tuyensinh247

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập ancol - phenol (phần 1) - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Dung dịch chứa 5,4 gam chất  X đồng đẳng của phenol đơn chức tác dụng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất Y chứa ba nguyên tử brom trong phân tử. Giả thiết phản ứng hoàn toàn, công thức phân tử chất đồng đẳng là

  • A

    (CH3)2C6H3-OH.

  • B

    CH3 -C6H4-OH.

  • C

    C6H5-CH2-OH.

  • D

    C3H7-C6H4-OH.

Câu 2 :

Một dung dịch chứa 6,1 g chất X là đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom dư thu được 17,95 g hợp chất Y chứa 3 nguyên tử Br trong  phân tử. Biết hợp chất này có nhiều hơn 3 đồng phân cấu tạo. CTPT chất đồng đẳng của phenol là

  • A

    C2H5C6H4OH

  • B

    C2H5(CH3)C6H3OH

  • C

    (CH3)2C6H3OH

  • D

    A hoặc B

Câu 3 :

Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là

  • A

    0,6.     

  • B

    0,5.

  • C

    0,3.

  • D

    0,4.

Câu 4 :

Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là

  • A

    16,3%

  • B

    65,2%

  • C

    48,9%

  • D

    83,7%

Câu 5 :

X, Y, Z là ba ancol bền (MX < MY < MZ) mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro. Biết Y no, X và Z có số pi liên tiếp nhau, Y và Z khác nhau số nhóm chức. Cho 12,64 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z tác dụng vừa đủ với K, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp muối T và 3,136 lít H2 (đktc). Đốt cháy hết T thu được CO2, K2CO3 và 8,28 gam H2O. Biết số liên kết pi trung bình của A bằng 0,9. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong T có giá trị gần với? 

  • A

    24%.

  • B

    21%.

  • C

    28%.

  • D

    48%.

Câu 6 :

Hỗn hợp X gồm hai ancol đều có công thức dạng RCH2OH (R là gốc hiđrocacbon mạch hở). Dẫn m gam X qua ống sứ chứa CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí và hơi Y, đồng thời khối lượng ống sứ giảm 4,48 gam. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 86,4 gam Ag. Nếu đun nóng m gam X với  H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 10,39 gam hỗn hợp Y gồm các ete. Biết hiệu suất của ancol có khối lượng phân tử tăng dần lần lượt là 75% và 80%. Công thức của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn là

  • A

    C2H5OH.        

  • B

    C3H7OH.        

  • C

    C3H5OH.        

  • D

    C4H9OH.

Câu 7 :

M là hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức X, Y, Z có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau, đều mạch hở (MX < MY­ < MZ); X và Y no, Z không no (có 1 liên kết đôi C=C). Chia M thành 3 phần bằng nhau.

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 45,024 lít khí CO2 (đktc) và 46,44 gam H2O

- Phần 2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2

- Đun nóng phần 3 với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 18,752 gam hỗn hợp 6 ete (T). Đốt cháy hoàn toàn T thu được 1,106 mol CO2 và 1,252 mol H2O.

Hiệu suất tạo ete của X, Y, Z lần lượt là

  • A

    50%; 40%; 35%.

  • B

    50%; 60%; 40%.

  • C

    60%; 40%; 35%.

  • D

    60%; 50%; 35%.

Câu 8 :

Khi đun hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở không phân nhánh với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được 14,4 gam nước và 52,8 gam hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ không phải là đồng phân của nhau với tỉ lệ mol bằng nhau. Công thức phân tử của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn là

  • A

    C3H7OH

  • B

    C2H5OH         

  • C

    C4H9OH

  • D

    C5H10OH

Câu 9 :

Hỗn hợp khí X gồm hai olefin (là đồng đẳng kế tiếp) có tỉ khối so với H2 bằng 17,5. Hiđrat hóa hoàn toàn 3,584 lít X (đktc) ở điều kiện thích hợp, thu được hỗn hợp Y gồm ba ancol, trong đó ancol bậc hai chiếm 37,5% số mol. Đun nóng Y với axit sunfuric đặc, thu được 0,052 mol hỗn hợp các ete (có khối lượng 4,408 gam) và hỗn hợp Z gồm các ancol dư. Dẫn Z (ở dạng hơi) đi qua bột CuO (dư, đun nóng) đến khi phản ứng kết thúc, lấy toàn bộ sản phảm cho phản ứng tráng bạc thì thu được tối đa 6,912 gam Ag. Hiệu suất phản ứng tạo ete của ancol bậc hai trong Y là

  • A

    20%.

  • B

    40%.

  • C

    60%.

  • D

    80%.

Câu 10 :

Đun nóng 72,8 gam hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng là X và Y (MX < MY), thu được 0,4 mol anken; 22,7 gam ba ete và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn lượng anken và ete thu được 2,2 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy lượng ancol dư cần vừa đủ 1,8 mol O2 thu được 1,7 mol H2O. Khối lượng ancol X tham gia ete hóa có giá trị gần nhất với

  • A

    12

  • B

    11

  • C

    9

  • D

    14

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dung dịch chứa 5,4 gam chất  X đồng đẳng của phenol đơn chức tác dụng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất Y chứa ba nguyên tử brom trong phân tử. Giả thiết phản ứng hoàn toàn, công thức phân tử chất đồng đẳng là

  • A

    (CH3)2C6H3-OH.

  • B

    CH3 -C6H4-OH.

  • C

    C6H5-CH2-OH.

  • D

    C3H7-C6H4-OH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

X+  3Br2 → Y + 3HBr

x      3x                 3x

nBr2 = nHBr = x

ĐLBTKL => mX + mBr2 = mhợp chất + mHBr

=> x => MX

Lời giải chi tiết :

X+  3Br2 → Y+ 3HBr

x      3x                3x

${n_{B{r_2}}} = {n_{HBr}} = x$

ĐLBTKL => mX  + mBr2 = mhợp chất  + mHBr

=> 5,4 + 160.3x = 17,25 + 81.3x => x = 0,05 mol

=> ${M_X} = \dfrac{{5,4}}{{0,05}} = 108$

=> X chỉ có thể là  CH3 -C6H4-OH.

Câu 2 :

Một dung dịch chứa 6,1 g chất X là đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom dư thu được 17,95 g hợp chất Y chứa 3 nguyên tử Br trong  phân tử. Biết hợp chất này có nhiều hơn 3 đồng phân cấu tạo. CTPT chất đồng đẳng của phenol là

  • A

    C2H5C6H4OH

  • B

    C2H5(CH3)C6H3OH

  • C

    (CH3)2C6H3OH

  • D

    A hoặc B

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X + 3Br2 → Y + 3HBr

nBr2 = nHBr=x

ĐLBTKL => mX  + mBr2 = mhợp chất  + mHBr

6,1  + 160.3x = 17,95  +  81.3x

=> x => MX

Lời giải chi tiết :

X+  3Br2 → Y+ 3HBr

x      3x            3x

nBr2 = nHBr=x

ĐLBTKL => mX  + mBr2 = mhợp chất  + mHBr

6,1  + 160.3x = 17,95  +  81.3x

=> x= 0,05 mol

=> MX = 6,1 : 0,05=122

=> X có thể là  C2H5C6H4OH hoặc (CH3)2C6H3OH

Biết hợp chất này có nhiều hơn 3 đồng phân cấu tạo   => X chỉ có thể là (CH3)2C6H3OH

Câu 3 :

Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là

  • A

    0,6.     

  • B

    0,5.

  • C

    0,3.

  • D

    0,4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nchất hữu cơ $ = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{3} = 0,45{\text{ }}mol \Rightarrow {n_{{H_2}}} = 0,3$

+) Từ $\dfrac{{{M_Y}}}{{{M_X}}} = 1,25$ và ${m_X} = {m_Y} \Rightarrow {\text{ }}\dfrac{{{n_X}}}{{{n_Y}}}$ => nX và nY

+) nH2 phản ứng = nhụt đi = nX – nY

+) Bảo toàn liên kết pi: $ \Rightarrow {\text{ }}{n_{B{r_2}}}$

Lời giải chi tiết :

Dễ thấy các chất hữu cơ trong X đều có 3C

=> nchất hữu cơ $ = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{3} = 0,45{\text{ }}mol \Rightarrow {n_{{H_2}}} = 0,3$

Theo gt : $\dfrac{{{M_Y}}}{{{M_X}}} = 1,25$

Mà : ${m_X} = {m_Y} \Rightarrow {\text{ }}\dfrac{{{n_X}}}{{{n_Y}}} = 1,25$

nX = 0,75 => nY = 0,6

=> nH2 phản ứng = nhụt đi = nX – nY = 0,15 mol

Bảo toàn liên kết pi: $0,45-0,15 = {n_{B{r_2}}} \Rightarrow {\text{ }}{n_{B{r_2}}} = 0,3{\text{ }}mol$

Vậy 0,6 mol Y phản ứng hết với 0,3 mol Br2

=> 0,1 mol Y phản ứng hết với 0,05 mol Br2

=> V = 0,5 lít

Câu 4 :

Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là

  • A

    16,3%

  • B

    65,2%

  • C

    48,9%

  • D

    83,7%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) X chứa C3H7OH và có MX = 46 => ancol còn lại là CH3OH và ${n_{C{H_3}OH}} = {n_{{C_3}{H_7}OH}}$

Đặt CH3CH2CH2OH (a mol); CH3CHOH-CH3 (b mol) => CH3OH (a + b) mol

+) Từ khối lượng ống sứ giảm => khối lượng O phản ứng => PT (1)

Y gồm CH3CH2CHO (a mol), CH3-CO-CH3 (b mol) và HCHO (a + b)

+) Từ số mol Ag thu được => Pt (2)

(1), (2) => a, b

Lời giải chi tiết :

X chứa C3H7OH và có MX = 46 => ancol còn lại là CH3OH và ${n_{C{H_3}OH}} = {n_{{C_3}{H_7}OH}}$

Đặt CH3CH2CH2OH (a mol); CH3CHOH-CH3 (b mol) => CH3OH (a + b) mol

=> nO = a + b + a + b = 0,2

Y gồm CH3CH2CHO (a mol), CH3-CO-CH3 (b mol) và HCHO (a + b)

=> nAg = 2a + 4.(a + b) = 0,45

=> a = 0,025 và b = 0,075

=> $\% {m_{C{H_3}C{H_2}C{H_2}OH}} = 16,3\% $

Câu 5 :

X, Y, Z là ba ancol bền (MX < MY < MZ) mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro. Biết Y no, X và Z có số pi liên tiếp nhau, Y và Z khác nhau số nhóm chức. Cho 12,64 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z tác dụng vừa đủ với K, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp muối T và 3,136 lít H2 (đktc). Đốt cháy hết T thu được CO2, K2CO3 và 8,28 gam H2O. Biết số liên kết pi trung bình của A bằng 0,9. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong T có giá trị gần với? 

  • A

    24%.

  • B

    21%.

  • C

    28%.

  • D

    48%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Từ số mol H2 sinh ra => số mol nhóm OH trong A => số mol O trong A

+) Lượng nguyên tử H trong hỗn hợp A bay 1 phần tạo H2 và 1 phần tạo H2O khi đốt cháy muối T

=> Bảo toàn nguyên tố H: ${n_{H\,(trong\,A)}} = 2.{n_{{H_2}}}{\text{ + }}2.{n_{{H_2}O}}$

=> ${n_{C\,(trong\,A)}} = \dfrac{{{m_A} - {m_H} - {m_O}}}{{12}}$

+) Tính tổng số mol ancol trong A: ${n_{ancol}}.(1-k) = {n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}}$

=> số nguyên tử H trong ancol

+) Biện luận tìm X, Y, Z

+) Từ số mol ancol trong A, số mol C trong A, số mol O, lập hpt tìm số mol mỗi ancol

=> số mol mỗi muối

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,14 mol => nO (trong A) = 0,28 mol

Lượng nguyên tử H trong hỗn hợp A bay 1 phần tạo H2 và 1 phần tạo H2O khi đốt cháy muối T

=> Bảo toàn nguyên tố H: ${n_{H\,(trong\,A)}} = 2.{n_{{H_2}}}{\text{ + }}2.{n_{{H_2}O}} = 1,2{\text{ }}mol$

=> ${n_{C\,(trong\,A)}} = \dfrac{{{m_A} - {m_H} - {m_O}}}{{12}} = \dfrac{{12,64 - 0,28.16 - 1,2}}{{12}} = 0,58$

Vì ${n_{ancol}}.(1-k) = {n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}}$ (trong đó ${n_{{H_2}O}} = \frac{{{n_{H\,(trong\,A)}}}}{2}$; ${n_{C{O_2}}} = {n_{C\,(trong\,A)}}$ ; k là độ không no, k = 0,9)

=> nancol = 0,2

=> số $H = \dfrac{{2.{n_H}}}{{{n_{ancol}}}} = 6$

Vì X, Z có số liên kết pi liên tiếp nhau nên:

X là CH2=CH-CH2OH (x mol)

Z là CH≡C-C2H5On (z mol) (n ≤ 2)

Y no nên Y là C2H6Om (y mol) (m ≤ 2)

nancol = x + y + z = 0,2

nC = 3x + 2y + 4z = 0,58

nO = x + nz + my = 0,28

Do n ≠ m nên:

TH1: n = 1 và m = 2 => x = 0,02; y = 0,1 và z = 0,08

Muối gồm C3H5OK (0,02 mol), C4H5OK (0,1 mol) và C2H4(OK)2 (0,08 mol)

=> $\% {m_{{C_2}{H_4}{{\left( {OK} \right)}_2}}} = 46,46\% $

TH2: n = 2 và m = 1 => loại vì X, Y khác số nhóm chức

Câu 6 :

Hỗn hợp X gồm hai ancol đều có công thức dạng RCH2OH (R là gốc hiđrocacbon mạch hở). Dẫn m gam X qua ống sứ chứa CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí và hơi Y, đồng thời khối lượng ống sứ giảm 4,48 gam. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 86,4 gam Ag. Nếu đun nóng m gam X với  H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 10,39 gam hỗn hợp Y gồm các ete. Biết hiệu suất của ancol có khối lượng phân tử tăng dần lần lượt là 75% và 80%. Công thức của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn là

  • A

    C2H5OH.        

  • B

    C3H7OH.        

  • C

    C3H5OH.        

  • D

    C4H9OH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nRCHO = nO

+) Xét nAg = 0,8 > 2.nRCHO => các anđehit

=> X gồm CH3OH (0,12 mol) và ACH2OH (0,16 mol)

+) Tính ${n_{C{H_3}OH}}$phản ứng và ${n_{AC{H_2}OH}}$phản ứng

=> ${n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_{ancol\,phản\,ứng}}}}{2}$

+) Từ mancol phản ứng => A

Lời giải chi tiết :

Khối lượng ống sứ giảm là khối lượng O

nRCHO = nO = 0,28 mol

nAg = 0,8 > 2.nRCHO nên anđehit gồm HCHO (0,12 mol) và ACHO (0,16 mol)

=> X gồm CH3OH (0,12 mol) và ACH2OH (0,16 mol)

${n_{C{H_3}OH}}$phản ứng $= 0,12.75\%  = 0,09{\text{ }}mol$

${n_{AC{H_2}OH}}$ phản ứng $= 0,16.80\%  = 0,128{\text{ }}mol$

=> ${n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_{ancol\,phản\,ứng}}}}{2} = 0,109\,mol$

mancol phản ứng = 0,09.32 + 0,128.(A + 31) = 10,39 + 0,109.18

=> A = 43 (C3H7)

Ancol còn lại là: C3H7CH2OH hay C4H9OH

Câu 7 :

M là hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức X, Y, Z có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau, đều mạch hở (MX < MY­ < MZ); X và Y no, Z không no (có 1 liên kết đôi C=C). Chia M thành 3 phần bằng nhau.

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 45,024 lít khí CO2 (đktc) và 46,44 gam H2O

- Phần 2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2

- Đun nóng phần 3 với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 18,752 gam hỗn hợp 6 ete (T). Đốt cháy hoàn toàn T thu được 1,106 mol CO2 và 1,252 mol H2O.

Hiệu suất tạo ete của X, Y, Z lần lượt là

  • A

    50%; 40%; 35%.

  • B

    50%; 60%; 40%.

  • C

    60%; 40%; 35%.

  • D

    60%; 50%; 35%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì Z chứa 1 liên kết đôi => đốt cháy Z thu được ${n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}$

=> ${n_X} + {n_Y} = {n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}}$

+) ${n_Z} = {n_{B{r_2}}}$

+) Tính số C trung bình của hỗn hợp M => các ancol trong M  

Đặt x, y, z là số mol X, Y, Z đã phản ứng

=> ${n_{ete}} = {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_{ancol{\text{ }}pư}}}}{2} = \dfrac{{x + y + z}}{2}$

+) Bảo toàn khối lượng: mX + mY + mZ = mete + mH2O  => PT (1)

+) Từ số mol CO2 khi đốt T => PT (2)

+) Từ số mol H2O khi đốt T => PT (3)

(1), (2), (3) => x; y; z => hiệu suất

Lời giải chi tiết :

Đốt phần 1 thu được: ${n_{C{O_2}}} = 2,01{\text{ }}mol$ và ${n_{{H_2}O}} = 2,58{\text{ }}mol$

Vì Z chứa 1 liên kết đôi => đốt cháy Z thu được ${n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}$

=> ${n_X} + {n_Y} = {n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}} = 0,57$

${n_Z} = {n_{B{r_2}}} = 0,1$

=> nM = 0,67 => số C = 3

Vậy M chứa:

X là C2H5OH: 0,1 mol

Y là C3H7OH: 0,47 mol

Z là C4H7OH: 0,1 mol

(số C = 3 nên nX = nZ)

Đặt x, y, z là số mol X, Y, Z đã phản ứng

=> ${n_{ete}} = {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_{ancol{\text{ }}pư}}}}{2} = \dfrac{{x + y + z}}{2}$

Bảo toàn khối lượng: mX + mY + mZ = mete + mH2O 

=> 46x + 60y + 72z = 18,752 + 18.(x+y+z)/2   (1)

Đốt T thu được:

${n_{C{O_2}}} = 2x + 3y + 4z = 1,106\,\left( 2 \right)$

${n_{{H_2}O}} = 3x + 4y + 4z-\dfrac{{x + y + z}}{2} = 1,252\,\left( 3 \right)$

Giải hệ (1), (2), (3) => x = 0,05; y = 0,282; z = 0,04

=> H(X) = 50%;  H(Y) = 60%;  H(Z) = 40%

Câu 8 :

Khi đun hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở không phân nhánh với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được 14,4 gam nước và 52,8 gam hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ không phải là đồng phân của nhau với tỉ lệ mol bằng nhau. Công thức phân tử của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn là

  • A

    C3H7OH

  • B

    C2H5OH         

  • C

    C4H9OH

  • D

    C5H10OH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

4 chất hữu cơ gồm 3 ete và 1 anken

+) Từ số mol H2O sinh ra => số mol ete và anken

nancol tạo ete = 2.nete và nancol tạo anken = nanken

=> nancol tổng

BTKL: mancol = mete + manken + mH2O

=> Mancol

=> có CH3OH (vì ancol này không tạo anken) và ROH

+) ${n_{C{H_3}OC{H_3}}} = {n_{ROR}} = {n_{ROC{H_3}}}$

+) Tính nROH tạo anken

=> nCH3OH tổng và nROH tổng => R

Lời giải chi tiết :

4 chất hữu cơ gồm 3 ete và 1 anken

nete = 3x mol và nanken = x mol

=> nH2O = 4x = 0,8 mol

=> x = 0,2

nancol tạo ete = 2.nete = 1,2 mol

nancol tạo anken = nanken = 0,2 mol

=> nancol tổng = 1,4

mancol = 52,8 + 14,4 = 67,2

=> M = 48

=> có CH3OH (vì ancol này không tạo anken) và ROH

Ta có: ${n_{C{H_3}OC{H_3}}} = {n_{ROR}} = {n_{ROC{H_3}}} = 0,2\,mol$

nROH tạo anken = 0,2 mol

=> nCH3OH tổng = 0,6 mol và nROH tổng = 0,8 mol

=> 0,6.32 + 0,8.(R + 17) = 67,2 => R = 43

=> ancol còn lại là C3H7OH

Câu 9 :

Hỗn hợp khí X gồm hai olefin (là đồng đẳng kế tiếp) có tỉ khối so với H2 bằng 17,5. Hiđrat hóa hoàn toàn 3,584 lít X (đktc) ở điều kiện thích hợp, thu được hỗn hợp Y gồm ba ancol, trong đó ancol bậc hai chiếm 37,5% số mol. Đun nóng Y với axit sunfuric đặc, thu được 0,052 mol hỗn hợp các ete (có khối lượng 4,408 gam) và hỗn hợp Z gồm các ancol dư. Dẫn Z (ở dạng hơi) đi qua bột CuO (dư, đun nóng) đến khi phản ứng kết thúc, lấy toàn bộ sản phảm cho phản ứng tráng bạc thì thu được tối đa 6,912 gam Ag. Hiệu suất phản ứng tạo ete của ancol bậc hai trong Y là

  • A

    20%.

  • B

    40%.

  • C

    60%.

  • D

    80%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Từ tỉ khối của X => 2 anken trong X

+) Y gồm C2H5OH (0,08 mol), CH3CH2CH2OH (u mol) và CH3-CHOH-CH3 (v mol)

=> u và v

Đặt a, b, c lần lượt là số mol các ancol C2H5OH, CH3CH2CH2OH, CH3-CHOH-CH3 bị ete hóa

+) ${n_{ete}} = {n_{{H_2}O}}$ => PT (1)

+) Bảo toàn khối lượng: mancol = mete + mnước => PT (2)

+) Z gồm C2H5OH (0,08 – a), CH3CH2CH2OH (0,02 – b) và CH3CHOH-CH3 (0,06 – c)

+) Từ số mol Ag sinh ra => PT(3)

Từ (1), (2) và (3) => a; b; c

=> $H = \dfrac{c}{v}.100\% $

Lời giải chi tiết :

MX = 35 => X gồm C2H4 (0,08 mol) và C3H6 (0,08 mol)

Y gồm C2H5OH (0,08 mol), CH3CH2CH2OH (u mol) và CH3-CHOH-CH3 (v mol)

=> u + v = 0,08

và v = 37,5%.0,16 = 0,06

=> u = 0,02

Đặt a, b, c lần lượt là số mol các ancol C2H5OH, CH3CH2CH2OH, CH3-CHOH-CH3 bị ete hóa

${n_{ete}} = {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{a + b + c}}{2} = 0,052$  (1)

Bảo toàn khối lượng: 46a + 60.(b + c) = 4,408 + 0,052.18   (2)

Z gồm C2H5OH (0,08 – a), CH3CH2CH2OH (0,02 – b) và CH3CHOH-CH3 (0,06 – c)

Oxi hóa Z rồi lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương:

nAg = 2.(0,08 – a) + 2.(0,02 – b) = 0,064   (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,064; b = 0,004; c = 0,036

=> $H = \dfrac{c}{v}.100\%  = 60\% $

Câu 10 :

Đun nóng 72,8 gam hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng là X và Y (MX < MY), thu được 0,4 mol anken; 22,7 gam ba ete và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn lượng anken và ete thu được 2,2 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy lượng ancol dư cần vừa đủ 1,8 mol O2 thu được 1,7 mol H2O. Khối lượng ancol X tham gia ete hóa có giá trị gần nhất với

  • A

    12

  • B

    11

  • C

    9

  • D

    14

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Ancol tách nước tạo anken nên X, Y no, đơn chức

=> đốt ancol dư: ${n_{C{O_2}}} = \dfrac{{{n_{{O_2}}}}}{{1,5}}$

+) nancol dư $ = {n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}}$

+) Bảo toàn C tính nC trong ancol ban đầu

X, Y có dạng: CnH2n+2O ($\dfrac{{3,4}}{n}$ mol) => n

=> 2 ancol

nancol tạo ete = nancol ban đầu – nanken – nancol dư

Đặt x và y là số mol X, Y tạo ete => PT (1) tổng số mol ancol tạo ete

+) Bảo toàn khối lượng : mancol = mete + ancol dư + mH2O

=> PT (2)

=> x và y => mX tạo ete

Lời giải chi tiết :

Ancol tách nước tạo anken nên X, Y no, đơn chức

=> đốt ancol dư thu được: ${n_{C{O_2}}} = \dfrac{{{n_{{O_2}}}}}{{1,5}} = 1,2$

=> nancol dư $= {n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}} = 0,5$

Bảo toàn C => nC trong ancol ban đầu = 1,2 + 2,2 = 3,4

X, Y có dạng: CnH2n+2O ($\dfrac{{3,4}}{n}$  mol)

$ \Rightarrow 14n + 18 = \dfrac{{72,8n}}{{3,4}} \Rightarrow n = \dfrac{{17}}{7}$

=> 2 ancol là C2H5OH (0,8 mol) và C3H7OH (0,6 mol)

nancol tạo ete = nancol ban đầu – nanken – nancol dư = 0,5

Đặt x và y là số mol X, Y tạo ete => x + y = 0,5

Bảo toàn khối lượng : mancol = mete + ancol dư + mH2O

=> 46x + 60y = 22,7 + 0,5.18/2

=> x = 0,2 và y = 0,3

=> mX tạo ete = 9,2 gam

close