Toán lớp 5 Bài 100. Ôn tập một số yếu tố xác suất - SGK chân trời sáng tạo

Có thể, chắc chắn hay không thể? Vinh tung nhiều lần liên tiếp một đồng xu. Một cầu thủ thực hiện 100 lần ném bóng. Một hộp đựng hai loại tất chỉ khác nhau về màu sắc (xem hình). Hai bạn chơi oẳn tù tì. Mỗi lần, bạn nào thắng thì bạn đó được vẽ một vạch. Sau 15 lần chơi, mỗi bạn viết tỉ số của số lần thắng và tổng số lần chơi.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 109 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Có thể, chắc chắn hay không thể?

Khi tung một đồng tiền xu:

a) Sự kiện mặt sấp xuất hiện .?. xảy ra.

Sự kiện mặt ngửa xuất hiện .?. xảy ra.

Như vậy, có hai khả năng xảy ra.

b) .?. xảy ra một trong hai sự kiện: mặt sấp xuất hiện hay mặt ngửa xuất hiện.

c) .?. đồng thời xảy ra hai sự kiện: mặt sấp xuất hiện và mặt ngửa cũng xuất hiện.

Phương pháp giải:

Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

a) Sự kiện mặt sấp xuất hiện có thể xảy ra.

Sự kiện mặt ngửa xuất hiện có thể xảy ra.

Như vậy, có hai khả năng xảy ra.

b) Chắc chắn xảy ra một trong hai sự kiện: mặt sấp xuất hiện hay mặt ngửa xuất hiện.

c) Không thể đồng thời xảy ra hai sự kiện: mặt sấp xuất hiện và mặt ngửa cũng xuất hiện.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 109 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Vinh tung nhiều lần liên tiếp một đồng xu.  Dưới đây là bảng kết quả kiểm đếm và ghi chép số lần xuất hiện các mặt của đồng xu.

a) Vinh đã tung đồng xu tất cả bao nhiêu lần?

b) Viết tỉ số của số lần xảy ra sự kiện mặt sấp xuất hiện và tổng số lần tung.

Phương pháp giải:

Quan sát bảng và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Số lần xảy ra sự kiện mặt sấp là 23 lần

Số lần xảy ra sự kiện mặt ngửa là 32 lần

Số lần Vinh đã tung đồng xu là:

23 + 32 = 55 (lần)

b) Tỉ  số của số lần xảy ra sự kiện mặt sấp xuất hiện và tổng số lần tung là: 23 : 55 = $\frac{{23}}{{55}}$

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 109 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Một cầu thủ thực hiện 100 lần ném bóng. Số lần bóng vào rổ bằng $\frac{3}{2}$ số lần bóng không vào rổ. Hỏi cầu thủ đó đã ném bóng vào rổ bao nhiêu lần?

Phương pháp giải:

- Vẽ sơ đồ

- Tìm tổng số phần bằng nhau

- Tìm giá trị của một phần

- Tìm số lần cầu thủ đã ném bóng vào rổ

Lời giải chi tiết:

Theo đề bài, ta có sơ đồ:

 

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

3 + 2 = 5 (phần)

Giá trị của một phần là:

100 : 5 = 20

Cầu thủ đã ném bóng vào rổ số lần là:

20 x 3 = 60 (lần)

Đáp số: 60 lần

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 109 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Một hộp đựng hai loại tất chỉ khác nhau về màu sắc (xem hình). Không nhìn vào hộp, cần lấy ra ít nhất bao nhiêu chiếc tất để chắc chắn có một đôi tất cùng màu?

Phương pháp giải:

Quan sát hình và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Không nhìn vào hộp, cần lấy ra ít nhất 3 chiếc tất để chắc chắn có một đôi tất cùng màu.

Trong hộp có 6 chiếc tất màu xanh và 4 chiếc tất màu đỏ. Khi lấy 3 chiếc tất, có các trường hợp có thể xảy ra là: 3 chiếc tất màu xanh, 3 chiếc tất màu đỏ, 2 chiếc tất màu đỏ và 1 chiếc tất màu xanh, 2 chiếc tất màu xanh và 1 chiếc tất màu đỏ. Vậy chắc chắn lấy được 1 đôi tất cùng màu.

Vui học

Trả lời câu hỏi Vui học trang 109 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Hai bạn chơi oẳn tù tì. Mỗi lần, bạn nào thắng thì bạn đó được vẽ một vạch. Sau 15 lần chơi, mỗi bạn viết tỉ số của số lần thắng và tổng số lần chơi. Bạn nào có tỉ số lớn hơn là người thắng.

Phương pháp giải:

Tỉ số lần thắng và tổng số lần chơi = số lần thắng : tổng số lần chơi

Lời giải chi tiết:

- HS chơi oẳn tù tì và ghi lại kết quả

- Tỉ số lần thắng và tổng số lần chơi = số lần thắng : tổng số lần chơi

  • Toán lớp 5 Bài 101. Ôn tập một số yếu tố thống kê - SGK chân trời sáng tạo

    Thực hiện theo các yêu cầu sau. Quan sát biểu đồ tranh dưới đây rồi trả lời các câu hỏi. Sau đợt quyên góp đồ dùng học tập, Tổ 1 đã thu được một số đồ dùng như dưới đây. Dưới đây là bảng số liệu biểu thị số học sinh tham gia vẽ tranh Môi trường xanh của bốn trường tiểu học. Dưới đây là số tiền bán tranh thu được sau triển lãm tranh của học sinh lớp 5B. Bảng số liệu sau cho biết tỉ số phần trăm các mạch kiến thức trong chương trình môn Toán lớp 5.

  • Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo

    Một vận động viên xe đạp hoàn thành chặng đua 25 vòng quanh Hồ Gươm Đường hầm chính của hầm Hải Vân dài 6 280 m. Sên Xanh và Sên Đỏ cùng xuất phát từ điểm A với vận tốc 0,01 m/giây. Một xe máy và một ô tô xuất phát cùng một lúc từ A để đi đến B. Xe máy đi với vận tốc 36 km/giờ và đến B sau 2 giờ 30 phút.

  • Toán lớp 5 Bài 98. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian - SGK chân trời sáng tạo

    Câu nào đúng, câu nào sai? Thay .?. bằng số thập phân thích hợp. Dựa vào hình dưới đây, thay .?. bằng số thích hợp. Quan sát lịch bốn tháng đầu năm 2023 rồi trả lời các câu hỏi. Tính. a) 8 giờ 43 phút + 1 giờ 27 phút Số?

  • Toán lớp 5 Bài 97. Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo

    a) Số đo? - Diện tích hình vuông ABCD là .?. Một mảnh đất dạng hình thang được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1 000 ( xem hình vẽ ) Người ta trồng lúa trên một thửa ruộng dạng hình tam giác được vẽ trên bản đồ theo tỉ lệ 1:2000 (xem hình vẽ). Cậu Sáu dùng hai loại gạch hình vuông: màu hồng và màu trắng để lát kín nền một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 9 m và chiều rộng 6 m. Câu nào đúng, câu nào sai? Bạn Hưng dự định sơn các mặt xung quanh của chuồng chim bồ câu có dạng hình hộp chữ nhật

  • Toán lớp 5 Bài 96. Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích - SGK chân trời sáng tạo

    a) Thay .?. bằng từ thích hợp. Chọn cách tính chu vi, diện tích phù hợp với hình (các kích thước cùng một đơn vị). Số? a) Hai đơn vị đo diện tích liền kề (km2, ha hoặc m2, dm2, cm2, mm2), đơn vị lớn hơn gấp .?. lần đơn vị bé hơn. Sắp xếp các số đo sau theo thứ tự từ lớn đến bé. Vẽ một hình vuông và một hình chữ nhật trên giấy kẻ ô vuông theo yêu cầu dưới đây. a) Hai hình có diện tích bằng nhau nhưng chu vi khác nhau. Thay .?. bằng số hoặc từ thích hợp

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close