Trắc nghiệm Bài 1: Nhắc lại và bổ sung khái niệm hàm số và đồ thị hàm số Toán 9

Đề bài

Câu 1 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định trên $D$. Với ${x_1},{x_2} \in D;{x_1} < {x_2}$, khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A

    $f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)$ thì hàm số đồng biến trên $D$

  • B

    $f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)$ thì hàm số nghịch biến trên $D$

  • C

    $f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)$ thì hàm số đồng biến biến trên $D$

  • D

    $f\left( {{x_1}} \right) = f\left( {{x_2}} \right)$ thì hàm số đồng biến trên $D$

Câu 2 :

Cho hàm số $f\left( x \right) = 3 - {x^2}$. Tính $f\left( { - 1} \right)$

  • A

    $ - 2$

  • B

    $2$

  • C

    $1$

  • D

    $0$

Câu 3 :

Cho hàm số $f\left( x \right) = {x^3} - 3x - 2$. Tính $2.f\left( 3 \right)$

  • A

    $16$

  • B

    $8$

  • C

    $32$

  • D

    $64$

Câu 4 :

Cho hai hàm số $f\left( x \right) =  - 2{x^3}$$h\left( x \right) = 10 - 3x$. So sánh $f\left( { - 2} \right)$$h\left( { - 1} \right)$

  • A

    $f\left( { - 2} \right) < h\left( { - 1} \right)$

  • B

    $f\left( { - 2} \right) \le h\left( { - 1} \right)$

  • C

    $f\left( { - 2} \right) = h\left( { - 1} \right)$

  • D

    $f\left( { - 2} \right) > h\left( { - 1} \right)$

Câu 5 :

Cho hai hàm số $f\left( x \right) = {x^2}$$g\left( x \right) = 5x - 4$. Có bao nhiêu giá trị của $a$ để $f\left( a \right) = g\left( a \right)$

  • A

    $0$

  • B

    $1$

  • C

    $2$

  • D

    $3$

Câu 6 :

Cho hàm số $f\left( x \right) = 5,5x$ có đồ thị $\left( C \right)$. Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số $\left( C \right).$

  • A

    $M\left( {0;1} \right)$

  • B

    $N\left( {2;11} \right)$

  • C

    $P\left( { - 2;11} \right)$

  • D

    $P\left( { - 2;12} \right)$

Câu 7 :

Cho hàm số $f\left( x \right) =  - \dfrac{1}{4}x$ có đồ thị $\left( C \right)$ và các điểm $M\left( {0;4} \right);P\left( {4; - 1} \right);Q\left( { - 4;1} \right);A\left( {8; - 2} \right);O\left( {0;0} \right).$ Có bao nhiêu điểm trong số các điểm trên thuộc đồ thị hàm số $\left( C \right)$.

  • A

    $4$

  • B

    $3$

  • C

    $2$

  • D

    $1$

Câu 8 :

Đường thẳng nào sau đây đi qua điểm $M\left( {1;4} \right)$?

  • A

    $2x + y - 3 = 0$

  • B

    $y - 5 = 0$

  • C

    $4x - y = 0$

  • D

    $5x + 3y - 1 = 0$

Câu 9 :

Hàm số $y = 1 - 4x$ là hàm số?

  • A

    Đồng biến

  • B

    Hàm hằng

  • C

    Nghịch biến

  • D

    Đồng biến với $x > 0$.

Câu 10 :

Hàm số $y = 5x - 16$ là hàm số?

  • A

    Đồng biến

  • B

    Hàm hằng

  • C

    Nghịch biến

  • D

    Nghịch biến với $x > 0$.

Câu 11 :

Cho hàm số $y = \left( {3m - 2} \right)x + 5m$. Tìm $m$ để hàm số nhận giá trị là $2$ khi $x =  - 1$.

  • A

    $m = 0$

  • B

    $m = 1$

  • C

    $m = 2$

  • D

    $m =  - 1$

Câu 12 :

Cho hàm số $y = mx - 3m + 2$. Tìm $m$ để đồ thị  hàm số đi qua điểm $A\left( {2; - 3} \right)$.

  • A

    $m = 3$

  • B

    $m = 4$

  • C

    $m = 5$

  • D

    $m = 6$

Câu 13 :

Cho hàm số $f\left( x \right) = \dfrac{{\sqrt x  + 1}}{{2\sqrt x  + 3}}$. Tính $f\left( {{a^2}} \right)$ với $a < 0$.

  • A

    $f\left( {{a^2}} \right) = \dfrac{{a + 1}}{{3 + 2a}}$

  • B

    $f\left( {{a^2}} \right) = \dfrac{{2a + 1}}{{3 - 2a}}$

  • C

    $f\left( {{a^2}} \right) = \dfrac{{2a - 1}}{{3 + 2a}}$

  • D

    $f\left( {{a^2}} \right) = \dfrac{{1 - a}}{{3 - 2a}}$

Câu 14 :

Cho hàm số $y = \left( {3 + 2\sqrt 2 } \right)x - \sqrt 2  - 1$. Tìm $x$ để $y = 0$.

  • A

    $x = 1$

  • B

    $x = \sqrt 2  + 1$

  • C

    $x = \sqrt 2 $

  • D

    $x = \sqrt 2  - 1$

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định trên $D$. Với ${x_1},{x_2} \in D;{x_1} < {x_2}$, khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A

    $f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)$ thì hàm số đồng biến trên $D$

  • B

    $f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)$ thì hàm số nghịch biến trên $D$

  • C

    $f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)$ thì hàm số đồng biến biến trên $D$

  • D

    $f\left( {{x_1}} \right) = f\left( {{x_2}} \right)$ thì hàm số đồng biến trên $D$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định trên tập $D$. Khi đó :
- Hàm số đồng biến trên $D \Leftrightarrow \forall {x_1},{x_2} \in D:{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)$.
- Hàm số nghịch biến trên $D \Leftrightarrow \forall {x_1},{x_2} \in D:{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)$

Câu 2 :

Cho hàm số $f\left( x \right) = 3 - {x^2}$. Tính $f\left( { - 1} \right)$

  • A

    $ - 2$

  • B

    $2$

  • C

    $1$

  • D

    $0$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng cách tính giá  trị hàm số tại một điểm

Để tính giá trị ${y_0}$ của hàm số $y = f\left( x \right)$ tại điểm ${x_0}$ ta thay $x = {x_0}$ vào $f\left( x \right)$, ta được ${y_0} = f\left( {{x_0}} \right)$.

Lời giải chi tiết :

Thay $x =  - 1$ vào hàm số ta được $f\left( { - 1} \right) = 3 - {\left( { - 1} \right)^2} = 2$.

Câu 3 :

Cho hàm số $f\left( x \right) = {x^3} - 3x - 2$. Tính $2.f\left( 3 \right)$

  • A

    $16$

  • B

    $8$

  • C

    $32$

  • D

    $64$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng cách tính giá  trị hàm số tại một điểm

Để tính giá trị ${y_0}$ của hàm số $y = f\left( x \right)$ tại điểm ${x_0}$ ta thay $x = {x_0}$ vào $f\left( x \right)$, ta được ${y_0} = f\left( {{x_0}} \right)$.

Lời giải chi tiết :

Thay $x = 3$ vào hàm số ta được $f\left( 3 \right) = {3^3} - 3.3 - 2 = 16$$ \Rightarrow 2.f\left( 3 \right) = 2.16 = 32$.

Câu 4 :

Cho hai hàm số $f\left( x \right) =  - 2{x^3}$$h\left( x \right) = 10 - 3x$. So sánh $f\left( { - 2} \right)$$h\left( { - 1} \right)$

  • A

    $f\left( { - 2} \right) < h\left( { - 1} \right)$

  • B

    $f\left( { - 2} \right) \le h\left( { - 1} \right)$

  • C

    $f\left( { - 2} \right) = h\left( { - 1} \right)$

  • D

    $f\left( { - 2} \right) > h\left( { - 1} \right)$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng cách tính giá  trị hàm số tại một điểm

Để tính giá trị ${y_0}$ của hàm số $y = f\left( x \right)$ tại điểm ${x_0}$ ta thay $x = {x_0}$ vào $f\left( x \right)$, ta được ${y_0} = f\left( {{x_0}} \right)$.

So sánh các giá trị tìm được

Lời giải chi tiết :

Thay $x =  - 2$ vào hàm số $f\left( x \right) =  - 2{x^3}$ ta được $f\left( { - 2} \right) =  - 2.{\left( { - 2} \right)^3} = 16$.

Thay $x =  - 1$ vào hàm số $h\left( x \right) = 10 - 3x$ ta được $h\left( { - 1} \right) = 10 - 3\left( { - 1} \right) = 13$

Nên $f\left( { - 2} \right) > h\left( { - 1} \right)$.

Câu 5 :

Cho hai hàm số $f\left( x \right) = {x^2}$$g\left( x \right) = 5x - 4$. Có bao nhiêu giá trị của $a$ để $f\left( a \right) = g\left( a \right)$

  • A

    $0$

  • B

    $1$

  • C

    $2$

  • D

    $3$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thay $x = a$ vào hai hàm số đã cho sau đó giải phương trình $f\left( a \right) = g\left( a \right)$ để tìm các giá trị thỏa mãn.

Lời giải chi tiết :

Thay $x = a$ vào hai hàm số đã cho ta được $f\left( a \right) = {a^2}$, $g\left( a \right) = 5a- 4$

Khi đó $f\left( a \right) = g\left( a \right) \Leftrightarrow {a^2} = 5a - 4 \Leftrightarrow {a^2} - 5a + 4 = 0 \Leftrightarrow \left( {a - 1} \right)\left( {a - 4} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a = 1\\a = 4\end{array} \right.$

Vậy có hai giá trị của $a$ thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Câu 6 :

Cho hàm số $f\left( x \right) = 5,5x$ có đồ thị $\left( C \right)$. Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số $\left( C \right).$

  • A

    $M\left( {0;1} \right)$

  • B

    $N\left( {2;11} \right)$

  • C

    $P\left( { - 2;11} \right)$

  • D

    $P\left( { - 2;12} \right)$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Điểm $M\left( {{x_0};{y_0}} \right)$ thuộc đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ khi ${y_0} = f\left( {{x_0}} \right)$

Lời giải chi tiết :

Lần lượt thay tọa độ các điểm $M,N,P,Q$ vào hàm số $f\left( x \right) = 5,5x$ ta được

+) Với $M\left( {0;1} \right)$, thay $x = 0;y = 1$ ta được $1 = 5,5.0 \Leftrightarrow 1 = 0$ (Vô lý) nên $M \notin \left( C \right)$.

+) Với $N\left( {2;11} \right)$, thay $x = 2;y = 11$ ta được $2.5,5 = 11 \Leftrightarrow 11 = 11$ (luôn đúng) nên $N \in \left( C \right)$

+) Với $P\left( { - 2;11} \right)$, thay $x =  - 2;y = 11$ ta được $11 = 5,5.\left( { - 2} \right) \Leftrightarrow 11 =  - 11$ (Vô lý) nên $P \notin \left( C \right)$.

+) Với $M\left( { - 2;12} \right)$, thay $x =  - 2;y = 12$ ta được $12 = 5,5.\left( { - 2} \right) \Leftrightarrow 12 =  - 11$ (Vô lý) nên $Q \notin \left( C \right)$.

Câu 7 :

Cho hàm số $f\left( x \right) =  - \dfrac{1}{4}x$ có đồ thị $\left( C \right)$ và các điểm $M\left( {0;4} \right);P\left( {4; - 1} \right);Q\left( { - 4;1} \right);A\left( {8; - 2} \right);O\left( {0;0} \right).$ Có bao nhiêu điểm trong số các điểm trên thuộc đồ thị hàm số $\left( C \right)$.

  • A

    $4$

  • B

    $3$

  • C

    $2$

  • D

    $1$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Điểm $M\left( {{x_0};{y_0}} \right)$ thuộc đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ khi ${y_0} = f\left( {{x_0}} \right)$

Lời giải chi tiết :

Lần lượt thay tọa độ các điểm $M,O,P,Q;A$ vào hàm số $f\left( x \right) =  - \dfrac{1}{4}x$ ta được

+) Với $M\left( {0;4} \right)$, thay $x = 0;y = 4$ ta được $4 =  - \dfrac{1}{4}.0 \Leftrightarrow 4 = 0$ (Vô lý) nên $M \notin \left( C \right)$.

+) Với $O\left( {0;0} \right)$, thay $x = 0;y = 0$ ta được $0 =  - \dfrac{1}{4}.0 \Leftrightarrow 0 = 0$ (luôn đúng) nên $O \in \left( C \right)$

+) Với $P\left( {4; - 1} \right)$, thay $x = 4;y =  - 1$ ta được $ - 1 =  - \dfrac{1}{4}.4 \Leftrightarrow  - 1 =  - 1$ (luôn đúng) nên $P \in \left( C \right)$.

+) Với $Q\left( { - 4;1} \right)$, thay $x =  - 4;y = 1$ ta được $1 = \dfrac{{ - 1}}{4}.\left( { - 4} \right) \Leftrightarrow 1 = 1$ (luôn đúng) nên $Q \in \left( C \right)$.

+) Với $A\left( {8; - 2} \right)$, thay $x = 8;y =  - 2$ ta được $ - 2 = \dfrac{{ - 1}}{4}.8 \Leftrightarrow  - 2 = -2$ (luôn đúng) nên $A \in \left( C \right)$.

Vậy có bốn điểm thuộc đồ thị $\left( C \right)$ trong số các điểm đã cho.

Câu 8 :

Đường thẳng nào sau đây đi qua điểm $M\left( {1;4} \right)$?

  • A

    $2x + y - 3 = 0$

  • B

    $y - 5 = 0$

  • C

    $4x - y = 0$

  • D

    $5x + 3y - 1 = 0$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lần lượt thay tọa độ điểm $M$ vào các phương trình đường thẳng, phương trình nào được thỏa mãn thì đường thẳng đó đi qua $M$.

Lời giải chi tiết :

+) Thay $x = 1;y = 4$ vào $2x + y - 3 = 0$ ta được $2.1 + 4 - 3 = 3 \ne 0$

+) Thay $x = 1;y = 4$ vào $y - 5 = 0$ ta được $4 - 5 =  - 1 \ne 0$

+) Thay $x = 1;y = 4$ vào $4x - y = 0$ ta được $4.1 - 4 = 0$

+) Thay $x = 1;y = 4$ vào $5x + 3y - 1 = 0$ ta được $5.1 + 3.4 - 1 = 16 \ne 0$

Vậy đường thẳng $d:4x - y = 0$ đi qua $M\left( {1;4} \right)$.

Câu 9 :

Hàm số $y = 1 - 4x$ là hàm số?

  • A

    Đồng biến

  • B

    Hàm hằng

  • C

    Nghịch biến

  • D

    Đồng biến với $x > 0$.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Tìm tập xác định $D$ của hàm số.

Bước 2: Giả sử ${x_1} < {x_2}$${x_1},{x_2} \in D$. Xét hiệu $H = f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right)$.

+ Nếu $H < 0$ với ${x_1},{x_2}$ bất kỳ thì hàm số đồng biến.

+ Nếu $H > 0$ với ${x_1},{x_2}$ bất kỳ thì hàm số nghịch biến.

Lời giải chi tiết :

TXĐ: $D = \mathbb{R}$

Giả sử ${x_1} < {x_2}$${x_1},{x_2} \in \mathbb{R}$ . Ta có $f\left( {{x_1}} \right) = 1 - 4{x_1};f\left( {{x_2}} \right) = 1 - 4{x_2}$.

Xét hiệu $H = f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right) = 1 - 4{x_1} - \left( {1 - 4{x_2}} \right)$$ = 1 - 4{x_1} - 1 + 4{x_2} = 4\left( {{x_2} - {x_1}} \right)$$ > 0$ (vì ${x_1} < {x_2}$)

Vậy $y = 1 - 4x$ là hàm số nghịch biến.

Câu 10 :

Hàm số $y = 5x - 16$ là hàm số?

  • A

    Đồng biến

  • B

    Hàm hằng

  • C

    Nghịch biến

  • D

    Nghịch biến với $x > 0$.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tìm tập xác định $D$ của hàm số.

Bước 2: Giả sử ${x_1} < {x_2}$${x_1},{x_2} \in D$. Xét hiệu $H = f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right)$.

+ Nếu $H < 0$ với ${x_1},{x_2}$ bất kỳ thì hàm số đồng biến.

+ Nếu $H > 0$ với ${x_1},{x_2}$ bất kỳ thì hàm số nghịch biến.

Lời giải chi tiết :

TXĐ: $D = \mathbb{R}$

Giả sử ${x_1} < {x_2}$${x_1},{x_2} \in \mathbb{R}$ . Ta có $f\left( {{x_1}} \right) = 5{x_1} - 16;f\left( {{x_2}} \right) = 5{x_2} - 16$.

Xét hiệu $H = f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right) = 5{x_1} - 16 - \left( {5{x_2} - 16} \right)$$ = 5{x_1} - 16 - 5{x_2} + 16 = 5\left( {{x_1} - {x_2}} \right) < 0$ (vì ${x_1} < {x_2}$)

Vậy $y = 5x - 16$ là hàm số đồng biến.

Câu 11 :

Cho hàm số $y = \left( {3m - 2} \right)x + 5m$. Tìm $m$ để hàm số nhận giá trị là $2$ khi $x =  - 1$.

  • A

    $m = 0$

  • B

    $m = 1$

  • C

    $m = 2$

  • D

    $m =  - 1$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thay giá trị của $x$$y$ vào hàm số đã cho.

Giải phương trình thu được để tìm $m$.

Lời giải chi tiết :

Thay $x =  - 1;y = 2$ vào $y = \left( {3m - 2} \right)x + 5m$ ta được $2 = \left( {3m - 2} \right).\left( { - 1} \right) + 5m $$\Leftrightarrow 2m = 0 \Leftrightarrow m = 0.$

Câu 12 :

Cho hàm số $y = mx - 3m + 2$. Tìm $m$ để đồ thị  hàm số đi qua điểm $A\left( {2; - 3} \right)$.

  • A

    $m = 3$

  • B

    $m = 4$

  • C

    $m = 5$

  • D

    $m = 6$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thay tọa độ của điểm $A$ vào hàm số đã cho.

Giải phương trình thu được để tìm $m$.

Lời giải chi tiết :

Thay $x = 2;y =  - 3$ vào $y = mx - 3m + 2$ ta được $m.2 - 3m + 2 =  - 3 \Leftrightarrow  - m =  - 5 \Leftrightarrow m = 5$.

Câu 13 :

Cho hàm số $f\left( x \right) = \dfrac{{\sqrt x  + 1}}{{2\sqrt x  + 3}}$. Tính $f\left( {{a^2}} \right)$ với $a < 0$.

  • A

    $f\left( {{a^2}} \right) = \dfrac{{a + 1}}{{3 + 2a}}$

  • B

    $f\left( {{a^2}} \right) = \dfrac{{2a + 1}}{{3 - 2a}}$

  • C

    $f\left( {{a^2}} \right) = \dfrac{{2a - 1}}{{3 + 2a}}$

  • D

    $f\left( {{a^2}} \right) = \dfrac{{1 - a}}{{3 - 2a}}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng cách tính giá  trị hàm số tại một điểm

Để tính giá trị ${y_0}$ của hàm số $y = f\left( x \right)$ tại điểm ${x_0}$ ta thay $x = {x_0}$ vào $f\left( x \right)$, ta được ${y_0} = f\left( {{x_0}} \right)$

Lời giải chi tiết :

Thay $x = {a^2}$ vào $f\left( x \right) = \dfrac{{\sqrt x  + 1}}{{2\sqrt x  + 3}}$ ta được $f\left( {{a^2}} \right) = \dfrac{{\sqrt {{a^2}}  + 1}}{{2\sqrt {{a^2}}  + 3}} = \dfrac{{\left| a \right| + 1}}{{2\left| a \right| + 3}} = \dfrac{{ - a + 1}}{{ - 2a + 3}} = \dfrac{{1 - a}}{{3 - 2a}}$ (vì $a < 0 \Rightarrow \left| a \right| =  - a$)

Câu 14 :

Cho hàm số $y = \left( {3 + 2\sqrt 2 } \right)x - \sqrt 2  - 1$. Tìm $x$ để $y = 0$.

  • A

    $x = 1$

  • B

    $x = \sqrt 2  + 1$

  • C

    $x = \sqrt 2 $

  • D

    $x = \sqrt 2  - 1$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đưa về giải phương trình bậc nhất một ẩn.

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{l}y = 0 \Leftrightarrow \left( {3 + 2\sqrt 2 } \right)x - \sqrt 2  - 1 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {3 + 2\sqrt 2 } \right)x = \sqrt 2  + 1\\ \Leftrightarrow {\left( {\sqrt 2  + 1} \right)^2}x = \sqrt 2  + 1\\ \Leftrightarrow x = \dfrac{{\sqrt 2  + 1}}{{{{\left( {\sqrt 2  + 1} \right)}^2}}}\end{array}$

$\begin{array}{l} \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{{\sqrt 2  + 1}}\\ \Leftrightarrow x = \sqrt 2  - 1\end{array}$.

close