Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

(ĐH B - 2008) Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    2

Câu 2 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?

  • A

    H2S, H2SO4, Ca(OH)2.

  • B

    H2O, H2S, CH3COOH.

  • C

    CH3COOH, H2O, HCl.

  • D

    H2SO4, Ca(OH)2, HCl.

Câu 3 :

Cho các chất sau: HF, NaCl, NaOH, CuSO4, H3PO3, MgCl2, CH3COOH, H2S, NH3, saccarozơ, AgNO3, C2H5OH . Số chất điện li yếu là

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    4

  • D

    7

Câu 4 :

Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,001M, dung dịch nào dẫn điện kém nhất ?

  • A

    HCl.

  • B

    HF.

  • C

    HI.

  • D

    HBr.

Câu 5 :

Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?

  • A

    Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.

  • B

    Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.

  • C

    Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.

  • D

    Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.

Câu 6 :

Dung dịch HF 0,02M có độ điện li α = 0,015M. Nồng độ ion H+ có trong dung dịch là

  • A

    3.10-4 M.

  • B

    6.10-4 M.

  • C

    1,5.10-4 M.

  • D

    2.10-4 M.

Câu 7 :

Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10-2 M người ta xác định được nồng độ ion H+ là 8,6.10-4 M. Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion là

  • A

    5%.

  • B

    2%.

  • C

    4%.

  • D

    1%.

Câu 8 :

Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ?

  • A

    Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

  • B

    Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

  • C

    Một hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ là axit.

  • D

    Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong phân tử.

Câu 9 :

Muối nào tan trong nước tạo dung dịch có môi trường kiềm ?

  • A

    KCl.

  • B

    Na2S.

  • C

    NH4Cl.

  • D

    NaNO3.

Câu 10 :

Trong các muối sau : NaCl, Na2CO3, K2S, Na2SO4, KNO3, NH4Cl, ZnCl2, những muối có môi trường trung tính là

  • A

    NaCl, KNO3, Na2SO4.           

  • B

    Na2CO3, ZnCl2, NH4Cl.

  • C

    NaCl, K2S, KNO3.

  • D

    KNO3, Na2SO4, NH4Cl.

Câu 11 :

Trong các dung dịch sau : Na2SO4, NaHSO4, H3PO4, Na2HPO3, CaCl2, FeCl3, Na2S, NH4NO3, có bao nhiêu dung dịch có môi trường axit ?

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    5

Câu 12 :

Cho dãy các chất Al, Al(OH)3, NaHCO3, Na2SO4, Zn(OH)2. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    2

Câu 13 :

Cho các chất: Cr, Fe2O3, Cr2O3, Al(OH)3, Zn, Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Zn(OH)2, ZnSO4. Số chất có tính lưỡng tính là

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 14 :

Khối lượng chất rắn khan khi cô cạn dung dịch chứa 0,01 mol K+, 0,025 mol Cu2+, 0,05 mol Cl-  và a mol $SO_4^{2 - }$ là

  • A

    3,765 gam.

  • B

    0,005 gam.

  • C

    4,245 gam.

  • D

    0,320 gam.

Câu 15 :

Một dung dịch chứa 0,2 mol Cu2+; 0,3 mol K+, a mol $NO_3^ - $ và b mol $SO_4^{2 - }$. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch là 62,3 gam. Giá trị của a và b lần lượt là

  • A

    0,3 và 0,2.

  • B

    0,2 và 0,3.

  • C

    0,2 và 0,5.

  • D

    0,5 và 0,1.

Câu 16 :

Dung dịch Y chứa Ca2+ (0,1 mol), Mg2+ (0,3 mol), $C{l^ - }$ (0,4 mol), $HCO_3^ - $ (y mol). Khi cô cạn dung dịch lượng muối khan thu được là

  • A

    37,4 gam.

  • B

    49,8 gam.

  • C

    25,4 gam.

  • D

    30,5 gam.

Câu 17 :

Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là

  • A

    1M.

  • B

    0,25M.

  • C

    0,75M.

  • D

    0,5M.

Câu 18 :

Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    6

  • D

    7

Câu 19 :

Trộn 100ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375 M và HCl 0,0125 M) thu đ­ược dung dịch X, giá trị pH của dung dịch X là:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    6

  • D

    7

Câu 20 :

Trộn 200 ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và HClO4 0,5M với 200 ml dd Ba(OH)2 a mol/lit thu được dd có pH = 3. Vậy a có giá trị là:

  • A

    0,391

  • B

    3,999

  • C

    0,399

  • D

    0,395

Câu 21 :

Thể tích của n­ước cần thêm vào 15 ml dung dịch axit HCl có pH = 1 để đ­ược dung dịch axit có pH = 3 là:

  • A

    1,68 lít

  • B

    2,24 lít

  • C

    1,12 lít

  • D

    1,485 lít

Câu 22 :

Trộn V1 lít dung dịch HCl (pH = 5) với V2 lít dung dịch NaOH (pH = 9) thu được dung dịch có pH = 8. Tỉ lệ V1/ V2 là:

  • A

    1/3

  • B

    3/1

  • C

    9/11

  • D

    11/9

Câu 23 :

Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được:

  • A

    10

  • B

    12

  • C

    11

  • D

    13

Câu 24 :

Dung dịch axit fomic HCOOH 0,007 M có độ điện li  = 0,1. Tính pH của dung dịch  HCOOH:

  • A

    3,15    

  • B

    3,44    

  • C

    3,55    

  • D

    3,89

Câu 25 :

Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?

  • A

    Na+, Mg2+, NO3-, SO42-.                          

  • B

    Ba2+, Al3+, Cl, HSO4-.   

  • C

    Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl.                                      

  • D

    K+, NH4+, Cl, PO43-.

Câu 26 :

Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là: 

  • A

    AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.      

  • B

    AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.

  • C

    AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.        

  • D

    Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.

Câu 27 :

Xét phương trình: ${\text{S}^{\text{2 - }}}\text{ + 2}{\text{H}^\text{ + }} \to {\text{H}_\text{2}}\text{S}$. Đây là phương trình ion thu gọn của phản ứng

  • A

    FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

  • B

    NaHS + HCl → NaCl + H2S

  • C

    2NaHSO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S   

  • D

    BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S

Câu 28 :

Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2                                                           (2) CuSO4 + Ba(NO3)2

(3) Na2SO4 + BaCl2                                                                (4) H2SO4 + BaSO3

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2                                                                         (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion thu gọn là

  • A

    (1),(2),(3),(6)

  • B

    (1),(3),(5),(6)

  • C

    (2),(3),(4),(6)

  • D

    (3),(4),(5),(6)

Câu 29 :

Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 40 ml dung dịch HCl 2,5.10-2 M với 60 ml dung dịch CH3COOH 1,67.10-4 M. Biết CH3COOH có Ka = 10-4,76.

  • A

    2

  • B

    2,87    

  • C

    3,05

  • D

    5,04

Câu 30 :

Chất dùng để phân biệt 3 muối: NaCl; NaNO3 và Na3PO4 là:

  • A
    quỳ tím.
  • B
    dd NaOH.
  • C
    HCl.
  • D
    dd AgNO3.
Câu 31 :

Có 4 dung dịch riêng biệt: Na2CO3, Na2SO4, NaNO3, BaCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được mấy chất?

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 32 :

Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?

  • A
    [H+] = [NO3-
  • B
    pH < 1,0 
  • C
    [H+] > [NO3-
  • D
    pH > 1,0
Câu 33 :

Để được dung dịch chứa: 0,05 mol Al3+; 0,06 mol SO42- ; 0,03 mol Cl-. Phải hòa tan vào nước những muối nào, bao nhiêu mol ?

  • A
    0,02 mol Al2(SO4)3 và 0,01 mol AlCl3.        
  • B
    0,03 mol AlCl3 và 0,01 mol Al2(SO4)3.
  • C
    0,05 mol AlCl3 và 0,01 mol Al2(SO4)3.   
  • D
    0,01 mol Al2(SO4)3 và 0,02 mol AlCl3.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

(ĐH B - 2008) Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất điện li là chất thỏa mãn 2 điều kiện:

1. Tan trong nước.

2. Khi tan trong nước, có phân li ra các ion.

Lời giải chi tiết :

* Chất không điện li: C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ) khi tan trong nước KHÔNG phân li ra được các ion nên dung dịch không dẫn được điện

* Chất điện li: KAl(SO4)2.12H2O, CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4

KAl(SO4)2.12H2O $\xrightarrow{{}}\,\,{K^ + }\,\, + \,\,A{l^{3 + }}\,\, + \,\,2SO_4^{2 - } + \,\,12{H_2}O$

$C{H_3}COOH\,\,\,\,\overset {} \leftrightarrows \,\,\,\,C{H_3}CO{O^ - }\,\, + \,\,{H^ + }$

$Ca{(OH)_2}\,\,\xrightarrow{\,}\,\,\,C{a^{2 + }}\,\,\, + \,\,\,2O{H^ - }$

$C{H_3}COON{H_4}\,\,\xrightarrow{{}}\,\,\,C{H_3}CO{O^ - }\,\, + \,\,NH_4^ + $

Câu 2 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?

  • A

    H2S, H2SO4, Ca(OH)2.

  • B

    H2O, H2S, CH3COOH.

  • C

    CH3COOH, H2O, HCl.

  • D

    H2SO4, Ca(OH)2, HCl.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, tất cả phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

Lời giải chi tiết :

Các chất điện li mạnh là: H2SO4, Ca(OH)2, HCl.

Loại A vì H2S là axit yếu => chất điện li yếu

Loại B, C vì H2O và CH3COOH là chất điện li yếu

Câu 3 :

Cho các chất sau: HF, NaCl, NaOH, CuSO4, H3PO3, MgCl2, CH3COOH, H2S, NH3, saccarozơ, AgNO3, C2H5OH . Số chất điện li yếu là

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    4

  • D

    7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có 1 phần số phân tử hòa tan phân li ra ion.

Lời giải chi tiết :

Các chất điện li yếu là: HF, H3PO3, CH3COOH, H2S, NH3

Câu 4 :

Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,001M, dung dịch nào dẫn điện kém nhất ?

  • A

    HCl.

  • B

    HF.

  • C

    HI.

  • D

    HBr.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các chất có cùng nồng độ mol thì chất nào phân li ra ít ion nhất => chất đó dẫn điện kém nhất

Lời giải chi tiết :

Các chất có cùng nồng độ mol thì chất nào phân li ra ít ion nhất => chất đó dẫn điện kém nhất

Vì HF là axit yếu => phân li không hoàn toàn nên nồng độ ion trong dd HF là ít nhất

=> HF dẫn điện kém nhất

Câu 5 :

Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?

  • A

    Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.

  • B

    Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.

  • C

    Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.

  • D

    Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A sai vì HCOOH là axit yếu, phân li không hoàn toàn nên nồng độ $[{H^ + }{\text{]}}$ giảm, pH thay đổi tuy nhiên còn phụ thuộc cả vào độ điện li nên không tuân theo đúng tỉ lệ pha loãng.

B đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+. Khi thêm dung dịch HCl, nghĩa là thêm H+, như vậy cân bằng hóa học chuyển dịch sang trái → độ điện li của axit giảm.

C đúng (SGK 11NC – trang 9)

D đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+.

pH = 3 $[{H^ + }{\text{]}}$ = 0,001M

$\alpha  = \dfrac{{{C_{HCOOH\,phân\,li}}}}{{{C_{HCOOH\,b\,\,{\text{đ}}ầu}}}}.100\%  = \dfrac{{0,001}}{{0,007}}.100\%  = 14,29\% $

Câu 6 :

Dung dịch HF 0,02M có độ điện li α = 0,015M. Nồng độ ion H+ có trong dung dịch là

  • A

    3.10-4 M.

  • B

    6.10-4 M.

  • C

    1,5.10-4 M.

  • D

    2.10-4 M.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) tính [HF]phân li  => [H+]

Lời giải chi tiết :

Độ điện li α = 0,015M

→ [HF]phân li = 0,015.0,02 = 3.10-4 M

                          HF    $\overset {} \leftrightarrows $             H+   +    F-

Phân li:       3.10-4 M     →   3.10-4 M

 

Câu 7 :

Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10-2 M người ta xác định được nồng độ ion H+ là 8,6.10-4 M. Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion là

  • A

    5%.

  • B

    2%.

  • C

    4%.

  • D

    1%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính độ điện li $\alpha  = \dfrac{n}{{{n_o}}} = \dfrac{C}{{{C_o}}}$

Lời giải chi tiết :

Phương trình phân li:             \(C{H_3}COOH\,\,\,\,\,\,\,\,\overset {} \leftrightarrows \,\,\,\,\,\,\,C{H_3}CO{O^ - }\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,{H^ + }\)

Nồng độ mol ban đầu (M):            4,3.10-2                             0                       0

Nồng độ mol cân bằng (M): (4,3.10-2 – 8,6.10-4)              8,6.10-4                8,6.10-4

\( \Rightarrow \) Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion là: \(\dfrac{{8,{{6.10}^{ - 4}}}}{{4,{{3.10}^{ - 2}}}}.100\% \,\, = \,\,2\% \)

Câu 8 :

Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ?

  • A

    Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

  • B

    Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

  • C

    Một hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ là axit.

  • D

    Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong phân tử.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kết luận đúng là: Một hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ là axit.

Câu 9 :

Muối nào tan trong nước tạo dung dịch có môi trường kiềm ?

  • A

    KCl.

  • B

    Na2S.

  • C

    NH4Cl.

  • D

    NaNO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu có môi trường kiềm

Lời giải chi tiết :

Muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu có môi trường kiềm

=> Na2S

Câu 10 :

Trong các muối sau : NaCl, Na2CO3, K2S, Na2SO4, KNO3, NH4Cl, ZnCl2, những muối có môi trường trung tính là

  • A

    NaCl, KNO3, Na2SO4.           

  • B

    Na2CO3, ZnCl2, NH4Cl.

  • C

    NaCl, K2S, KNO3.

  • D

    KNO3, Na2SO4, NH4Cl.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Những muối có môi trường trung tính là muối tạo bởi bazơ mạnh và axit mạnh

Lời giải chi tiết :

Những muối có môi trường trung tính là muối tạo bởi bazơ mạnh và axit mạnh

=> Muối dó là: NaCl, KNO3, Na2SO4.

Câu 11 :

Trong các dung dịch sau : Na2SO4, NaHSO4, H3PO4, Na2HPO3, CaCl2, FeCl3, Na2S, NH4NO3, có bao nhiêu dung dịch có môi trường axit ?

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dung dịch có môi trường axit gồm:

+ axit

+ muối tạo bởi bazơ yếu và gốc axit mạnh

+ muối axit có khả năng phân li hoàn toàn ra H+

Lời giải chi tiết :

Các dung dịch có môi trường axit là:  NaHSO4, H3PO4, FeCl3, NH4NO3

Câu 12 :

Cho dãy các chất Al, Al(OH)3, NaHCO3, Na2SO4, Zn(OH)2. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O.

Vậy các chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là:

Al, Al(OH)3, NaHCO3, Zn(OH)2

Câu 13 :

Cho các chất: Cr, Fe2O3, Cr2O3, Al(OH)3, Zn, Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Zn(OH)2, ZnSO4. Số chất có tính lưỡng tính là

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất lưỡng tính là chất (phân tử, ion) vừa có thể nhường proton, vừa có thể nhận proton.

Lời giải chi tiết :

- Chất lưỡng tính là chất (phân tử, ion) vừa có thể nhường proton, vừa có thể nhận proton.

=> Cr2O3, Al(OH)3, Al2O3, Zn(OH)2

Câu 14 :

Khối lượng chất rắn khan khi cô cạn dung dịch chứa 0,01 mol K+, 0,025 mol Cu2+, 0,05 mol Cl-  và a mol $SO_4^{2 - }$ là

  • A

    3,765 gam.

  • B

    0,005 gam.

  • C

    4,245 gam.

  • D

    0,320 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn điện tích: $\sum {{n_{i{\text{o}}n\,( - )}}}  = \sum {{n_{i{\text{o}}n\,( + )}}}  \Rightarrow {n_{{K^ + }}} + 2.{n_{C{u^{2 + }}}} = {n_{C{l^ - }}} + 2.{n_{SO_4^{2 - }}}$

+) mmuối khan = ∑mcác ion

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn điện tích: $\sum {{n_{i{\text{o}}n\,( - )}}}  = \sum {{n_{i{\text{o}}n\,( + )}}}  \Rightarrow {n_{{K^ + }}} + 2.{n_{C{u^{2 + }}}} = {n_{C{l^ - }}} + 2.{n_{SO_4^{2 - }}}$

=> 0,01 + 0,025.2 = 0,05 + 2a => a = 0,005

=> mmuối khan = ∑mcác ion = 0,01.39 + 0,025.64 + 0,05.35,5 + 96.0,005 = 4,245 gam

Câu 15 :

Một dung dịch chứa 0,2 mol Cu2+; 0,3 mol K+, a mol $NO_3^ - $ và b mol $SO_4^{2 - }$. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch là 62,3 gam. Giá trị của a và b lần lượt là

  • A

    0,3 và 0,2.

  • B

    0,2 và 0,3.

  • C

    0,2 và 0,5.

  • D

    0,5 và 0,1.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Áp dụng định luật bảo toàn điện tích : $2{n_{C{u^{2 + }}}} + \,\,{n_{{K^ + }}} = \,\,{n_{NO_3^ - }} + \,\,2{n_{SO_4^{2 - }}}$

→ PT (1)

Tổng khối lượng muối tan là : ${m_{C{u^{2 + }}}} + \,\,{m_{{K^ + }}} + \,\,{m_{NO_3^ - }} + \,\,{m_{SO_4^{2 - }}} = \,\,62,3\,\,gam$

→ PT (2)

Từ (1) và (2) → a, b

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích : $2{n_{C{u^{2 + }}}} + \,\,{n_{{K^ + }}} = \,\,{n_{NO_3^ - }} + \,\,2{n_{SO_4^{2 - }}}$

→ 2.0,2 + 0,3 = a + 2b  → a + 2b = 0,7  (1)

Tổng khối lượng muối tan là : ${m_{C{u^{2 + }}}} + \,\,{m_{{K^ + }}} + \,\,{m_{NO_3^ - }} + \,\,{m_{SO_4^{2 - }}} = \,\,62,3\,\,gam$

→ 0,2.64 + 0,3.39 + 62a + 96b = 62,3 → 62a + 96b = 37,8  (2)

Từ (1) và (2) → $\left\{ \begin{gathered}a\,\, = \,\,0,3\,\,mol \hfill \\b\,\, = \,\,0,2\,\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.\,$

Câu 16 :

Dung dịch Y chứa Ca2+ (0,1 mol), Mg2+ (0,3 mol), $C{l^ - }$ (0,4 mol), $HCO_3^ - $ (y mol). Khi cô cạn dung dịch lượng muối khan thu được là

  • A

    37,4 gam.

  • B

    49,8 gam.

  • C

    25,4 gam.

  • D

    30,5 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Áp dụng định luật bảo toàn điện tích : $2{n_{C{a^{2 + }}}} + \,\,2{n_{M{g^{2 + }}}} = \,\,{n_{C{l^ - }}} + \,\,{n_{HCO_3^ - }}$

=> y

Khi cô cạn dung dịch xảy ra phản ứng: $2HCO_3^ - \,\,\xrightarrow{{{t^o}}}\,\,CO_3^{2 - } + \,\,C{O_2}\, + \,\,{H_2}O$

=> ${n_{CO_3^{2 - }}}$

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích : $2{n_{C{a^{2 + }}}} + \,\,2{n_{M{g^{2 + }}}} = \,\,{n_{C{l^ - }}} + \,\,{n_{HCO_3^ - }}$

=> 2.0,1 + 2.0,3 = 0,4 + y   →   y = 0,4

Khi cô cạn dung dịch xảy ra phản ứng: $2HCO_3^ - \,\,\xrightarrow{{{t^o}}}\,\,CO_3^{2 - } + \,\,C{O_2}\, + \,\,{H_2}O$

=> ${n_{CO_3^{2 - }}} = \dfrac{1}{2}{n_{HCO_3^ - }} = {\text{ }}\dfrac{1}{2}.0,4\,\,\, = \,\,0,2{\text{ }}mol$

=> sau cô cạn muối khan chứa: Ca2+ (0,1 mol), Mg2+ (0,3 mol), $C{l^ - }$ (0,4 mol), $CO_3^ {2-} $  (0,2 mol)

=> mmuối khan  = 0,1.40 + 0,3.24 + 0,4.35,5 + 0,2.60 = 37,4 gam

Câu 17 :

Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là

  • A

    1M.

  • B

    0,25M.

  • C

    0,75M.

  • D

    0,5M.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Dựa vào số gan chất tan, xét KOH đã hết hay còn dư

+) Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: ${n_{{K^ + }}} = \,\,{n_{C{l^ - }}} + \,\,{n_{O{H^ - }}}$→ ${n_{O{H^ - }}}$

+) mchất tan  = ${m_{{K^ + }}} + \,\,{m_{C{l^ - }}} + \,\,{m_{O{H^ - }}}$

Lời giải chi tiết :

nKOH = 0,1.1 = 0,1 mol

Gọi nồng độ dung dịch HCl đã dùng là aM → nHCl = 0,1a mol

KOH + HCl → KCl + H2O

Nếu KOH phản ứng hết → khối lượng muối KCl tạo ra là: 0,1.74,5 = 7,45 > 6,525

→ KOH dư và dung dịch thu được gồm 3 ion ${K^ + },\,\,C{l^ - },\,\,O{H^ - }$

${n_{{K^ + }}} = \,\,{n_{KOH}}\,\, = \,\,0,1\,\,mol$; ${n_{C{l^ - }}} = \,\,{n_{HCl}}\, = \,\,0,1a\,\,mol$ 

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: ${n_{{K^ + }}} = \,\,{n_{C{l^ - }}} + \,\,{n_{O{H^ - }}}$  →  ${n_{O{H^ - }}}$ = 0,1 – 0,1a

mchất tan  = ${m_{{K^ + }}} + \,\,{m_{C{l^ - }}} + \,\,{m_{O{H^ - }}}$ = 0,1.39 + 0,1a.35,5 + (0,1 – 0,1a).17 = 6,525

→ a = 0,5

Câu 18 :

Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính được nH+ ban đầu, nH2

BTNT H: nH+ dư = nH+ ban đầu – 2nH2

Từ đó tính được: pH = -log[H+]

Lời giải chi tiết :

$\left. \begin{gathered}{n_{{H^ + }(HCl)}} = 0,25.1 = 0,25(mol) \hfill \\{n_{{H^ + }({H_2}S{O_4})}} = 0,25.0,5.2 = 0,25(mol) \hfill \\ \end{gathered}  \right\}\,\,{n_{H_{(X)}^ + }} = 0,25 + 0,25 = 0,5mol$

${n_{{H_2}}} = \dfrac{{5,32}}{{22,4}} = 0,2375(mol)$

Bảo toàn nguyên tố H ta có: \({n_{{H^ + }}}\) = \({n_{{H^ + }}} + 2{n_{{H_2}}}\) 

=>

${n_{{H^ + }(Y)}} = 0,5 - 0,475 = 0,025(mol)\,\, \Rightarrow [{H^ + }] = \dfrac{{0,025}}{{0,250}} = 0,1 = {10^{ - 1}}(mol/lít)$

→ pH = 1 

Câu 19 :

Trộn 100ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375 M và HCl 0,0125 M) thu đ­ược dung dịch X, giá trị pH của dung dịch X là:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+)Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của ion H+ và OH- nên ta tính \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{{H^ + }}} = \\{n_{O{H^ - }}} = \end{array} \right.\)

+) Viết và tính toán theo PTHH.

pH = -log[H+] hay pH = 14 – pOH (với pOH = -log[OH-])

Lời giải chi tiết :

\({n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,01mol{\rm{ ; }}{n_{NaOH}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu}  = 0,01mol{\mkern 1mu}  \Rightarrow {\mkern 1mu} \sum {n_{O{H^ - }}} = 2.{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}} = 0,03(mol){\rm{ }}\)

\({n_{HCl}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu}  = 0,005mol;{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,015mol \Rightarrow \sum {\mkern 1mu} {n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} + 2.{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,035(mol){\rm{ }}\) \(\)

Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của ion H+ và OH-

                  H+    +   OH- → H2O

Ban đầu :  0,035        0,03            mol

Phản ứng: 0,03         0,03             mol

Dư:           0,005         0                mol

=> Vsau = VOH-  +VH+ = 0,4 + 0,1 = 0,5 (lit)

\({n_{{H^ + }}} = 0,005(mol) \Rightarrow {C_M} = \frac{{0,005}}{{0,5}} = 0,01M = [{H^ + }]\)

\(pH =  - \log [{H^ + }] =  - \log (0,01) = 2\) .

Câu 20 :

Trộn 200 ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và HClO4 0,5M với 200 ml dd Ba(OH)2 a mol/lit thu được dd có pH = 3. Vậy a có giá trị là:

  • A

    0,391

  • B

    3,999

  • C

    0,399

  • D

    0,395

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) PH=3 => số mol Hdư, tính số mol Hdư.

+) \({n_{{H^ + }}} = {n_{O{H^ - }}} + {n_{{H^ + }}}\)   => số mol OH-

 

Lời giải chi tiết :

Ta có: ∑nH+  = 0,2( 0,3+ 0,5)= 0,16mol  ;  nOH-= 0,4.a

Sau khi phản ứng xảy ra dung dịch thu được có  pH= 3 chứng tỏ axit dư.

nH+ dư =  10-3 *0,4= 0,0004 mol

=> số mol H+ = bằng số mol H+ + số mol OH-

 => 0,16 = 0,4.a +0,0004

Vậy a = 0,399

Câu 21 :

Thể tích của n­ước cần thêm vào 15 ml dung dịch axit HCl có pH = 1 để đ­ược dung dịch axit có pH = 3 là:

  • A

    1,68 lít

  • B

    2,24 lít

  • C

    1,12 lít

  • D

    1,485 lít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Pha loãng thì số mol không đổi nên số mol HCl trước và sau khi pha loãng bằng nhau ta có:

[H+]1.V1 = [H+]2.V2 => V2 => Thể tích nước cần thêm vào

Lời giải chi tiết :

Gọi thể tích nước cần thêm là Vml. Số mol H không đổi trước và sau pha loãng nên:

15.10-1 = (15 + V).10-3

V= 1485ml = 1,485 lít

Câu 22 :

Trộn V1 lít dung dịch HCl (pH = 5) với V2 lít dung dịch NaOH (pH = 9) thu được dung dịch có pH = 8. Tỉ lệ V1/ V2 là:

  • A

    1/3

  • B

    3/1

  • C

    9/11

  • D

    11/9

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) pH = 8 => $\text{O}{\text{H}^\text{ - }}$ dư

+) Tính nOH- dư  

+) ${n_{O{H^ - }}} = {\text{ }}{n_{{H^ + }}} + {\text{ }}{n_{O{H^ - }}}$ 

Lời giải chi tiết :

PH =5 => [H+] =10-5

=> nH+  = V1.10-5

PH =9 => [OH-] =10-4 

=> \[{\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}} = \frac{{{K_{{H_2}O}}}}{{{\rm{[}}{H^ + }{\rm{]}}}} = \frac{{{{10}^{ - 14}}}}{{{{10}^{ - 9}}}} = {10^{ - 5}}\]

=>nOH- = V2.10-5

${\text{H}^\text{ + }}\text{ + O}{\text{H}^\text{ - }} \to {\text{H}_\text{2}}\text{O}$

Do dung dịch  thu được có pH = 8 (môi trường bazơ) => $\text{O}{\text{H}^\text{ - }}$ dư

nOH- dư  = (V1 + V2 ).10-6

=> ${n_{O{H^ - }}} = {\text{ }}{n_{{H^ + }}} + {\text{ }}{n_{O{H^ - }}}$ 

=> V2.10-5= V1.10-5  + ( V1+V2 ).10-6

=> 10.V2 = 10.V1 + V1 +  V2 => 9.V2 = 11.V1 =>V1/V2 = 9/11

Câu 23 :

Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được:

  • A

    10

  • B

    12

  • C

    11

  • D

    13

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bản chất của phản ứng là sự kết hợp giữa ion H+ và OH- nên ta tính số mol H+ và tổng số mol OH-

=> xét ion nào còn dư

+) Tính PH theo nồng độ H+ hoặc OH-

Lời giải chi tiết :

nH+  = 0,03  mol ; nOH- = 0,032 mol

${\text{H}^\text{ + }}\text{ + O}{\text{H}^\text{ - }} \to {\text{H}_\text{2}}\text{O}$

=> nOH- dư = 0,002 mol

=> [OH-] = 0,002 / 0,2 = 0,01

=> pOH = 2 => pH = 12

Câu 24 :

Dung dịch axit fomic HCOOH 0,007 M có độ điện li  = 0,1. Tính pH của dung dịch  HCOOH:

  • A

    3,15    

  • B

    3,44    

  • C

    3,55    

  • D

    3,89

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+)Độ liện li $\alpha $: ${\alpha  = }\dfrac{{{\text{[}}{\text{H}^\text{ + }}{\text{]}}}}{{{\text{[}}\text{HCOOH}{\text{]}}}}\text{ = 0,1}$ => [H+]

+) pH = -log[H+]

Lời giải chi tiết :

Phương trình phân li:

\(HCOOH \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} HCO{O^ - } + {H^ + }\)

$\alpha  =\dfrac{{{\text{C}_{{\text{H}^\text{ + }}}}}}{{{\text{C}_{\text{HCOOH}}}}}\text{ = 0,1}$ => CH+ = 0,1.CHCOOH = 0,1. 0,007 = 0,0007 M

=> pH = -log[H+] = -log 0,0007 = 3,15

Câu 25 :

Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?

  • A

    Na+, Mg2+, NO3-, SO42-.                          

  • B

    Ba2+, Al3+, Cl, HSO4-.   

  • C

    Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl.                                      

  • D

    K+, NH4+, Cl, PO43-.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là các ion có phản ứng với nhau

Lời giải chi tiết :

Các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là các ion có phản ứng với nhau

HSO4- → H+ + SO42-

Ba2+ + SO42- → BaSO4

=> dd B không tồn tại

Câu 26 :

Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là: 

  • A

    AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.      

  • B

    AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.

  • C

    AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.        

  • D

    Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta thấy:

AgCl là chất kết tủa loại B

Al2(CO3)2 không tồn tại bị thủy phân thành Al(OH)3 và giải phóng khí COloại C

Ag2CO3 là chất kết tủa Loại D

Câu 27 :

Xét phương trình: ${\text{S}^{\text{2 - }}}\text{ + 2}{\text{H}^\text{ + }} \to {\text{H}_\text{2}}\text{S}$. Đây là phương trình ion thu gọn của phản ứng

  • A

    FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

  • B

    NaHS + HCl → NaCl + H2S

  • C

    2NaHSO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S   

  • D

    BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các PT ion rút gọn của phản ứng:

A. FeS + 2H+ + → Fe2+ + H2S

B. HS- + H+ → H2S

C. S2- + 2H+ → H2S

D. BaS + 2H+ + SO42- → BaSO4↓ + H2S

Câu 28 :

Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2                                                           (2) CuSO4 + Ba(NO3)2

(3) Na2SO4 + BaCl2                                                                (4) H2SO4 + BaSO3

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2                                                                         (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion thu gọn là

  • A

    (1),(2),(3),(6)

  • B

    (1),(3),(5),(6)

  • C

    (2),(3),(4),(6)

  • D

    (3),(4),(5),(6)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2  → BaSO4 + 2NH4Cl

(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + Cu(NO3)2

(3) Na2SO4 + BaCl2→BaSO4 +2NaCl                                               

(4) H2SO4 + BaSO3 → BaSO4 + H2O + CO2

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2    BaSO4 +2NH3 + 2H2O                         

(6) Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 → 3BaSO4 +2 Fe(NO3)3

Ta thấy  ngoài BaSO4 là chất kết tủa phương trình (4), (5) còn sinh ra chất khí (CO2, NH3 ) chất điện li yếu nên chúng sẽ không có cùng phương trình ion thu gọn với các phương trình còn lại.

Phản ứng: (1); (2); (3); (6) có chung phương trình ion rút gọn là: $\text{B}{\text{a}^{\text{2 + }}}\text{ + SO}_\text{4}^{\text{2 - }}\xrightarrow{{}}\text{BaS}{\text{O}_\text{4}}$

Câu 29 :

Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 40 ml dung dịch HCl 2,5.10-2 M với 60 ml dung dịch CH3COOH 1,67.10-4 M. Biết CH3COOH có Ka = 10-4,76.

  • A

    2

  • B

    2,87    

  • C

    3,05

  • D

    5,04

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính lại nồng độ HCl và CH3COOH sau khi trộn

+) Vì HCl phân li hoàn toàn => ở PT phân li CH3COOH coi ban đầu đã có nồng độ ion H+

+) Phương trình phân li \(C{{H}_{3}}COOH\) : \(C{{H}_{3}}COOH\rightleftharpoons C{{H}_{3}}COO_{{}}^{-}+H_{{}}^{+}\)

${{K}_{a}}=\frac{\text{ }\!\![\!\!\text{ H}_{{}}^{+}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }\text{. }\!\![\!\!\text{ C}{{\text{H}}_{3}}COO_{{}}^{-}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }}{\text{ }\!\![\!\!\text{ C}{{\text{H}}_{3}}COOH\text{ }\!\!]\!\!\text{ }}$

Lời giải chi tiết :

Sau khi trộn: ${C_{HCl}} = \dfrac{{2,{{5.10}^{ - 2}}.40}}{{100}} = 0,01{\text{ }}M = {10^{ - 2}}M$

${C_{C{H_3}COOH}} = \dfrac{{1,{{67.10}^{ - 4}}.60}}{{100}} = {10^{ - 4}}M$

Các quá trình xảy ra trong dung dịch:

H+   +  OH- → H2O

10-2  → 10-2

              $CH_{3}^{{}}COOH\rightleftarrows CH_{3}^{{}}COO_{{}}^{-}+H_{{}}^{+}({{K}_{a}}={{10}^{-4,76}})$

Ban đầu:   10-4                                    10-2

Phân li:      x                    $\to $ x       $\to $ x

Cân bằng: 10-4-x                 x          10-2 + x

Ta có:  Ka = ${10^{ - 4,76}} = \dfrac{{x({{10}^{ - 2}} + x)}}{{{{10}^{ - 4}} - x}}$    

$\begin{array}{l}
{x^2} + ({10^{ - 2}} + {10^{ - 4,76}})x - {10^{ - 8,76}} = 0{\rm{ }}{\rm{ }}\\
\Rightarrow {\rm{ }}{\rm{ }}x = 1,{73.10^{ - 7}}
\end{array}$

→[H+] ≈ 10-2 → pH = 2

Câu 30 :

Chất dùng để phân biệt 3 muối: NaCl; NaNO3 và Na3PO4 là:

  • A
    quỳ tím.
  • B
    dd NaOH.
  • C
    HCl.
  • D
    dd AgNO3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự khác nhau của 3 gốc axit để chọn thuốc thử phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt 3 muối trên ta dùng AgNO3:

- Thu được kết tủa trắng → NaCl:

PTHH: NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl trắng

- Thu được kết tủa vàng → Na3PO4

PTHH: Na3PO4 + 3AgNO3 → 3NaNO3 + Ag3PO4 vàng

- Không hiện tượng → NaNO3

Câu 31 :

Có 4 dung dịch riêng biệt: Na2CO3, Na2SO4, NaNO3, BaCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được mấy chất?

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Nhúng quỳ tím vào 4 dung dịch muối:

+ Quỳ chuyển xanh => Na2CO3

+ Quỳ không đổi màu => Na2SO4 ; NaNO3 ; BaCl2

- Cho Na2CO3 lần lượt vào 3 dung dịch chưa nhận biết được:

+ Xuất hiện kết tủa trắng => BaCl2

+ Không hiện tượng => Na2SO4 ; NaNO3

- Thêm BaCl2 lần lượt vào 2 dung dịch ở nhóm không kết tủa

+ Xuất hiện kết tủa trắng => Na2SO4

+ Không hiện tượng => NaNO3

Như vậy dùng quỳ tím ta có thể nhận biết được cả 4 chất.

Câu 32 :

Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?

  • A
    [H+] = [NO3-
  • B
    pH < 1,0 
  • C
    [H+] > [NO3-
  • D
    pH > 1,0

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Axit mạnh khi tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion.

Lời giải chi tiết :

HNO3 khi tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion:

HNO3 → H+ + NO3-

0,1M     0,1M  0,1M

=> [H+] = [NO3-] = 0,1M

Câu 33 :

Để được dung dịch chứa: 0,05 mol Al3+; 0,06 mol SO42- ; 0,03 mol Cl-. Phải hòa tan vào nước những muối nào, bao nhiêu mol ?

  • A
    0,02 mol Al2(SO4)3 và 0,01 mol AlCl3.        
  • B
    0,03 mol AlCl3 và 0,01 mol Al2(SO4)3.
  • C
    0,05 mol AlCl3 và 0,01 mol Al2(SO4)3.   
  • D
    0,01 mol Al2(SO4)3 và 0,02 mol AlCl3.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn nguyên tố với AlCl3 và Al2(SO4)3

close