Trắc nghiệm Bài 25. Ankan - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CnH2n+2. X thuộc dãy đồng đẳng của

  • A

    anken.     

  • B

    ankan.        

  • C

    ankan và xicloankan.

  • D

    ankin.

Câu 2 :

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?

  • A

    Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.

  • B

    Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.

  • C

    Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

  • D

    Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Câu 3 :

Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là CnH2n+2. M thuộc dãy đồng đẳng nào ? 

  • A

    ankan.                        

  • B

    không đủ dữ kiện để xác định.           

  • C

    ankan hoặc xicloankan.

  • D

    xicloankan.

Câu 4 :

Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là :

  • A

    C2H6.          

  • B

    C3H8.            

  • C

    C4H10.       

  • D

    C5H12.

Câu 5 :

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12 ?

  • A

    3 đồng phân.   

  • B

    4 đồng phân.  

  • C

    5 đồng phân.    

  • D

    6 đồng phân.

Câu 6 :

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C6H14 ?

  • A

    3 đồng phân.   

  • B

    4 đồng phân.   

  • C

    5 đồng phân.  

  • D

    6 đồng phân.

Câu 7 :

Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn nhất :

Tổng số liên kết 𝛅 trong phân tử X là

  • A

    10.

  • B

    16.

  • C

    14.

  • D

    12.

Câu 8 :

Cho các alkane sau :

Tên thông thường của các alkane sau đây có tên tương ứng là :

  • A

    (1) : iso-pentane ; (2) : tert-butane ; (3) : iso-propane  ; (4) : n-butane ; (5) : neo-hexane.

  • B

    (1) : iso-pentane ; (2) : neo-pentane ; (3) : iso-propane ; (4) : n-butane ; (5) : neo-hexane.

  • C

    (1) : iso-pentane ; (2) : neo-pentane ; (3) : sec-propane ; (4) : n-butane ; (5) : neo-hexane.

  • D

    (1) : iso-pentane ; (2) : neo-pentane ; (3) : iso-butane ; (4) : n-butane ; (5) : neo-hexane.

Câu 9 :

Cho các chất :

Tên thông thường của các ankan sau đây có tên tương ứng là :

  • A

    X) : iso-butan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-pentan.

     

  • B

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-propan ; (Q) : n-pentan.

     

  • C

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-hexan.

     

  • D

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-pentan.

Câu 10 :

Ankan

  • A

    1,1,3-trimetylheptan.           

  • B

    2,4-đimetylheptan.

  • C

    2-metyl-4-propylpentan. 

  • D

    4,6-đimetylheptan.

Câu 11 :

2,2,3,3-tetrametylbutan có bao nhiêu nguyên tử C và H trong phân tử ?

  • A

    8C,16H.              

  • B

    8C, 14H.            

  • C

    6C, 12H.         

  • D

    8C, 18H.

Câu 12 :

Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ?

  • A

    Nước.                         

  • B

     Benzen.

  • C

    Dung dịch axit HCl. 

  • D

    Dung dịch NaOH.

Câu 13 :

Phân tử metan không tan trong nư­ớc vì lí do nào sau đây ?

  • A

    Metan là chất khí.                  

  • B

    Phân tử metan không phân cực.

  • C

    Metan không có liên kết đôi. 

  • D

    Phân tử khối của metan nhỏ.

Câu 14 :

Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể khí ?

  • A

    C4H10.           

  • B

    CH4, C2H6.      

  • C

    C3H8.         

  • D

    Cả A, B, C. 

Câu 15 :

Trong các chất dư­ới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

  • A

    Butan.          

  • B

    Etan.               

  • C

    Metan.       

  • D

    Propan.

Câu 16 :

Trong số các ankan đồng phân của nhau, đồng phân nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?

  • A

    Đồng phân mạch thẳng.

     

  • B

    Đồng phân mạch phân nhánh nhiều nhất.

     

  • C

    Đồng phân isoankan.

     

  • D

    Đồng phân tert-ankan.

Câu 17 :

Cho các chất sau :

C2H6  (I)                      C3H8  (II)                    n-C4H10  (III)              i-C4H10 (IV)

Nhiệt độ sôi tăng dần theo dãy là :

  • A

    (III) < (IV) < (II) < (I).           

  • B

    (III) < (IV) < (II) < (I).

  • C

    (I) < (II) < (IV) < (III). 

  • D

    (I) < (II) < (III) < (IV).

Câu 18 :

Cho các chất sau :

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :

  • A

    I < II < III.         

  • B

    II < I < III.       

  • C

    III < II < I.     

  • D

    II < III < I.

Câu 19 :

Xăng, hay còn gọi là ét-xăng (phiên âm từ tiếng Pháp: essence), là một loại dung dịch nhẹ chứa hiđrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, được chưng cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong sử dụng xăng, chất đốt dùng trong tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày như đun nấu, một số lò sưởi, trong một số loại bật lửa, … Xăng động cơ được dùng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong, kiểu bộ chế hòa khí (động cơ xăng).

Câu 19.1

Để dập tắt đám cháy xăng dầu người ta sẽ

  • A.
    phun nước vào ngọn lửa.
  • B.
    dùng chăn ướt chùm lên ngọn lửa.
  • C.
    phủ cát lên ngọn lửa.
  • D.
    phun CO2 vào ngọn lửa.
Câu 19.2

Một loại xăng có chứa 4 ankan với thành phần số mol như sau: heptan (10%), octan (50%), nonan (30%) và đecan (10%). Khi dùng loại xăng này để chạy động cơ ô tô và mô tô cần trộn lẫn hơi xăng và không khí (O2 chiếm 20% về thể tích) theo tỉ lệ thể tích như thế nào để phản ứng xảy ra vừa hết?

  • A.
    1 : 65,5.
  • B.
    1 : 13,1.
  • C.
    1 : 52,4.
  • D.
    1 : 78,6.
Câu 19.3

Khi sử dụng động cơ đốt trong, trước đây người ta pha thêm chì tetraetyl Pb(C2H5)4 (D = 1,6 g/ml) vào xăng theo tỉ lệ 0,5 ml/lít. Một động cơ đốt trong đã đốt cháy hoàn toàn 1 lít loại xăng trên. Tính khối lượng chì kim loại sinh ra, giả sử toàn bộ chì tetraetyl bị phân hủy thành chì kim loại.

  • A.
    0,513 gam.
  • B.
    0,800 gam.
  • C.
    1,248 gam.
  • D.
    1,026 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CnH2n+2. X thuộc dãy đồng đẳng của

  • A

    anken.     

  • B

    ankan.        

  • C

    ankan và xicloankan.

  • D

    ankin.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

X thuộc dãy đồng đẳng của ankan.

Câu 2 :

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?

  • A

    Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.

  • B

    Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.

  • C

    Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

  • D

    Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhận xét sai là: Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Ví dụ như chất CH3 – O – CH3 đều chỉ có các liên kết đơn nhưng không phải là ankan.

Câu 3 :

Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là CnH2n+2. M thuộc dãy đồng đẳng nào ? 

  • A

    ankan.                        

  • B

    không đủ dữ kiện để xác định.           

  • C

    ankan hoặc xicloankan.

  • D

    xicloankan.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiđrocacbon bất kì đều có số H chẵn

=> công thức phân tử của ankan có thể là: C2nH4n+2 ; C4nH8n+4 ; …

=> đều có chung dạng CaH2a+2 (với a = 2n; 4n; …) => M là ankan

Câu 4 :

Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là :

  • A

    C2H6.          

  • B

    C3H8.            

  • C

    C4H10.       

  • D

    C5H12.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

ankan Y : CnH2n+2

$\% {m_C} = \frac{{12n}}{{12n + 2n + 2}}.100\%$.

=> n => Công thức phân tử của Y

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức phân tử của ankan Y có dạng CnH2n+2

$\% {m_C} = \frac{{12n}}{{12n + 2n + 2}}.100\%  = 83,33\% \,\, =  > \,\,n = 5$.

=> Công thức phân tử của Y là C5H12

Câu 5 :

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12 ?

  • A

    3 đồng phân.   

  • B

    4 đồng phân.  

  • C

    5 đồng phân.    

  • D

    6 đồng phân.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Đồng phân mạch thẳng: C – C – C – C – C

- Đồng phân mạch nhánh:

+ cắt 1C:   

 

+ cắt 2C:

Câu 6 :

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C6H14 ?

  • A

    3 đồng phân.   

  • B

    4 đồng phân.   

  • C

    5 đồng phân.  

  • D

    6 đồng phân.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Đồng phân mạch thẳng: C – C – C – C – C – C

- Đồng phân mạch nhánh:

   + cắt 1C:

+ cắt 2C:    

Câu 7 :

Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn nhất :

Tổng số liên kết 𝛅 trong phân tử X là

  • A

    10.

  • B

    16.

  • C

    14.

  • D

    12.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ankan, cách viết đồng phân ankan

Lời giải chi tiết :

Công thức cấu tạo của X là:

=> trong X có 12 liên kết 𝛅 C-H và 4 liên kết 𝛅 C – C

Câu 8 :

Cho các alkane sau :

Tên thông thường của các alkane sau đây có tên tương ứng là :

  • A

    (1) : iso-pentane ; (2) : tert-butane ; (3) : iso-propane  ; (4) : n-butane ; (5) : neo-hexane.

  • B

    (1) : iso-pentane ; (2) : neo-pentane ; (3) : iso-propane ; (4) : n-butane ; (5) : neo-hexane.

  • C

    (1) : iso-pentane ; (2) : neo-pentane ; (3) : sec-propane ; (4) : n-butane ; (5) : neo-hexane.

  • D

    (1) : iso-pentane ; (2) : neo-pentane ; (3) : iso-butane ; (4) : n-butane ; (5) : neo-hexane.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :
Câu 9 :

Cho các chất :

Tên thông thường của các ankan sau đây có tên tương ứng là :

  • A

    X) : iso-butan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-pentan.

     

  • B

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-propan ; (Q) : n-pentan.

     

  • C

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-hexan.

     

  • D

    (X) : iso-pentan ; (Y) : n-butan ; (P) : iso-butan ; (Q) : n-pentan.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ công thức cấu tạo thu gọn nhất => viết công thức cấu tạo đầy đủ và gọi tên ankan

Lời giải chi tiết :
Câu 10 :

Ankan

  • A

    1,1,3-trimetylheptan.           

  • B

    2,4-đimetylheptan.

  • C

    2-metyl-4-propylpentan. 

  • D

    4,6-đimetylheptan.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết ankan

Lời giải chi tiết :

- Đánh số vị trí C sao cho tổng số mạch nhánh là nhỏ nhất:

=> tên của X là: 2,4-đimetylheptan

Câu 11 :

2,2,3,3-tetrametylbutan có bao nhiêu nguyên tử C và H trong phân tử ?

  • A

    8C,16H.              

  • B

    8C, 14H.            

  • C

    6C, 12H.         

  • D

    8C, 18H.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết ankan

Lời giải chi tiết :

Công thức cấu tạo:

=> trong phân tử có 8C và 18H

Câu 12 :

Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ?

  • A

    Nước.                         

  • B

     Benzen.

  • C

    Dung dịch axit HCl. 

  • D

    Dung dịch NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết ankan

Lời giải chi tiết :

Ankan hoà tan tốt trong dung môi hữu cơ => tan tốt trong benzen

Câu 13 :

Phân tử metan không tan trong nư­ớc vì lí do nào sau đây ?

  • A

    Metan là chất khí.                  

  • B

    Phân tử metan không phân cực.

  • C

    Metan không có liên kết đôi. 

  • D

    Phân tử khối của metan nhỏ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết ankan

Lời giải chi tiết :

Phân tử metan không tan trong nư­ớc vì phân tử metan không phân cực.

Câu 14 :

Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể khí ?

  • A

    C4H10.           

  • B

    CH4, C2H6.      

  • C

    C3H8.         

  • D

    Cả A, B, C. 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Ankan từ C1 $\to $ C4 ở trạng thái khí.

+ An kan từ C5 $\to $ khoảng C18 ở trạng thái lỏng. Từ C18 trở đi thì ở trạng thái rắn.

Lời giải chi tiết :

+ Ankan từ C1 $\to $ C4 ở trạng thái khí.

+ Ankan từ C5 $\to $ khoảng C18 ở trạng thái lỏng. Từ C18 trở đi thì ở trạng thái rắn.

=> CH4, C2H6, C3H8 và C4H10 đều ở thể khí

Câu 15 :

Trong các chất dư­ới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

  • A

    Butan.          

  • B

    Etan.               

  • C

    Metan.       

  • D

    Propan.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các ankan có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo khối lượng phân tử.

Lời giải chi tiết :

Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là metan vì có khối lượng phân tử nhỏ nhất.

Câu 16 :

Trong số các ankan đồng phân của nhau, đồng phân nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?

  • A

    Đồng phân mạch thẳng.

     

  • B

    Đồng phân mạch phân nhánh nhiều nhất.

     

  • C

    Đồng phân isoankan.

     

  • D

    Đồng phân tert-ankan.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi cấu trúc phân tử càng gọn thì tonc, tos càng cao và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

Đồng phân có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là đồng phân có cấu trúc phân tử gọn nhất

=> đồng phân mạch thẳng có cấu trúc phân tử gọn nhất.

Câu 17 :

Cho các chất sau :

C2H6  (I)                      C3H8  (II)                    n-C4H10  (III)              i-C4H10 (IV)

Nhiệt độ sôi tăng dần theo dãy là :

  • A

    (III) < (IV) < (II) < (I).           

  • B

    (III) < (IV) < (II) < (I).

  • C

    (I) < (II) < (IV) < (III). 

  • D

    (I) < (II) < (III) < (IV).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi cấu trúc phân tử càng gọn thì tonc, tos càng cao và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

Vì phân tử i-C4H10 có cấu trúc cồng kềnh hơn n-C4H10 nên tos nhỏ hơn: (IV) < (III)

Nhiệt độ sôi tăng dần khi tăng khối lượng phân tử => (I) < (II) < (IV) < (III)

Câu 18 :

Cho các chất sau :

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :

  • A

    I < II < III.         

  • B

    II < I < III.       

  • C

    III < II < I.     

  • D

    II < III < I.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi cấu trúc phân tử càng cồng kềnh thì tonc, tos càng thấp và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

Cả 3 chất đều có 5C => tos phụ thuộc vào cấu trúc phân tử. Phân tử càng cồng kềnh thì nhiệt độ sôi càng thấp

=> (III) có cấu trúc cồng kềnh nhất => (III) < (II) < (I)

Câu 19 :

Xăng, hay còn gọi là ét-xăng (phiên âm từ tiếng Pháp: essence), là một loại dung dịch nhẹ chứa hiđrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, được chưng cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong sử dụng xăng, chất đốt dùng trong tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày như đun nấu, một số lò sưởi, trong một số loại bật lửa, … Xăng động cơ được dùng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong, kiểu bộ chế hòa khí (động cơ xăng).

Câu 19.1

Để dập tắt đám cháy xăng dầu người ta sẽ

  • A.
    phun nước vào ngọn lửa.
  • B.
    dùng chăn ướt chùm lên ngọn lửa.
  • C.
    phủ cát lên ngọn lửa.
  • D.
    phun CO2 vào ngọn lửa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xăng chứa các hiđrocacbon nhẹ hơn nước và dễ bay hơi.

Lời giải chi tiết :

- Xăng dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước nên vẫn tiếp xúc với O2 và tiếp tục cháy ⟹ Loại A, B.

- Xăng dầu dễ bay hơi nên phun CO2 vào không hiệu quả ⟹ Loại D.

⟹ Khi có đám cháy xăng dầu người ta sẽ phủ cát lên chỗ cháy, ngăn không cho xăng dầu tiếp xúc với O2 nên dập tắt được đám cháy.

Câu 19.2

Một loại xăng có chứa 4 ankan với thành phần số mol như sau: heptan (10%), octan (50%), nonan (30%) và đecan (10%). Khi dùng loại xăng này để chạy động cơ ô tô và mô tô cần trộn lẫn hơi xăng và không khí (O2 chiếm 20% về thể tích) theo tỉ lệ thể tích như thế nào để phản ứng xảy ra vừa hết?

  • A.
    1 : 65,5.
  • B.
    1 : 13,1.
  • C.
    1 : 52,4.
  • D.
    1 : 78,6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính số nguyên tử C trung bình của hỗn hợp: \(\bar n = \dfrac{{\Sigma {n_C}}}{{{n_{hh}}}}\).

- Suy ra công thức trung bình của hỗn hợp (Lưu ý: Ankan đều có dạng CnH2n+2).

Lời giải chi tiết :

Xét 100 mol xăng chứa 10 mol C7H16, 50 mol C8H18, 30 mol C9H20, 10 mol C10H22.

- Số nguyên tử C trung bình là:

\(\bar n = \dfrac{{10 \times 7 + 50 \times 8 + 30 \times 9 + 10 \times 10}}{{100}} = 8,4\)

- Các chất trong xăng đều là ankan nên có dạng \({C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 2}}\) ⟹ Công thức trung bình là C8,4H18,8.

- Đốt xăng:

C8,4H18,8 + 13,1 O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 8,4 CO2 + 9,4 H2O

Từ phương trình hóa học ta thấy đốt 1 mol xăng cần 13,1 mol O2.

- Mà O2 chiếm 20% thể tích không khí nên số mol không khí cần dùng để đốt 1 mol xăng là:

\(\dfrac{{13,1 \times 100}}{{20}} = 65,5\) (mol)

Vậy ta cần trộn xăng với không khí theo tỉ lệ thể tích là 1 : 65,5.

Câu 19.3

Khi sử dụng động cơ đốt trong, trước đây người ta pha thêm chì tetraetyl Pb(C2H5)4 (D = 1,6 g/ml) vào xăng theo tỉ lệ 0,5 ml/lít. Một động cơ đốt trong đã đốt cháy hoàn toàn 1 lít loại xăng trên. Tính khối lượng chì kim loại sinh ra, giả sử toàn bộ chì tetraetyl bị phân hủy thành chì kim loại.

  • A.
    0,513 gam.
  • B.
    0,800 gam.
  • C.
    1,248 gam.
  • D.
    1,026 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính thể tích Pb(C2H5)4 có trong 1 lít xăng

- Khối lượng Pb(C2H5)4 trong 1 lít xăng: m = D.V

Lời giải chi tiết :

- Thể tích Pb(C2H5)4 có trong 1 lít xăng là: 0,5 ml

- Khối lượng Pb(C2H5)4 = D.V = 1,6.0,5 = 0,8 gam

- Khối lượng Pb sinh ra = \(\dfrac{{0,8.207}}{{207 + 116}}\) = 0,513 gam.

close