Giải Bài Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diềuNghe kể chuyện Múa sạp và viết lại những thông tin sau. Điền dấu câu phù hợp vào mỗi ô trống. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 2. Nghe kể chuyện Múa sạp và viết lại những thông tin sau: a) Bài viết kể về điệu múa ở nước nào? b) Người ta sử dụng hai cây sào tre trong điệu múa sạp như thế nào? c) Người múa phải nhảy giữa hai cây sào tre như thế nào? d) Theo truyền thuyết, điệu múa này bắt nguồn từ đâu? e) Kể tên một số điệu múa ở nước ta mà em biết. Phương pháp giải: Em nghe cô giáo đọc thông tin để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a) Bài viết kể về điệu múa ở nước Việt Nam. b) Dùng hai cây tre gõ theo nhịp xuống nền đất: gõ theo nhịp 4/4, cứ 3 lần gõ sạp lên sạp cái thì một lần gõ hai sạp con vào nhau tạo ra âm thanh, tiết tấu vừa múa, vừa gõ vừa hát c) Người múa lần lượt từng cặp trai gái nhảy vào dàn sạp, mỗi người cầm một chiếc khăn múa dài, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người. Động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, lúc dồn dập biến đổi ngang, dọc, chéo, tròn, tất cả đều diễn ra trên dàn sạp và phải đúng nhịp, làm sao khi hai sạp con chập vào nhau thì người nhảy không bị kẹp vào chân. d) Theo truyền thuyết, điệu múa này bắt nguồn từ dân tộc Mường. e) Một số điệu múa ở nước ta mà em biết: Múa Bài bông, múa trống Bồng hay múa “con đĩ đánh bồng”, múa sinh tiền….. Câu 2 3. Điền dấu câu phù hợp vào mỗi ô trống: Đường vô xứ Nghệ ……Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ………. Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường về quê Bác. Giữa khung cảnh vẫn ……….. non xanh nước biếc ……… như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng mơn mởn, những chiếc cầu sắt duyên dáng, những mái trường tưới roi rói,... Phương pháp giải: Em đọc và điền dấu câu phù hợp. Lời giải chi tiết: Đường vô xứ Nghệ “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường về quê Bác. Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước biếc” như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng mơn mởn, những chiếc cầu sắt duyên dáng, những mái trường tưới roi rói,...
Quảng cáo
|