tuyensinh247

Trắc nghiệm Ôn tập chương 6 + 7 - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

  • A

    isohexan.

  • B

    3-metylpent-3-en.

  • C

    3-metylpent-2-en.       

  • D

    2-etylbut-2-en.

Câu 2 :

Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    10

Câu 3 :

Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken ?      

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Câu 4 :

Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau ?

  • A

    (3) và (4).

  • B

    (1), (2) và (3).

  • C

    (1) và (2).

  • D

    (2), (3) và (4).

Câu 5 :

Cho các chất sau: CH2=CHCH2CH2CH=CH2; CH2=CHCH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2; CH2=CHCH2CH=CH2; CH3CH2CH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2CH3; CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; CH3CH=CHCH3

Số chất có đồng phân hình học là:

  • A

    4

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    3

Câu 6 :

Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?

  • A

    Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

  • B

    Phản ứng trùng hợp của anken.

  • C

    Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

  • D

    Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 7 :

Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?

  • A

    2

  • B

    1

  • C

    3

  • D

    4

Câu 8 :

Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là:

  • A

    10

  • B

    20

  • C

    30

  • D

    40

Câu 9 :

Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là :

  • A

    but-1-en.

  • B

    xiclopropan    

  • C

    but-2-en.

  • D

    propilen.

Câu 10 :

Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là:

  • A

    eten và but-2-en

  • B

    eten và but-1-en

  • C

    propen và but-2-en

  • D

    2-metylpropen và but-1-en

Câu 11 :

Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là:

  • A

    2,240.

  • B

    2,688.

  • C

    4,480.

  • D

    1,344.

Câu 12 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là:

  • A

    20%.

  • B

    25%.

  • C

    50%.

  • D

    40%.

Câu 13 :

Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2  theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là:

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    1

Câu 14 :

Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6 là:

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    3

Câu 15 :

Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, to), thu được hỗn hợp Y chỉ chứa hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là:

  • A

    C2H2.

  • B

    C4H6.

  • C

    C5H8.

  • D

    C3H4.

Câu 16 :

Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:

  • A

    C4H4.

  • B

    C3H4.

  • C

    C4H6.

  • D

    C2H2.

Câu 17 :

Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là:

  • A

    C2H4.

  • B

    CH4.

  • C

    C2H6.

  • D

    C2H2.

Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là:

  • A

    75% và 25%.

  • B

    20% và 80%.

  • C

    35% và 65%.

  • D

    50% và 50%.

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm số mol của anken trong X là:

  • A

    40%.

  • B

    50%.

  • C

    25%.

  • D

    75%.

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2  và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2  và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là:

  • A

    C2H6.

  • B

    C2H4.

  • C

    CH4.

  • D

    C3H8.

Câu 21 :

Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là:

  • A

    CH4 và C2H4.

  • B

    CH4 và C3H4.

  • C

    CH4 và C3H6.

  • D

    C2H6 và C3H6.

Câu 22 :

Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:

  • A

    20,40 gam.     

  • B

    18,60 gam.     

  • C

    18,96 gam.     

  • D

    16,80 gam.

Câu 23 :

Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là:

  • A

    20%.

  • B

    50%.

  • C

    25%.

  • D

    40%.

Câu 24 :

Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là:

  • A

    16,0.   

  • B

    3,2.

  • C

    8,0.

  • D

    32,0.

Câu 25 :

Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng:

  • A

    11,2.

  • B

    13,44.

  • C

    5,60.

  • D

    8,96.

Câu 26 :

Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2  là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là:

  • A

    1,04 gam.

  • B

    1,32 gam.

  • C

    1,64 gam.

  • D

    1,20 gam.

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2(đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

  • A
    0,10. 
  • B
    0,15. 
  • C
    0,06. 
  • D
    0,25.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

  • A

    isohexan.

  • B

    3-metylpent-3-en.

  • C

    3-metylpent-2-en.       

  • D

    2-etylbut-2-en.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Đánh số C từ vị trí gần nối đôi hơn

$\mathop C\limits^5 {H_3}-\mathop C\limits^4 {H_2}-\mathop C\limits^3 \left( {C{H_3}} \right) = \mathop C\limits^2 H-\mathop C\limits^1 {H_3}$

- Gọi tên: 3-metylpent-2-en

Câu 2 :

Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    10

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đề bài hỏi đồng phân cấu tạo => không đếm đồng phân hình học

1. CH2=CH-CH2-CH2-CH3

2. CH3-CH=CH-CH2-CH3

3. CH2=C(CH3)-CH2-CH3

4. (CH3)2C=CH-CH3

5. (CH3)2CH-CH=CH2

Câu 3 :

Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken ?      

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đề bài hỏi đồng phân anken => đếm cả đồng phân hình học

1. CH2=CH-CH2-CH2-CH3

2. CH3-CH=CH-CH2-CH3 (có đồng phân hình học)

3. CH2=C(CH3)-CH2-CH3

4. (CH3)2C=CH-CH3

5. (CH3)2CH-CH=CH2

Câu 4 :

Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau ?

  • A

    (3) và (4).

  • B

    (1), (2) và (3).

  • C

    (1) và (2).

  • D

    (2), (3) và (4).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

2-metylbut-1-en (1) => có 5C và 1 nối đôi => CTPT: C5H10

3,3-đimetylbut-1-en (2) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12

3-metylpent-1-en (3) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12

3-metylpent-2-en (4) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12

=> những chất là đồng phân của nhau là: (2), (3) và (4)

Câu 5 :

Cho các chất sau: CH2=CHCH2CH2CH=CH2; CH2=CHCH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2; CH2=CHCH2CH=CH2; CH3CH2CH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2CH3; CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; CH3CH=CHCH3

Số chất có đồng phân hình học là:

  • A

    4

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Điều kiện để có đồng phân hình học là 2 nhóm thế của 2 C nối đôi khác nhau

Lời giải chi tiết :

Các chất có đồng phân hình học là:

1. CH2=CHCH=CHCH2CH3;

2. CH3CH2CH=CHCH2CH3;

3. CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2;

4. CH3CH=CHCH3.

Câu 6 :

Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?

  • A

    Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

  • B

    Phản ứng trùng hợp của anken.

  • C

    Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

  • D

    Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 7 :

Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?

  • A

    2

  • B

    1

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Anken đối xứng + tác nhân bất đối xứng => 1 sản phẩm

Lời giải chi tiết :

HCl là tác nhân bất đối xứng, để anken C4H8 cộng HCl cho 1 sản phẩn hữu cơ duy nhất thì C4H8 phải đối xứng

=> CTCT: CH3-CH=CH-CH3 : có đồng phân hình học nên tính là 2 anken

Câu 8 :

Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là:

  • A

    10

  • B

    20

  • C

    30

  • D

    40

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Do X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên Z hơn X hai nhóm –CH2

+) Mz = 2MX => biện luận tìm x, y

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của X là CxHy

Do X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên Z hơn X hai nhóm –CH2

=> MY = MX + 14 và Mz = MX +28

Vì Mz = 2MX => MX +28 = 2.MX 

=> MX = 28

=> X là C2H4 , Y là C3H6, Z là C4H8

${C_3}{H_6}\,\,\, + \,\,\,\,\dfrac{9}{2}{O_2}\,\,\,\,\xrightarrow{{{t^ \circ }}}\,\,\,3C{O_2}\,\,\, + \,\,\,\,3\,{H_2}O$

  0,1                                      0,3               

CO2 + Ca(OH)→ CaCO3 ↓ + H2O

0,3                              0,3

=> mkết tủa = 0,3.100 = 30 (gam)

Câu 9 :

Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là :

  • A

    but-1-en.

  • B

    xiclopropan    

  • C

    but-2-en.

  • D

    propilen.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

CxHy + Br2 → CxHyBr2

+) Từ tỉ lệ %Br trong Y => biện luận tìm x, y => CTPT của X

+) X + HBr thu được 2 sản phẩm hữu cơ => X bất đối xứng

Lời giải chi tiết :

CxHy + Br2 → CxHyBr2

$\begin{gathered}\% {m_{Br}} = \dfrac{{80.2}}{{12x + y + 80.2}}.100\%  = 74,08\%  \Leftrightarrow 12x + y = 56 \to \left\{ \begin{gathered}x = 4 \hfill \\y = 8 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\\to X:\,\,{C_4}{H_8} \hfill \\ \end{gathered} $

X phản ứng với HBr thu được 2 sản phẩm hữu cơ => X có cấu tạo bất đối xứng

=> X là  CH2=CH-CH2-CH3

CH2=CH-CH2-CH3 + HBr → CH3-CHBr-CH2-CH3 (spc) + CH2Br-CH2-CH2-CH3 (spp)

Câu 10 :

Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là:

  • A

    eten và but-2-en

  • B

    eten và but-1-en

  • C

    propen và but-2-en

  • D

    2-metylpropen và but-1-en

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) 2 anken + H2O → 2 sản phẩm => mỗi anken tạo 1 sản phẩm

=> cả 2 anken đều đối xứng

Lời giải chi tiết :

2 anken + H2O → 2 sản phẩm => mỗi anken tạo 1 sản phẩm

Vì H2O là tác nhân bất đối xứng => cả 2 anken đều đối xứng

A đúng vì CH2=CH2 và CH3-CH=CH-CH3 đều đối xứng

B sai vì but-1-en: CH2=CH-CH2-CH3 bất đối xứng

C sai vì propen: CH2=CHCH3 bất đối xứng

D sai vì but-1-en CH3CH2CH=CH2 và 2-metylpropen: (CH3)2CHCH2OH đều bất đối xứng

Câu 11 :

Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là:

  • A

    2,240.

  • B

    2,688.

  • C

    4,480.

  • D

    1,344.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính theo PT: 3CH2=CH2 + 2KMnO4 +4H2O → 3C2H4(OH)+ 2KOH + 2MnO2  

Lời giải chi tiết :

3CH2=CH2 + 2KMnO4 +4H2O → 3C2H4(OH)+ 2KOH + 2MnO2  

      0,06   ←   0,04                                                                 

$ \to {V_{{C_2}{H_4}}} = 0,06.22,4 = 1,134\,(l)$ 

Câu 12 :

Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là:

  • A

    20%.

  • B

    25%.

  • C

    50%.

  • D

    40%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính tỉ lệ số mol C2H4 và H2

+) Dựa vào tỉ lệ đặt số mol C2H4 và H2

+) Bảo toàn khối lượng ta có mtrước = msau

${\overline M _X}.{n_X} = {\overline M _Y}.{n_Y}$

$ \to \dfrac{{{n_X}}}{{{n_Y}}} = \dfrac{{{{\overline M }_Y}}}{{{{\overline M }_X}}} = \dfrac{{{d_{{Y}/{He}}}}}{{{d_{{X}/{He}}}}}$

+) ngiảm $ = {n_{{H_2}}}$(phản ứng) = ${n_{{C_2}{H_4}}}$(phản ứng)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{d_{hh/He}} = 3,75 = \frac{{{M_{hh}}}}{4}\\ =  > {M_{hh}} = 15\end{array}\)

Gọi nC2H4 = 1 mol              

=> nH2 = 1 mol     

=>  nX = 2 mol 

Bảo toàn khối lượng ta có mtrước = msau

→ ${\overline M _X}.{n_X} = {\overline M _Y}.{n_Y}$

$ \to \dfrac{{{n_X}}}{{{n_Y}}} = \dfrac{{{{\overline M }_Y}}}{{{{\overline M }_X}}} = \dfrac{{{d_{{Y}/{He}}}}}{{{d_{{X}/{He}}}}}$=\(\frac{2}{{{n_Y}}} = \frac{5}{{3,75}}\)

=> nY = 1,5 mol

Ta có : ngiảm = 2 – 1,5 = 0,5 mol $ = {n_{{H_2}}}$(phản ứng) = ${n_{{C_2}{H_4}}}$(phản ứng)

=> $H\%  = \dfrac{0,5}{1}.100\%  = 50\% $

Câu 13 :

Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2  theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là:

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

$C{H_2} = CH - CH = C{H_2} + {\text{ }}B{r_2}\xrightarrow{{1:\,\,1}}\left[ \begin{gathered}C{H_2}Br - CHBr - CH = C{H_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1) \hfill \\C{H_2}Br - CH = CH - C{H_2}Br\,\,\,\,\,c{\text{is}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \hfill \\C{H_2}Br - CH = CH - C{H_2}Br\,\,\,\,\,trans\,\,(3) \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Câu 14 :

Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6 là:

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) tính số liên kết pi: k = (số C *2+2 - số H)/2

+) Biện luận các trường hợp

Lời giải chi tiết :

Ta có: $k = \pi  + v = \dfrac{{4.2 + 2 - 6}}{2} = 2$ 

Vì X mạch hở => π = 2 => ankin hoặc ankađien

Công thức thỏa mãn:

(1) CH2=CH-CH=CH2                                

(2) CH≡C-CH2-CH3

(3) CH2=C=CH-CH3

(4) CH3-C≡C-CH3

Câu 15 :

Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, to), thu được hỗn hợp Y chỉ chứa hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là:

  • A

    C2H2.

  • B

    C4H6.

  • C

    C5H8.

  • D

    C3H4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Biện luận tìm các chất trong Y

+) ${n_{ankin}} > {n_{{H_2}}} \to {\overline M _{ankin}}$

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp Y chỉ chứa 2 hiđrocacbon → H2 hết.

Xúc tác phản ứng: Pd/PbCO3, to → Hỗn hợp Y gồm: Ankin (dư) và anken

$ \to {n_{ankin}} > {n_{{H_2}}} \to {n_{ankin}} > 0,1\,mol \to {\overline M _{ankin}} < \dfrac{{3,12}}{{0,1}} \to {\overline M _{ankin}} < 31,2\, \to {C_2}{H_2}$

Câu 16 :

Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:

  • A

    C4H4.

  • B

    C3H4.

  • C

    C4H6.

  • D

    C2H2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3

 => X là ankin và nX = nkết tủa

Lời giải chi tiết :

${n_x} = \dfrac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,mol \to {n_ \downarrow } = 0,15\,mol \to {M_ \downarrow } = \dfrac{{36}}{{0,15}} = 240 \to A{g_2}{C_2}$→ X là C2H2

Câu 17 :

Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là:

  • A

    C2H4.

  • B

    CH4.

  • C

    C2H6.

  • D

    C2H2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) tính $\overline C  = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{hh}}}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{hh}} = \dfrac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3\,mol;\,\,\,{n_{C{O_2}}} = \dfrac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5\,mol;\,\,\,{n_{{H_2}O}} = \dfrac{{10,8}}{{18}} = 0,6\,mol$

→$\overline C  = \dfrac{{0,5}}{{0,3}} \approx 1,66$→ hỗn hợp có CH4. Mặt khác MY > MX → X là CH4     

Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là:

  • A

    75% và 25%.

  • B

    20% và 80%.

  • C

    35% và 65%.

  • D

    50% và 50%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đốt hỗn hợp gồm ankan và ankin thu được nCO2 = nH2O => nankan = nankin

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy ankan:  nankan = nH2O – nCO2

Đốt cháy ankin: nankin =  nCO2 – nH2O

Trừ  2 phương trình ta có nankan - nankin = nH2O – nCO2 Mà nH2O = nCO2

=> nankan = nankin = 50%          

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm số mol của anken trong X là:

  • A

    40%.

  • B

    50%.

  • C

    25%.

  • D

    75%.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy ankan => ${n_{Ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}$

Đốt cháy anken => ${n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}$

=> đốt cháy hỗn hợp ankan và anken thì: nankan = nH2O – nCO2 = 0,4 – 0,35 = 0,05 mol

=> nanken = nhh – nankan = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol

→ % n­anken $ = \dfrac{{0,15}}{{0,2}}.100\%  = 75\% $      

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2  và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2  và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là:

  • A

    C2H6.

  • B

    C2H4.

  • C

    CH4.

  • D

    C3H8.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Coi hai hiđrocacbon như một hiđrocacbon tính 

$\overline C  = \dfrac{{{V_{C{O_2}}}}}{{{V_{hh}}}}$ ;  $\overline H  = \dfrac{{2{V_{{H_2}O}}}}{{{V_{hh}}}}$

Lời giải chi tiết :

$\overline C  = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{hh}}}} = \dfrac{{{V_{C{O_2}}}}}{{{V_{hh}}}} = \dfrac{2}{1} = 2$ Mà C2H2 có 2 nguyên  tử C nên X cũng có 2 nguyên tử C

Ta có: $\overline H  = \dfrac{{2{n_{{H_2}O}}}}{{{n_{hh}}}} = \dfrac{{2{V_{{H_2}O}}}}{{{V_{hh}}}} = \dfrac{{2.2}}{1} = 4$ Mà C2H2 có 2 nguyên  tử H nên X có 6 nguyên tử H

Vậy X là C2H6               

Câu 21 :

Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là:

  • A

    CH4 và C2H4.

  • B

    CH4 và C3H4.

  • C

    CH4 và C3H6.

  • D

    C2H6 và C3H6.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Sau khi phản ứng với Br2, khí thoát ra là ankan

+) Có số mol ankan => số mol khí của hiđrocabon còn lại

+) Từ số mol Brom và số mol của hiđrocabon tính số liên kết pi => công thức chung

+) $\overline C  = \dfrac{{{V_{C{O_2}}}}}{{{V_X}}}$

=> Công thức 

   

Lời giải chi tiết :

Ta có nX = 0,075 mol

Cho X qua brom  khí không bị hấp thụ là ankan => nankan = 0,05 mol

=> nhiđrocacbon còn lại = 0,075 - 0,025 = 0,025 mol

Mà ${n_{B{r_2}}} = \dfrac{4}{{160}} = 0,025\,mol$

=> số pi trong hiđrocacbon là 1

=> Công thức là CnH2n

Sau khi phản ứng với Br2, khí thoát ra là ankan

$\overline C  = \dfrac{{{V_{C{O_2}}}}}{{{V_X}}} = \dfrac{{2,8}}{{1,68}} \approx 1,67$ => Ankan là CH4

Tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol

0,05           →  0,05

0,025             → 0,075

=> n =3

=> Công thức là C3H6

        

Câu 22 :

Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:

  • A

    20,40 gam.     

  • B

    18,60 gam.     

  • C

    18,96 gam.     

  • D

    16,80 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Nhận thấy cả 3 hiđrocacbon đều có 3C nên gọi công thức chung của X là: C3Hx

+) Biết tỉ khối của X tìm công thức X

+) Viết PTHH tính toán

Lời giải chi tiết :

X gồm C3H8, C3H6, C3H4

=> Gọi chung công thức X là C3Hx

\({d_{X/{H_2}}} = 21,2 \to {\bar M_X} = 21,2*2 = 42,4 = 12*3 + x\)

=> x = 6,4

=> Công thức X là C3H6,4

PTHH: C3H6,4 + 4,6 O2 $\xrightarrow{t_{{}}^{0}}$ 3CO2 +  3,2H2O

            0,1                       → 0,3        →0,32

$\to {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 0,3.44 + \dfrac{{0,64}}{2}.18 = 18,96\,g $

Câu 23 :

Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là:

  • A

    20%.

  • B

    50%.

  • C

    25%.

  • D

    40%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi số mol của CH4 và C2H4 lần lượt là a, là b (trong 8,6 gam X)

+) Từ số mol C2H2 tạo kết tủa, so sánh với số mol X => tỉ lệ mol của C2H2 trong X (tính theo a, b)

+) Khối lượng hh X => PT (1)

+) Khối lượng Br2 phản ứng => PT (2)

(1), (2) => a, b

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của CH4 và C2H4 lần lượt là a, là b (trong 8,6 gam X)

Xét 13,44 lít hỗn hợp khí X

${n_X} = 0,6\,mol$

\(\begin{array}{l}{n_ \downarrow } = {n_{{C_2}{H_2}}} = 0,15{\mkern 1mu} mol = \frac{1}{4}{n_X}{\mkern 1mu} \\ =  > {n_{{C_2}{H_4}}} + {n_{C{H_4}}} = \frac{3}{4}{n_X}\\ =  > \frac{{{n_{{C_2}{H_2}}}}}{{{n_{{C_2}{H_4}}} + {n_{C{H_4}}}}} = \frac{1}{3}\\ \Rightarrow {n_{{C_2}{H_2}(trong{\kern 1pt} 8,6{\kern 1pt} gam{\kern 1pt} X)}} = \frac{{a + b}}{3}{\mkern 1mu} mol\end{array}\)

Xét 8,6 gam hỗn hợp khí X => $16a + 28b + 26.\dfrac{{a + b}}{3} = 8,6$(1)

BT sô liên kết pi: \({n_{B{r_2} phản ứng}} = {n_{{C_2}{H_4}}} + {n_{{C_2}{H_2}}}*2 = b + \frac{{2(a + b)}}{3} = 0,3(2)\)

Từ (1) và (2) => a = 0,2 ; b = 0,1

$\% {V_{C{H_4}}} = \dfrac{{0,2}}{{0,2 + 0,1 + \dfrac{{0,2 + 0,1}}{3}}}.100\%  = 50\% $   

 

Câu 24 :

Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là:

  • A

    16,0.   

  • B

    3,2.

  • C

    8,0.

  • D

    32,0.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) BT Khối lượng: ${m_X} = {m_Y} \Rightarrow {n_Y}$

+) Viết PTHH nhận xét ${n_{{H_2}}}$phản ứng $ = {n_X} - {n_Y}$

+) Bảo toàn liên kết π: Do H2 và Br2 đều phản ứng vào liên kết π nên: ${n_{B{r_2}}} = 3.{n_{{C_4}{H_4}}} - {n_{{H_2}}}$

Lời giải chi tiết :

BT khối lượng: \({m_X} = {m_Y} = 0,3.2 + 0,1.52 = 5,8{\mkern 1mu} gam\)

=> \( {n_Y} = \frac{{5,8}}{{29}} = 0,2{\mkern 1mu} mol\)

PTHH: C4H4 +H2 → C4H6

          C4H4 +H2 → C4H6

 Ta thấy chênh lệch giữa 2 mol là số mol Hphản ứng

${n_{{H_2}}}$phản ứng $ = {n_X} - {n_Y} = 0,1 + 0,3 - 0,2 = 0,2\,mol$

Bảo toàn liên kết π: Do H2 và Br2 đều phản ứng vào liên kết π nên => ${n_{B{r_2}}} = 3.{n_{{C_4}{H_4}}} - {n_{{H_2}}} = 0,1.3 - 0,2 = 0,1\,mol \to {m_{B{r_2}}} = 0,1.160 = 16\,gam$

Câu 25 :

Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng:

  • A

    11,2.

  • B

    13,44.

  • C

    5,60.

  • D

    8,96.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Y gồm C2H2, C2H4, C2H6 và H2

+) Y + AgNO3 thu được kết tủa là C2Ag2

=> ${m_Z} = {m_C} + {m_H} $

+) ${n_{{C_2}{H_4}}} = {n_{B{r_2}}}$

+) Bảo toàn nguyên tố C => tính số mol C2H2 ban đầu

+) Bảo toàn khối lượng ban đầu => mX => mH2

Lời giải chi tiết :

C2H+ Hthu được Y => Y gồm C2H2, C2H4, C2H6 và H2 dư.

Y tác dụng với  AgNO3/NH3:

\({\rm{\;}}HC \equiv CH{\mkern 1mu}  + {\mkern 1mu} 2AgN{O_3} + N{H_3} \to AgC \equiv CAg \downarrow {\rm{\;}} + N{H_4}N{O_3} + {H_2}O\)

\({n_{{C_2}{H_2}}} = {n_ \downarrow } = 0,05{\mkern 1mu} mol \Rightarrow {m_{{C_2}{H_2}}} = 1,3{\mkern 1mu} gam\)

=> Khí bay ra khỏi bình AgNO3/NHlà C2H4, C2H6 và H2

Cho qua bình đựng nước brom thì chỉ có C2Hphản ứng được với brom

${n_{{C_2}{H_4}}} = {n_{B{r_2}}} = 0,1\,mol \Rightarrow {m_{{C_2}{H_4}}} = 0,1.28 = 2,8\,gam$

Sau cho bình brom còn lại Z gồm C2H6 và H2

Trong Z có: \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{C{O_2}}} = 0,1{\mkern 1mu} mol\\{n_{{H_2}O}} = 0,25{\mkern 1mu} mol\end{array} \right.\)

Bảo toàn nguyên tố C: \( \to {m_Z} = {m_C} + {m_H} = 0,1.12 + 0,25.2 = 1,7{\mkern 1mu} gam\)

${n_{{C_2}{H_2}}} = 0,05 + 0,1 + \dfrac{{0,1}}{2} = 0,2mol \to {m_C}_{_2{H_2}} = 0,2.26 = 5,2\,gam$

Bảo toàn khối lượng ban đầu:

${m_X} = 2,8 + 1,7 + 1,3 = 5,8\,gam \to {m_{{H_2}}} = 5,8 - 5,2 = 0,6\,gam \to {n_{{H_2}}} = \dfrac{{0,6}}{2} = 0,3\,mol$

Tổng thể tích khí: ${V_X} = 22,4.(0,2 + 0,3) = 11,2$ lít

Câu 26 :

Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2  là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là:

  • A

    1,04 gam.

  • B

    1,32 gam.

  • C

    1,64 gam.

  • D

    1,20 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Áp dụng bảo toàn khối lượng mX = mY

+) Khối lượng bình Brom tăng là: ${m_ \uparrow } = {m_Y} - {m_Z}$

Lời giải chi tiết :

Áp dụng bảo toàn khối lượng: mC2H2 +mH2 = 0,06*26 + 0,04*2 = 1,64 gam

Tỉ khối của Z so với O2 bằng 0,5

=> \({M_Z} = 0,5*32 = 16\) gam

=> mZ =n*M=\(\frac{{0,448}}{{22,4}}*16 = \) 0,32 gam

BT khối lượng => Khối lượng bình đựng brom tăng (m):

${m_ \uparrow } = {m_Y} - {m_Z} = 1,64 - 0,32 = 1,32\,gam$

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2(đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

  • A
    0,10. 
  • B
    0,15. 
  • C
    0,06. 
  • D
    0,25.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

áp dụng công thức khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ X có độ bất bão hòa k có:

\({n_X} = {{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}} \over {k - 1}} \Rightarrow k = ?\)

Đặt công thức chung của X là: CxHy

=> nBr2 = nliên kết pi bị phá vỡ = k.nX = ? (mol)

\( \Rightarrow \left\{ \matrix{
x = {{{n_{C{O_2}}}} \over {{n_X}}} = ? \hfill \cr
y = {{2{n_{{H_2}O}}} \over {{n_X}}} = ? \hfill \cr} \right.\)

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 6,272 :22,4 = 0,28 (mol)

nH2O = 6,12 :18 = 0,34 (mol)

áp dụng công thức khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ X có độ bất bão hòa k có:

\({n_X} = {{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}} \over {k - 1}} \Rightarrow 0,16 = {{0,28 - 0,34} \over {k - 1}} \Rightarrow k = 0,625\)

Đặt công thức chung của X là: CxHy

\( \Rightarrow \left\{ \matrix{
x = {{{n_{C{O_2}}}} \over {{n_X}}} = {{0,28} \over {0,16}} = 1,75 \hfill \cr
y = {{2{n_{{H_2}O}}} \over {{n_X}}} = {{2.0,34} \over {0,16}} = 4,25 \hfill \cr} \right.\)

CTPT chung của X là: C1,75H4,25

Xét 10,1 g X hay 0,4 mol X phản ứng với a mol dd Br2

=> nBr2 = nliên kết pi bị phá vỡ = k.nX = 0,625.0,4 = 0,25 (mol)

close