Trắc nghiệm Bài 29. Phản ứng cộng của anken - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?

  • A

    Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

  • B

    Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.              

  • C

    Phản ứng trùng hợp của anken.         

  • D

    Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 2 :

Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

  • A

    CH3-CH2-CHBr-CH2Br.     

  • B

    CH2Br-CH2-CH2-CH2Br.     

  • C

    CH3-CH2-CHBr-CH3.

  • D

    CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 3 :

Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

  • A

    2

  • B

    1

  • C

    3

  • D

    4

Câu 4 :

Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:

  • A

    xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en

  • B

    but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.

  • C

    xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.      

  • D

    2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.

Câu 5 :

Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+, to) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    5

Câu 6 :

Anken thích hợp để điều chế ancol (CH3CH2)3C-OH là

  • A

    3-etylpent-2-en.       

  • B

    3-etylpent-3-en.       

  • C

    3-etylpent-1-en.                

  • D

    3,3- đimetylpent-1-en.

Câu 7 :

Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:

  • A

    Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.

  • B

    Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất

  • C

    Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.

  • D

    A, B, C đều đúng.

Câu 8 :

Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:

  • A

    0,05 và 0,1.                    

  • B

    0,12 và 0,03.

  • C

    0,1 và 0,05.                    

  • D

    0,03 và 0,12.

Câu 9 :

2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:

  • A

    etilen

  • B

    but-2-en.         

  • C

    but-1-en.            

  • D

    2,3-đimetylbut-2-en.

Câu 10 :

Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:

  • A

    25% và 75%.                         

  • B

    40% và 60%.

  • C

    33,33% và 66,67%.                

  • D

    35% và 65%

Câu 11 :

Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí ở đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. CTPT A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là

  • A

    40% C2H6 và 60% C2H4.                     

  • B

    50% C4H10 và 50% C4H8

  • C

    50% C3H8và 50% C3H6                                                 

  • D

    50% C2H6 và 50% C2H4

Câu 12 :

Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là:

  • A

    but-1-en.         

  • B

    but-2-en.             

  • C

    Propilen.                 

  • D

    Etilen.

Câu 13 :

Hỗn hợp A gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn V lít A thu được 13,44 lít CO2 ở đktc.  Mặt khác A làm mất màu vừa hết 40 gam Br2. CTPT của 2 anken và phần trăm thể tích tương ứng là

  • A

    50% C2H4 và 50% C3H6       

  • B

    60% C2H4, 40% C3H6

  • C

    50% C3H6 và 50% C4H8       

  • D

    60% C4H8 và 40% C5H10

Câu 14 :

Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho 1,68 lit khí X cho qua dung dịch brom làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa  brom thấy còn lại 1,12 lit khí. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit khí X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử của các hiđrocacbon lần lượt là:

  • A

    CH4, C2H4      

  • B

    CH4, C3H6

  • C

    CH4, C4H8         

  • D

    C2H6, C3H6

Câu 15 :

Một hỗn hợp A gồm một anken X và một ankan Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và cùng số mol. Cho m gam hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch brom 20%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp trên thu được 0,6 mol CO2.  X và Y có công thức phân tử là:

  • A

    C2H4, C2H6   

  • B

    C3H6, C3H8  

  • C

    C5H10, C5H12 

  • D

    C4H8, C4H10  

Câu 16 :

Trộn 1 mol anken X với 1,6 mol H2 rồi dẫn hỗn hợp qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn hỗn hợp Y vào brom dư thấy có 0,2 mol Br2 đã phản ứng. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là

  • A

    20%.

  • B

    50%.

  • C

    80%.

  • D

    70%.

Câu 17 :

Hỗn hợp X gồm H2, C2H4, C3H6 có tỉ khối so với H2 và 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là

  • A

    0,07 mol.

  • B

    0,925 mol.

  • C

    0,015 mol.

  • D

    0,075 mol

Câu 18 :

Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là

  • A

    5,23.     

  • B

    9,71.    

  • C

    5,35.     

  • D

    10,46.

Câu 19 :

Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là

  • A

    C2H4

  • B

    C3H6

  • C

    C4H8

  • D

    C5H10

Câu 20 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

  • A

    20%.     

  • B

    25%.     

  • C

    50%.

  • D

    40%.

Câu 21 :

Số cặp đồng phân cấu tạo anken ở thể khí (đkt) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là

  • A

    6

  • B

  • C

    5

  • D

    4

Câu 22 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:

  • A

    CH3CH=CHCH3                                              

  • B

    CH2=CHCH2CH3.                             

  • C

    CH2=C(CH3)2.

  • D

    CH2=CH2.

Câu 23 :

Biết 0,05 mol hiđrocacbon X mạch hở làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa m gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X và giá trị m lần lượt là

  • A

     C5H10 và 4 gam. 

  • B

    C5H8 và 16 gam. 

  • C

    C5Hvà 8 gam. 

  • D

    C5H10 và 8 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?

  • A

    Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

  • B

    Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.              

  • C

    Phản ứng trùng hợp của anken.         

  • D

    Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quy tắc Mac-côp-nhi-côp được dùng trong phản ứng cộng HX và anken bất đối xứng (xem ưu tiên X vào C nào…)

Câu 2 :

Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

  • A

    CH3-CH2-CHBr-CH2Br.     

  • B

    CH2Br-CH2-CH2-CH2Br.     

  • C

    CH3-CH2-CHBr-CH3.

  • D

    CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quy tắc: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc thấp hơn, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc cao hơn.

Lời giải chi tiết :

But-1-en: CH2=CH–CH­­­2–CH3

Quy tắc: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc thấp hơn, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc cao hơn.

=> cacbon số 1 bậc 2 còn cacbon số 2 bậc 3 => Br sẽ ưu tiên thế vào cacbon số 2

Câu 3 :

Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

  • A

    2

  • B

    1

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

anken đối xứng + tác nhân bất đối xứng => 1 sản phẩm

Lời giải chi tiết :

Các đồng phân của anken C4H8 :

CH2=CH–CH­­­2–CH3

CH3–CH=CH–CH3

CH2=C(CH3)2

HCl là tác nhân bất đối xứng, để phản ứng tạo ra 1 sản phẩm thì anken phải đối xứng 

=> Chỉ có CH3–CH=CH–CH3 thỏa mãn, tuy nhiên CH3–CH=CH–CH3 có đồng phân hình học nên có 2 đồng phân

Câu 4 :

Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:

  • A

    xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en

  • B

    but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.

  • C

    xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.      

  • D

    2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xiclobutan cộng H2 mở vòng tạo butan

2-metylpropen cộng H2 tạo thành 2-metylpropan

but-1-en cộng H2 tạo thành butan

cis-but-2-en cộng H2 tạo thành butan

2-metylbut-2-en cộng H2 tạp thành 2-metylbutan

=> Dãy các chất cộng H2 cho cùng 1 sản phẩm là: xiclobutan, but-1-en, cis-but-2-en

Câu 5 :

Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+, to) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Anken bất đối xứng + tác nhân bất đối xứng => 2 sản phẩm

Lời giải chi tiết :

C4H8 có các đồng phân cấu tạo:

CH2=CH-CH2-CH3 tạo 2 sản phẩm cộng

CH3-CH=CH-CHtạo 1 sản phẩm cộng nhưng bị trùng 1 sản phẩm với but-1-en 

CH2=C(CH3)2 tạo 2 sản phẩm cộng

=> tối đa 4 sp cộng

Câu 6 :

Anken thích hợp để điều chế ancol (CH3CH2)3C-OH là

  • A

    3-etylpent-2-en.       

  • B

    3-etylpent-3-en.       

  • C

    3-etylpent-1-en.                

  • D

    3,3- đimetylpent-1-en.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Phản ứng của anken sinh ra ancol là phản ứng của anken với nước

+) Viết CTCT của ancol, vận dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp xác định anken ban đầu

Lời giải chi tiết :

Khi anken tác dụng vs nước thì sp tạo thành sẽ tuân theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp

=> nhóm OH thế vào C bậc cao hơn, H sẽ thế vào C bậc thấp hơn.

Viết CTCT của sp, xác định được mạch chính chứa nhóm OH có 5C, mà nhóm OH đã thế vào C ở vị trí thứ 3 nên H sẽ thế vào C ở vị trí thứ 2. Vậy lk đôi ở vị trí thứ 2 => chất ban đầu là 3-etylpent-2-en.

Câu 7 :

Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:

  • A

    Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.

  • B

    Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất

  • C

    Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.

  • D

    A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hexan không tan trong nước và không phản ứng với dung dịch brom

Hex-1-en không tan trong nước và phản ứng được với dung dịch brom => làm mất màu dung dịch

Câu 8 :

Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:

  • A

    0,05 và 0,1.                    

  • B

    0,12 và 0,03.

  • C

    0,1 và 0,05.                    

  • D

    0,03 và 0,12.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khối lượng bình brom tăng = khối lượng etilen phản ứng

Lời giải chi tiết :

Khối lượng bình brom tăng = khối lượng etilen phản ứng

=> m etilen = 2,8 gam => netilen = 2.8/28 = 0,1 mol

=> netan = 0,15 – 0,1 = 0,05

Câu 9 :

2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:

  • A

    etilen

  • B

    but-2-en.         

  • C

    but-1-en.            

  • D

    2,3-đimetylbut-2-en.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nanken = nBr2 => Manken => CTPT của anken

+) Vì hiđrat hóa A chỉ thu được 1 ancol duy nhất => CTCT của anken

Lời giải chi tiết :

nBr2 = 0,05 mol => nanken = nBr2 = 0,05 mol

=> Manken = 2,8 / 0,05 = 56

=> anken có CTPT là C4H8

Vì hiđrat hóa A chỉ thu được 1 ancol duy nhất => A là CH3-CH=CH-CH3 (but-2-en)

Câu 10 :

Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:

  • A

    25% và 75%.                         

  • B

    40% và 60%.

  • C

    33,33% và 66,67%.                

  • D

    35% và 65%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính phân tử khối trung bình của anken => CTPT 2 anken

+) Đặt số mol 2 chất lần lượt là a và b

+) PT (1) là tổng số mol anken

+) PT (2) là tổng khối lượng 2 anken

Lời giải chi tiết :

Theo bài ra, tổng số mol 2 anken là 0,15, tổng khối lượng là 7,7

Đặt phân tử khối trung bình của anken là X, dễ dàng có X = 7,7 : 0,15 = 51,33

=> C3H6 và C4H8

Đặt số mol 2 chất lần lượt là a và b, ta có:

a + b = 0,15 và 42a + 56b = 7,7

=> a = 0,05 và b = 0,1

$=  > {\rm{ }}\% {V_{{C_3}{H_6}}} = \frac{{0,05}}{{0,05 + 0,1}}.100\%  = 33,33\% ;\,\,\% {V_{{C_4}{H_8}}} = 66,67\% $

Câu 11 :

Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí ở đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. CTPT A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là

  • A

    40% C2H6 và 60% C2H4.                     

  • B

    50% C4H10 và 50% C4H8

  • C

    50% C3H8và 50% C3H6                                                 

  • D

    50% C2H6 và 50% C2H4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Thể tích còn lại 1/2 => Vanken = Vankan => nA = nB  

+) Khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X => 29.mY = 15.mX => tỉ lệ Mso với MB

Lời giải chi tiết :

Do dẫn qua Brom dư nên => anken bị giữ lại, thể tích còn lại 1/2

=> Vanken = Vankan => nA = nB  và %Vankan = %Vanken = 50%

Khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X => 29.mY = 15.mX

=> 29.nA.MA = 15.(nA.MA + nB.MB)

=> 14.MA = 15.MB

=> MA = 30 (C2H6)

MB = 28 (C2H4)

Câu 12 :

Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là:

  • A

    but-1-en.         

  • B

    but-2-en.             

  • C

    Propilen.                 

  • D

    Etilen.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) từ %mBr => tính MY

+) MX = MY – 2.MBr

Lời giải chi tiết :

%mBr $=\frac{80.2}{{{M}_{Y}}}$.100% = 74,08% $=>\text{ }{{M}_{Y}}=216\text{ }=>\text{ }{{M}_{X}}={{M}_{Y}}-80.2=56$

=> X là C4H8

Lại có X + HBr thu được 2 sản phẩm

=> C-C-C=C

Câu 13 :

Hỗn hợp A gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn V lít A thu được 13,44 lít CO2 ở đktc.  Mặt khác A làm mất màu vừa hết 40 gam Br2. CTPT của 2 anken và phần trăm thể tích tương ứng là

  • A

    50% C2H4 và 50% C3H6       

  • B

    60% C2H4, 40% C3H6

  • C

    50% C3H6 và 50% C4H8       

  • D

    60% C4H8 và 40% C5H10

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nanken  = nBr2

+) nCO2 = $\bar{n}$ . nanken  => $\bar{n}$

=> 2 anken là C2H4 (x mol) và C3H6 (y mol)

+) Đốt A thu được 13,44 lít CO2, bảo toàn C => PT(1) 

+) A làm mất màu vừa hết 40 gam Br2 => PT (2)

Lời giải chi tiết :

+) nanken  = nBr2 = 0,25 mol

+) nCO2 = $\bar{n}$ . nanken = 0,25.$\bar{n}$ = 0,6 => $\bar{n}$ = 2,4

=> 2 anken là C2H4 (x mol) và C3H6 (y mol)

Ta có: x + y = 0,25 và 2x + 3y = 2,4.0,25

=>  x = 0,15 => %VC2H4 = 60%

Câu 14 :

Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho 1,68 lit khí X cho qua dung dịch brom làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa  brom thấy còn lại 1,12 lit khí. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit khí X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử của các hiđrocacbon lần lượt là:

  • A

    CH4, C2H4      

  • B

    CH4, C3H6

  • C

    CH4, C4H8         

  • D

    C2H6, C3H6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ nhỗn hợp => nankan =>  nanken 

+) nCaCO3 = nCO2 => \(\overline n \)=> Ankan và anken

Lời giải chi tiết :

Theo bài ra ta có  nhỗn hợp = 0,075 mol => nankan = 0,05 mol  =>  nanken = 0,025 mol 

nCaCO3 = 0,125 = nCO2 => \(\overline n \)= 0,125 / 0,075 = 1,67 => Ankan là CH4

\( =  > \,\,n = \frac{{0,125 - 0,05.1}}{{0,025}} = 3\) => anken là C3H6

Câu 15 :

Một hỗn hợp A gồm một anken X và một ankan Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và cùng số mol. Cho m gam hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch brom 20%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp trên thu được 0,6 mol CO2.  X và Y có công thức phân tử là:

  • A

    C2H4, C2H6   

  • B

    C3H6, C3H8  

  • C

    C5H10, C5H12 

  • D

    C4H8, C4H10  

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tính số mol anken

nanken = nBr2  

- Tính số mol hỗn hợp: nhh  = 2.nanken 

- Tính số nguyên tử C trung bình

số C = $\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{hh}}}}$

=> X và Y 

Lời giải chi tiết :

- nanken = nBr2 = 0,1 mol 

- Vì số mol anken bằng số mol ankan => nhỗn hợp  =  0,2 mol

- Đốt cháy hỗn hợp thu được 0,6 mol CO2

=>  số C = \(\frac{{0,6}}{{0,2}}\) = 3   

=> X và Y là C3H6 và C3H8

Câu 16 :

Trộn 1 mol anken X với 1,6 mol H2 rồi dẫn hỗn hợp qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn hỗn hợp Y vào brom dư thấy có 0,2 mol Br2 đã phản ứng. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là

  • A

    20%.

  • B

    50%.

  • C

    80%.

  • D

    70%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Xác định sản phẩm có trong Y

Y phản ứng với dd Br2 => anken dư 

- Tính nanken phản ứng

nanken dư = nBr2 => nanken phản ứng 

=>  H

Lời giải chi tiết :

- Y phản ứng với dd Br2 => anken dư 

- nanken dư = nBr2 = 0,2 mol

=> nanken phản ứng = 1 – 0,2 = 0,8 mol

- nanken = 1 mol < nH2 = 1,6 mol => hiệu suất phản ứng tính theo anken

=>  H = 0,8 / 1 .100% = 80%

Câu 17 :

Hỗn hợp X gồm H2, C2H4, C3H6 có tỉ khối so với H2 và 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là

  • A

    0,07 mol.

  • B

    0,925 mol.

  • C

    0,015 mol.

  • D

    0,075 mol

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: \(\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, =  > \,\,{n_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} \)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức: \(\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, =  > \,\,{n_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{1.9,25.2}}{{10.2}} = 0,925\,mol\)

=> nH2 phản ứng = ngiảm = 1 – 0,925 = 0,075 mol

Câu 18 :

Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là

  • A

    5,23.     

  • B

    9,71.    

  • C

    5,35.     

  • D

    10,46.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp X. Gọi nC2H4 = x mol; nH2 = y mol => PT(1)

+) \({\bar M_X} = \frac{{28x + 2y}}{{x + y}} \) => PT(2)

+) hiệu suất phản ứng tính theo chất hết (khi coi H = 100%)

+) nC2H4 phản ứng = nhỗn hợp khí giảm => nY 

+) Áp dụng công thức: \(\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, =  > \,\,{\bar M_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{n_Y}}}\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp X. Gọi nC2H4 = x mol; nH2 = y mol

=> x + y = 1 (1)

\({\bar M_X} = \frac{{28x + 2y}}{{x + y}} = 4,25.2\) (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,25 mol; y = 0,75 mol

C2H4 + H2 → C2H6

=> hiệu suất phản ứng tính theo C2H4

=> nC2H4 phản ứng = nhỗn hợp khí giảm = 0,25.0,75 = 0,1875 mol

=> nY = 1 – 0,1875 = 0,8125 mol

Áp dụng công thức: \(\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, =  > \,\,{\bar M_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{n_Y}}} = \frac{{1.8,5}}{{0,8125}} = 10,46\,\, =  > \,\,{d_{Y/{H_2}}} = 5,23\)

Câu 19 :

Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là

  • A

    C2H4

  • B

    C3H6

  • C

    C4H8

  • D

    C5H10

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giả sử nH2 = nanken = 1 mol

+) hiệu suất phản ứng tính theo H2 hoặc anken là như nhau (vì có tỉ lệ phản ứng = tỉ lệ số mol)

+) n giảm = nH2 phản ứng  

+) nA = nhỗn hợp ban đầu – ngiảm

+) Áp dụng công thức: \(\frac{{{{\bar M}_t}}}{{{{\bar M}_s}}} = \frac{{{n_s}}}{{{n_t}}}\,\, =  > \,\,{\bar M_t} = \frac{{{n_A}.{{\bar M}_A}}}{{{n_t}}}\)

+) Mặt khác \(\,\,{\bar M_t} = \frac{{{n_{{H_2}}}.{M_{{H_2}}} + {n_{anken}}.{M_{anken}}}}{{{n_{{H_2}}} + {n_{anken}}}}\)

Lời giải chi tiết :

Olefin là anken có CTPT CnH2n

Giả sử nH2 = nanken = 1 mol

=> hiệu suất phản ứng tính theo H2 hoặc anken là như nhau (vì có tỉ lệ phản ứng = tỉ lệ số mol)

=> n giảm = nH2 phản ứng  = 1.0,75 = 0,75 mol

=> nA = nhỗn hợp ban đầu – ngiảm = 2 – 0,75 = 1,25 mol

Áp dụng công thức: \(\frac{{{{\bar M}_t}}}{{{{\bar M}_s}}} = \frac{{{n_s}}}{{{n_t}}}\,\, =  > \,\,{\bar M_t} = \frac{{{n_A}.{{\bar M}_A}}}{{{n_t}}} = \frac{{1,25.23,2.2}}{2} = 29\,\)

Mặt khác \(\,\,{\bar M_t} = \frac{{{n_{{H_2}}}.{M_{{H_2}}} + {n_{anken}}.{M_{anken}}}}{{{n_{{H_2}}} + {n_{anken}}}} = \frac{{1.2 + 1.{M_{anken}}}}{2} = 29\,\,\, =  > \,\,{M_{anken}} = 56\)

=> anken là C4H8

Câu 20 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

  • A

    20%.     

  • B

    25%.     

  • C

    50%.

  • D

    40%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp X. Gọi nH2 = x mol; nC2H4 = y mol => PT (1) 

+)\({\bar M_X} = \frac{{28x + 2y}}{{x + y}} \) => PT (2)

+) Từ (1) và (2) tính được số mol 2 khí => hiệu suất tính theo chất phản ứng hết

+) Áp dụng công thức: \(\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, =  > \,\,{n_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}}\)

+) nH2 phản ứng = ngiảm 

Lời giải chi tiết :

Giả sử lấy 1 mol hỗn hợp X. Gọi nH2 = x mol; nC2H4 = y mol

=> x + y = 1  (1)

 ${{\bar{M}}_{X}}=\frac{28x+2y}{x+y}=3,75.4$ (2)

Từ (1) và (2) => x = y = 0,5 mol

=> hiệu suất tính theo H2 hoặc C2H4 đều như nhau

Áp dụng công thức: \(\frac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}}\,\, =  > \,\,{n_Y} = \frac{{{n_X}.{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}} = \frac{{1.3,75.4}}{{5.4}} = 0,75\)

=> nH2 phản ứng = ngiảm = 1 – 0,75 = 0,25 mol

$=>\text{ }H=\frac{0,25}{0,5}$.100%=50%

Câu 21 :

Số cặp đồng phân cấu tạo anken ở thể khí (đkt) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là

  • A

    6

  • B

  • C

    5

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) 2 anken tạo 3 ancol chỉ có thể là 1 anken tạo 1 ancol và 1 anken tạo 2 ancol

+) Xét các anken ở thể khí trong điều kiện thường => xét khả năng tạo ancol của mỗi anken

Lời giải chi tiết :

Anken ở thể khí => 2C tới  4C

Ta có 2C chỉ có 1 đồng phân là C=C (1) => tạo ra 1 ancol

3 cacbon: có 1 đồng phân C=C-C (2) => tạo ra 2 ancol

4 cacbon: Có 3 đồng phân:

C=C-C-C (3) => tạo ra 2 ancol

C-C=C-C (4) => tạo ra 1 ancol

C=C(C)-C (5) => tạo ra 2 ancol

Có đồng phân 1 ghép với 2, 3, 5 được hỗn hợp 3 ancol theo đề bài

Đồng phân 4 ghép với 2, 5 sẽ được 3 ancol thỏa mãn đề bài

=> Tổng cộng 5 cách ghép

(4) và (3) nhìn qua có vẻ tạo được 3 ancol nhưng thực chất cả 2 chỉ tạo được 2 ancol là (OH)-C-C-C-C và C-C(OH)-C-C

Câu 22 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:

  • A

    CH3CH=CHCH3                                              

  • B

    CH2=CHCH2CH3.                             

  • C

    CH2=C(CH3)2.

  • D

    CH2=CH2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Do anken + HBr cho 1 sản phẩm duy nhất => loại B và C

+) \({\bar M_Y} = {M_{{H_2}}}.{d_{Y/{H_2}}} = 26\) => anken hết, H2 dư => Y có H2 và ankan

+) Gọi anken là CnH2n (n ≥ 2)

+) Đặt nX = 1 mol; do mX = m­Y  

+) n = nX - nY = nanken

+) mX = mH2 + mX

Lời giải chi tiết :

Do anken + HBr cho 1 sản phẩm duy nhất

Quan sát đáp án => có A và D thỏa mãn vì anken đối xứng cộng HBr thu được sản phẩm duy nhất

 => anken hết, H2 dư => Y có H2 và ankan

=> Mankan > 26 (do MH2 < 26)

Gọi anken là CnH2n (n ≥ 2)

Đặt nX = 1 mol; do mX = m­Y \( =  > \,\,\dfrac{{{n_X}}}{{{n_Y}}} = \dfrac{{{{\bar M}_X}}}{{{{\bar M}_Y}}}\,\, =  > \,\,{n_Y} = 1.\dfrac{{9,1.2}}{{26}} = 0,7\,\,mol\)

=> n = nX - nY = nanken = 1 – 0,7 = 0,3 mol => nH2 (X) = 0,7

mX = 1.9,1.2 = mH2 + mX  => n = 4

Vậy anken là CH3CH=CHCH3        

Câu 23 :

Biết 0,05 mol hiđrocacbon X mạch hở làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa m gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X và giá trị m lần lượt là

  • A

     C5H10 và 4 gam. 

  • B

    C5H8 và 16 gam. 

  • C

    C5Hvà 8 gam. 

  • D

    C5H10 và 8 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết PTHH, tính số mol của Br2

CTTQ hiđrocacbon là CnH2n+2-2k.

CnH2n+2-2k + kBr2 → CnH2n+2-2kBr2k.

mol:      0,05      0,05k             0,05

Bước 2: Lập biểu thức tính %mBr2, tìm CTPT của X

- Lập biểu thức tính %mBr2:

Theo đề bài %mBr2 trong sản phẩm= 69,56% => \(\frac{{{m_{Br}}}}{{{m_{{C_n}{H_{2n + 2 - 2k}}B{r_{2k}}}}}}.100 = 69,56\% \)

- Biện luận tìm k và n => CTPT của X

Bước 3: Tính mBr2

Từ số mol của Br2, tính mBr

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Viết PTHH, tính số mol của Br2

CTTQ hiđrocacbon là CnH2n+2-2k (với k là số liên kết π).

PTHH: CnH2n+2-2k + kBr2 → CnH2n+2-2kBr2k

(mol)        0,05  →  0,05k   →     0,05

Bước 2: Lập biểu thức tính %mBr2, tìm CTPT của X

Theo đề bài %mBr = 69,56%

⟹ \(\dfrac{{80.2k}}{{14n + 2 + 158k}}.100 = 69,56\)

⟹ 160k = 9,7384n + 1,3912 + 109,9048k

⟹ 50,0952k = 9,7384n + 1,3912

⟹ 36k = 7n + 1

⟹ k = 1; n = 5 thỏa mãn

⟹ CTPT của X là C5H10 

Bước 3: Tính mBr2

mBr2 = 0,05.160 = 8 gam.

close