = 1,25 – 0,9 = 0,35 mol

=> số C trung bình = nCO2 / nankin  = 1,25 / 0,35 = 3,57

=> 2 ankin là C3H4 và C4H6

Câu 4 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 1 thì thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Vậy công thức phân tử của 2 ankin là:

  • A

    C4H6 và C5H8

  • B

    C2H2 và C3H4

  • C

    C3H4 và C5H8

  • D

    C3H4 và C4H6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nankin = nCO2 – nH2O

+) Vì tỉ lệ mol là 1 : 1 => nC2nH2n-2 = nC2mH2m-2

+) Bảo toàn nguyên tố C:  

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,7 mol; nH2O = 0,5 mol

=> nankin = nCO2 – nH2O = 0,7 – 0,5 = 0,2 mol

Gọi CTPT của 2 ankin là CnH2n-2 và CmH2m-2

Vì tỉ lệ mol là 1 : 1 => nC2nH2n-2 = nC2mH2m-2 = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố C:  

=> n + m = 7

Dựa vào 4 đáp án => D phù hợp vì tổng số C = 7

Câu 5 :

Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O

  • A

    1,0 mol

  • B

    0,75 mol

  • C

    0,50 mol

  • D

    1,25 mol

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) hh X: C2H2 và C4H4 có cùng CTĐGN là CH => đốt cháy X thu được nCO2 = 2.nH2O

+) Bảo toàn khối lượng trong X: nX = nCO2 + 2.nH2O

+) Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

Lời giải chi tiết :

hh X: C2H2 và C4H4 có cùng CTĐGN là CH => đốt cháy X thu được nCO2 = 2.nH2O

Gọi nCO2 = 2a mol => nH2O = a mol

Bảo toàn khối lượng trong X: mX = mC + mH = 12nCO2 + 2.nH2O => 12.2a + 2a = 13 => a = 0,5 mol

Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = (2.2.0,5 + 0,5) / 2 = 1,25 mol

Câu 6 :

Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2,0 lít dung dịch Ca(OH)2 0,15M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch không thay đổi. Vậy công thức của 2 ankin là:

  • A

    C2H2 và C3H4

  • B

    C4H6 và C5H8

  • C

    C3H4 và C4H6

  • D

    C2H2 và C4H6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khối lượng dung dịch không thay đổi => mCaCO3 = mCO2 + mH2O   

TH1: Thu được 1 muối CaCO3 => nCO2 = nCaCO3

=> 100a = 44a + 18nH2O => nH2O = 28a/9 > nCO2 => loại

TH2: Thu được 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3

+) nankin = nCO2 – nH2O

+) mCaCO3 = mCO2 + mH2O

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nCa(HCO3)2 + nCaCO3

Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2 = nCa(HCO3)2 + nCaCO3

Lời giải chi tiết :

nCa(OH)2 = 0,3 mol

Khối lượng dung dịch không thay đổi => mCaCO3 = mCO2 + mH2O   

TH1: Thu được 1 muối CaCO3 => nCO2 = nCaCO3 = a mol

=> 100a = 44a + 18nH2O => nH2O = 28a/9 > nCO2 => loại vì đốt cháy ankin thu được nCO2 > nH2O

TH2: Thu được 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3

Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol

=> nankin = nCO2 – nH2O => a – b = 0,1

mCaCO3 = mCO2 + mH2O => mCaCO3 = 44a + 18b => nCaCO3 = 0,44a + 0,18b

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nCa(HCO3)2 + nCaCO3 => nCa(HCO3)2 = (a – 0,44a – 0,18b) / 2 = 0,28a – 0,09b

Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2 = nCa(HCO3)2 + nCaCO3 => 0,3 = 0,28a – 0,09b + 0,44a + 0,18b  (2)

Từ (1) và (2) => a = 103/270 và b = 38/135 mol

=> số C trung bình = nCO2 / nankin = 3,81 => 2 ankin là C3H4 và C4H6

Câu 7 :

Hỗn hợp X gồm C­2H2, C4H6 và C5H8 có tỉ khối so với hiđro là 16,5. Để đốt cháy hết 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X thì thể tích khí O2 (đktc) tối thiểu cần dùng là

  • A

    14,00 lít.

  • B

    14,56 lít.

  • C

    22,40 lít.

  • D

    28,00 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) ${{m}_{X}}={{n}_{X}}.{{\bar{M}}_{X}}$

+) Bảo toàn khối lượng trong X: mX = mC + mH

+) Đốt cháy ankin: nankin = nCO2 – nH2O  

+) Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

Lời giải chi tiết :

Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol

Ta có: ${{m}_{X}}={{n}_{X}}.{{\bar{M}}_{X}}=0,2.16,5.2=6,6\,gam$

Bảo toàn khối lượng trong X: mX = mC + mH => 12a + 2b = 6,6  (1)

Đốt cháy ankin: nankin = nCO2 – nH2O  => a – b = 0,2  (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,5;  b = 0,3

Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = (2.0,5 + 0,3) / 2 = 0,65 mol

=> VO2 = 0,65.22,4 = 14,56 lít

Câu 8 :

Hỗn hợp khí X gồm propan, propen và propin có tỉ khối so với H2 là 21,2. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là

  • A

    20,40 gam.

  • B

    18,96 gam.     

  • C

    16,80 gam.     

  • D

    18,60 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Gọi công thức chung của X có dạng C3Hx

+) ${{\bar{M}}_{X}}=21,2.2=42,4$

=> đốt cháy 0,1 mol X thu được: nCO2 = 3.nC3H6,4 ;  nH2O = 3,2.nH

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của X có dạng C3Hx

${{\bar{M}}_{X}}=21,2.2=42,4\,\,=>\,\,12.3+x=42,4\,\,=>\,\,x=6,4$

=> CTPT chung của X là C3H6,4

=> đốt cháy 0,1 mol X thu được: nCO2 = 3.nC3H6,4 = 0,3 mol;  nH2O = 3,2.nH = 0,32 mol

=> mCO2 + mH2O = 18,96 gam

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2. Tỷ khối của X đối với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X thu được 0,1 mol CO2. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp X?

  • A

    25%

  • B

    20%

  • C

    30%

  • D

    40%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi nC2H2 = x mol;  nC2H4 = y mol;  nH2 = z mol => PT(1)

+)\(\,{\bar M_X} = \frac{{26x + 28y + 2z}}{{x + y + z}} \) => PT(2)

+) Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nC2H2 + 2.nC2H4 => PT(3)

Lời giải chi tiết :

Gọi nC2H2 = x mol;  nC2H4 = y mol;  nH2 = z mol => x + y + z = 0,1  (1)

\(\,{\bar M_X} = \frac{{26x + 28y + 2z}}{{x + y + z}} = 2.7,25\) (2)

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nC2H2 + 2.nC2H4 => 2x + 2y = 0,1  (3)

Từ (1), (2), (3) => x = 0,025; y = 0,025;  z = 0,05

=> %VC2H2 = 25%

Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon (tỉ lệ 1 : 1) có công thức đơn giản nhất khác nhau, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Các chất trong X là

  • A

    2 anken.

  • B

    1 ankan, 1 ankin.        

  • C

    1 anken. 1 ankin.

  • D

    2 ankađien.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon có CTĐGN khác nhau => loại A

Trong X có 1 hiđrocacbon cháy tạo nCO2 > nH2O và 1 hiđrocacbon tạo nCO2 < nH2O

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,05 mol; nH2O = 0,05 mol  => nCO2 = nH2O

Vì hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon có CTĐGN khác nhau => loại A

Trong X có 1 hiđrocacbon cháy tạo nCO2 > nH2O và 1 hiđrocacbon tạo nCO2 < nH2O

Câu 11 :

Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là:

  • A

    C3H4 và C4H6

  • B

    CH6 và C5H8

  • C

    C2H2 và C4H6

  • D

    C2H2 và C3H4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) mbình tăng = mCO2 + mH2O 

+) nankin = nCO2 – nH2O

+) số C trung bình = nCO2 / nankin => trong X có C2H2

Vì hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỉ lệ 1 : 3 => xét 2 TH

TH1: nC2H2 = 0,02 mol => nCnH2n-2 = 0,06 mol

TH2: nC2H2 = 0,06 mol; nCnH2n-2 = 0,02 mol

Lời giải chi tiết :

nCaCO3 = 0,2 mol => nCO2 = nCaCO3 = 0,2 mol

mbình tăng = mCO2 + mH2O = 10,96 gam => mH2O = 10,96 – 0,2.44 = 2,16 gam => nH2O = 0,12 mol

=> nankin = nCO2 – nH2O = 0,2 – 0,12 = 0,08 mol

=> số C trung bình = nCO2 / nankin = 0,2 / 0,08 = 2,5 => trong X có C2H2. Gọi ankin còn lại là CnH2n-2

Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1: 3

TH1: nC2H2 = 0,02 mol => nCnH2n-2 = 0,06 mol

=> Bảo toàn C: 0,02.2 + 0,06n = 0,2 => n = 2,67 (loại)

TH2: nC2H2 = 0,06 mol; nCnH2n-2 = 0,02 mol

=> Bảo toàn C: 0,06.2 + 0,02n = 0,2 => n = 4 => ankin còn lại là C4H6

Câu 12 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí A gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít H2O. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. CTPT của X là

  • A

    CH4.

  • B

    C2H6.

  • C

    C3H8

  • D

    C2H4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đốt cháy ankin và X thu được VCO2 = VH2O => X là ankan

=> số C trung bình = VCO2 / Vhỗn hợp = 2 / 1 = 2 => cả 2 chất đều có 2C

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy ankin và X thu được VCO2 = VH2O => X là ankan

=> số C trung bình = VCO2 / Vhỗn hợp = 2 / 1 = 2 => cả 2 chất đều có 2C

=> X là C2H6

Câu 13 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm ankan A và 2 ankin B, C là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 6,496 lít CO2 (đktc) và 4,32 gam nước. Công thức các chất trong hỗn hợp là

  • A

    CH4, C2H2, C3H4.     

  • B

    C2H6, C2H2, C3H4.

  • C

    CH4, C3H4, C4H6.     

  • D

    C3H8, C2H2, C3H4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+)  Số C trung bình = nCO2 / nhỗn hợp X => ankan trong X

+) Gọi nCH4 = a mol; nC2H2n-2 = b mol => PT(1)

+) Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = PT(2)

+) Bảo toàn nguyên tố H: n­H2O = 2.nCH4 + (n – 1).nCnH2n-2 => PT(3)

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,29 mol; nH2O = 0,24 mol

Số C trung bình = nCO2 / nhỗn hợp X = 0,29 / 0,15 = 1,933 => trong X có ankan CH4

Gọi CTPT trung bình của 2 ankin là CnH2n-2

Gọi nCH4 = a mol; nC2H2n-2 = b mol

=> a + b = 0,15  (1)

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = a + bn = 0,29   (2)

Bảo toàn nguyên tố H: n­H2O = 2.nCH4 + (n – 1).nCnH2n-2 => 2a + (n – 1)b = 0,24  (3)

Từ (1), (2), (3) => a = 0,1; b = 0,05; n = 2,4

=> 2 ankin là C2H2 và C3H4

Câu 14 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y, số mol của X gấp 1,5 lần số mol của Y). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào cốc đựng 4,5 lít dd Ca(OH)2 0,02M thu được m1 gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 3,78 gam. Thêm dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào cốc, thu được thêm m2 gam kết tủa nữa. Biết m1 + m2 = 18,85 gam. X, Y lần lượt là

  • A

    C3H4 và C4H6.

  • B

    C2H2 và C4H6.

  • C

    C2H2 và C3H4.

  • D

    C4H6 và C2H2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì thêm Ba(OH)2 vào cốc thu được thêm kết tủa => CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

+) nCa(OH)2 = PT (1)

+) Vì m1 + m2 = 18,85 => PT (2)

+) mdung dịch tăng = mCO2 + mH2O - mkết tủa

+) nankin = nH2O – nCO2

Gọi CTPT của X là CnH2n-2 (0,03 mol) và Y là CmH2m-2 (0,02 mol)

+) Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 0,03n + 0,02m

Lời giải chi tiết :

nCa(OH)2 = 0,09 mol

Vì thêm Ba(OH)2 vào cốc thu được thêm kết tủa => CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

x      →     x       →       x

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

2y    →       y        →       y

=> nCa(OH)2 = x + y = 0,09   (1)

Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3 + BaCO3 + 2H2O

y         →          y          →    y      →    y

Vì m1 + m2 = 18,85 => 100x + 100y + 197y = 18,85  (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,04 và y = 0,05

=> nCO2 = x + 2y = 0,04 + 2.0,05 = 0,14 => m CO2 = 6,16 gam

mdung dịch tăng = mCO2 + mH2O - mkết tủa = 3,78 gam

=> mH2O = 3,78 + 100.0,04 – 6,16 = 1,62 gam => nH2O = 0,09 mol

=> nankin = nH2O – nCO2 = 0,14 – 0,09 = 0,05 mol

Theo đầu bài: nX = 1,5 nY => nX = 0,03 mol; nY = 0,02 mol

 Gọi CTPT của X là CnH2n-2 (0,03 mol) và Y là CmH2m-2 (0,02 mol)

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 0,03n + 0,02m = 0,14

=> 3n + 2m = 14

m

2

3

4

5

n

10/3 (loại)

8/3 (loại)

2 (TM)

4/3 (loại)

=> 2 ankin X và Y lần lượt là C2H2 và C4H6

Câu 15 :

Trong bình kín (ở 210oC) đựng hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y là đồng đẳng liên tiếp, MX < MY). Thêm một lượng không khí vừa đủ (khi đó áp suất trong bình đạt 0,81 atm) rồi bật tia lửa điện để đốt cháy hết X và Y rồi đưa bình về 210oC, thấy áp suất trong bình = 0,836 atm. Biết trong không khí chứa 80% thể tích N2, còn lại là O2. CTPT của Y là

  • A

    C2H2

  • B

    C3H4

  • C

    C6H10

  • D

    C4H6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol

+) nankin = nCO2 – nH2O => nankin = a – b

+) Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

+) nhh trước pứ = nankin + nO2 + nN2

+) nhh sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nN2

Từ công thức $pV = n.R.T{\rm{ }} =  > \frac{{{p_t}}}{{{p_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\,\,$

Lời giải chi tiết :

Ở 210oC, nước ở thể hơi => coi như là 1 khí gây áp suất trong bình

Vì lượng không khí dùng vừa đủ => hỗn hợp sau phản ứng gồm CO2, H2O và N2

Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol

=> nankin = nCO2 – nH2O => nankin = a – b

Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = a + 0,5b

Trong không khí:  nN2 = 4.nO2 = 4a + 2b

=> nhh trước pứ = nankin + nO2 + nN2 = a – b + a + 0,5b + 4a + 2b = 6a + 1,5b

nhh sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nN2 = a + b + 4a + 2b = 5a + 3b

Từ công thức $pV = n.R.T{\rm{ }} =  > \frac{{{p_t}}}{{{p_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\,\, =  > \,\,\frac{{0,81}}{{0,836}} = \frac{{6a + 1,5b}}{{5a + 3b}}\,\, =  > \,a = 1,21b$

=> nankin = a – b = 1,21b – b = 0,21b mol

=> số C trung bình = nCO2 / nankin = 1,21 / 0,21 = 5,76

=> 2 ankin X và Y là C5H8 và C6H10

Câu 16 :

Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. X không thể là

  • A

    Hai anken                                                                   

  • B

     Ankan và ankadien               

  • C

    Ankan và ankin                           

  • D

    Ankan và anken

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhận xét nCO2 và nH2O khi đốt các loại hidrocacbon trên

Lời giải chi tiết :

Khi đốt các hidrocacbon thì :

Ankan có : nCO2 < nH2O ;     anken : nCO2 = nH2O ;   ankin và ankadien : nCO2 > nH2O

Nên X không thể là ankan và anken được vì khi đó đốt X sẽ thu được nCO2 > nH2O

close