Toán lớp 5 Bài 88. Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạoViết và đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình. Viết và đọc các hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình. Số? Trong hình bên: Câu nào đúng, câu nào sai? Rút gọn các phân số. Quy đồng mẫu số các phân số. a) $frac{2}{3}$và $frac{1}{6}$ >, <, = a) $frac{5}{6}.?.frac{2}{3}$ Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 74 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo Viết và đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình. Phương pháp giải: Quan sát hình vẽ để viết phân số tương ứng của mỗi hình. Lời giải chi tiết: Hình 1: $\frac{1}{7}$: Một phần bảy Hình 2: $\frac{2}{3}$: Hai phần ba Hình 3: $\frac{3}{7}$: Ba phần bảy Hình 4: $\frac{3}{5}$: Ba phần năm HÌnh 5: $\frac{8}{8}$: Tám phần tám Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 74 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo Viết và đọc các hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình. Phương pháp giải: Khi đọc (hoặc viết) hỗn số ta đọc (hoặc viết) phần nguyên rồi đọc (hoặc viết) phần phân số. Lời giải chi tiết: Hình 1: Viết: $2\frac{3}{{10}}$ Đọc: Hai và ba phần mười Hình 2: Viết: $1\frac{{47}}{{100}}$ Đọc: Một và bốn mươi bảy phần một trăm Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 74 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo Số? Trong hình bên: a) Cái bánh được chia thành .?. phần bằng nhau. b) Mỗi bạn đã ăn .?. cái bánh c) Còn lại .?. cái bánh Phương pháp giải: Quan sát hình và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: a) Cái bánh được chia thành 10 phần bằng nhau. b) Mỗi bạn đã ăn $\frac{1}{{10}}$ cái bánh c) Còn lại $\frac{6}{{10}}$ cái bánh Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 74 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo Câu nào đúng, câu nào sai? Trong hình bên a) $\frac{5}{4}$ số bạn là nữ b) $\frac{5}{9}$ số bạn là nữ c) $\frac{4}{9}$ số bạn là nam d) $\frac{1}{3}$ số bạn nam đeo kính Phương pháp giải: Quan sát hình và xác định câu sai, câu đúng. Lời giải chi tiết: a) Sai b) Đúng c) Đúng d) Sai Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 74 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo Rút gọn các phân số. $\frac{6}{{14}};\frac{{15}}{{40}};\frac{{12}}{{18}};\frac{{14}}{{35}};\frac{{140}}{{60}}.$ Phương pháp giải: Khi rút gọn phân số có thể làm như sau: - Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1. - Chia tử số và mẫu số cho số đó. Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản. Lời giải chi tiết: $\frac{6}{{14}} = \frac{{6:2}}{{14:2}} = \frac{3}{7}$ $\frac{{15}}{{40}} = \frac{{15:5}}{{40:5}} = \frac{3}{8}$ $\frac{{12}}{{18}} = \frac{{12:6}}{{18:6}} = \frac{2}{3}$ $\frac{{14}}{{35}} = \frac{{14:7}}{{35:7}} = \frac{2}{5}$ $\frac{{140}}{{60}} = \frac{{140:20}}{{60:20}} = \frac{7}{3}$ Câu 6 Trả lời câu hỏi 6 trang 74 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo Quy đồng mẫu số các phân số. a) $\frac{2}{3}$và $\frac{1}{6}$ b) $\frac{4}{5}$ và $\frac{1}{{15}}$ c) $\frac{5}{{20}}$ và $\frac{{15}}{{12}}$ Phương pháp giải: Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau: - Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai. - Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất. Lời giải chi tiết: a) Chọn mẫu số chung là 6 Quy đồng mẫu số hai phân số ta có: $\frac{2}{3} = \frac{{2 \times 2}}{{3 \times 2}} = \frac{4}{6}$; Giữ nguyên phân số $\frac{1}{6}$ Vậy quy đồng mẫu số hai phân số $\frac{2}{3}$ và $\frac{1}{6}$ ta được hai phân số $\frac{4}{6}$ và $\frac{1}{6}$ b) Chọn mẫu số chung là 15 Quy đồng mẫu số hai phân số ta có: $\frac{4}{5} = \frac{{4 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{{12}}{{15}}$; Giữ nguyên phân số $\frac{1}{{15}}$ Vậy quy đồng mẫu số hai phân số $\frac{4}{5}$ và $\frac{1}{{15}}$ta được hai phân số $\frac{{12}}{{15}}$ và $\frac{1}{{15}}$ c) Chọn mẫu số chung là 60 Quy đồng mẫu số hai phân số ta có: $\frac{5}{{20}} = \frac{{5 \times 3}}{{20 \times 3}} = \frac{{15}}{{60}}$; $\frac{{15}}{{12}} = \frac{{15 \times 5}}{{12 \times 5}} = \frac{{75}}{{60}}$ Vậy quy đồng mẫu số hai phân số $\frac{5}{{20}}$ và $\frac{{15}}{{12}}$ ta được hai phân số $\frac{{15}}{{60}}$ và $\frac{{75}}{{60}}$ Câu 7 Trả lời câu hỏi 7 trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo >, <, = a) $\frac{5}{6}.?.\frac{2}{3}$ $\frac{3}{8}.?.\frac{3}{4}$ $\frac{{10}}{{15}}.?.\frac{{14}}{{21}}$ b) $\frac{5}{7}.?.1$ $\frac{7}{5}.?.1$ $\frac{7}{7}.?.1$ Phương pháp giải: - Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đã cho rồi so sánh hai phân số mới có cùng mẫu số. - Phân số lớn hơn 1 là phân số có tử số lớn hơn mẫu số. - Phân số bé hơn 1 là phân số có tử số bé hơn mẫu số. - Nếu phân số có tử số và mẫu số bằng nhau thì phân số đó bằng 1. Lời giải chi tiết: a) * Ta có: $\frac{2}{3} = \frac{4}{6}$ Mà $\frac{5}{6} > \frac{4}{6}$ nên $\frac{5}{6} > \frac{2}{3}$ * Ta có: $\frac{3}{4} = \frac{6}{8}$ Mà $\frac{3}{8} < \frac{6}{8}$ nên $\frac{3}{8} < \frac{3}{4}$ * Ta có: $\frac{{10}}{{15}} = \frac{2}{3}$; $\frac{{14}}{{21}} = \frac{2}{3}$ Mà $\frac{2}{3} = \frac{2}{3}$ nên $\frac{{10}}{{15}} = \frac{{14}}{{21}}$ b) $\frac{5}{7} < 1$ ( vì 5 < 7 ) $\frac{7}{5} > 1$ (vì 7 > 5 ) $\frac{7}{7} = 1$ ( vì 7 = 7 ) Câu 8 Trả lời câu hỏi 8 trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. a) $\frac{1}{3};\frac{1}{4};\frac{5}{{12}};1$ b) $5;\frac{5}{8};\frac{5}{4};\frac{5}{2}$ Phương pháp giải: - Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh các phân số sau khi quy đồng - So sánh cùng tử số: Nếu mẫu số của phân số nào bé hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại. Lời giải chi tiết: a) Mẫu số chung là 12 $\frac{1}{3} = \frac{4}{{12}}$; $\frac{1}{4} = \frac{3}{{12}}$; $1 = \frac{{12}}{{12}}$; giữ nguyên phân số $\frac{5}{{12}}$ Ta có: $\frac{3}{{12}} < \frac{4}{{12}} < \frac{5}{{12}} < \frac{{12}}{{12}}$ hay $\frac{1}{4} < \frac{1}{3} < \frac{5}{{12}} < 1$ Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là $\frac{1}{4};\frac{1}{3};\frac{5}{{12}};1$ b) Các phân số cùng tử số: Ta có: $\frac{5}{8} < \frac{5}{4} < \frac{5}{2} < 5$ Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là $\frac{5}{8};\frac{5}{4};\frac{5}{2};5$ Câu 9 Trả lời câu hỏi 9 trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo Phân số? Phương pháp giải: Hai phân số liên tiếp nhau trên tia số hơn kém nhau$\frac{1}{6}$ Lời giải chi tiết: Vì không có phân số nào có mẫu số là 3 và bé hơn $\frac{1}{3}$, lớn hơn $\frac{2}{3}$ Nên ta có: $\frac{1}{3} = \frac{2}{6}$; $\frac{2}{3} = \frac{4}{6}$ Vậy phân số ở giữa $\frac{1}{3}$ và $\frac{2}{3}$là $\frac{4}{6} = \frac{1}{2}$ Hai phân số liên tiếp nhau trên tia số hơn kém nhau: $\frac{2}{3}$- $\frac{1}{2}$= $\frac{1}{6}$ Câu 10 Trả lời câu hỏi 10 trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo Chọn ý trả lời đúng. Lớp 5A nhận chăm sóc $\frac{2}{5}$số cây trong vườn có nghĩa là: A. Lớp 5A chăm sóc 2 cây B. Lớp 5A chăm sóc 5 cây C. Số cây trong vườn thường được chia đều thành 2 phần, lớp 5A chăm sóc 5 phần. D. Số cây trong vườn trường được chia đều thành 5 phần, lớp 5A chăm sóc 2 phần. Phương pháp giải: Dựa kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Chọn D Thử thách Trả lời câu hỏi Thử thách trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo Người ta dự định lát nền nhà bằng các viên gạch màu trắng, màu vàng và màu nâu sao cho số viên gạch mỗi màu bằng nhau. Hình dưới đây là hai cách sắp xếp được đề nghị. a) Cách sắp xếp nào chưa đúng như dự định? b) Hãy thay đổi màu sắc các viên gạch trong hình đó để có nền nhà như dự định. Phương pháp giải: Quan sát hình và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a) Cách xếp hình 1 chưa đúng như dự định vì màu nâu được xếp nhiều hơn. b) Thay đổi 1 hàng dọc viên gạch màu nâu (9 viên) thành màu trắng
Quảng cáo
|