Thực hành viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện

Chọn một tác phẩm truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) để lại cho bạn nhiều ấn tượng về cách kể chuyện

Quảng cáo

THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

1. Chuẩn bị viết

- Chọn một tác phẩm truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) để lại cho bạn nhiều ấn tượng về cách kể chuyện

- Xem lại các tri thức về truyện trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 và trong bài

- Từ đó, có thể lựa chọn các đề tài như:

+ Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện

+ Phân tích đặc điểm, vai trò và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm truyện

+ Phân tích cách xây dựng truyện kể của một tác phẩm truyện (cách tổ chức hệ thống sự kiện, điểm nhìn, lời văn,…)

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý 

- Khi tìm ý, cần quan tâm các vấn đề sau:

+ Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, mối liên hệ giữa tác phẩm với nhà văn cùng bối cảnh thời đại và các khuynh hướng, trường phái văn học nghệ thuật liên quan

+ Xác định những phương diện cụ thể trong cách kể chuyện của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu vào phân tích

+ Chú ý phân tích hiệu quả của các phương thức, phương tiện nghệ thuật đã giúp bộc lộ cảm quan về đời sống của nhà văn cũng như khơi gợi suy tưởng và hứng thú diễn giải ở người đọc

+ Đánh giá giá trị của tác phẩm đã chọn trên phương diện nghệ thuật

2. Lập dàn ý 

a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm nghệ thuật bạn sẽ phân tích

b. Thân bài: Căn cứ vào việc xác định các yếu tố làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm truyện mà bạn chọn phân tích, triển khai bài viết thành các luận điểm tương ứng

c. Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện

3. Viết

- Nên triển khai từng ý trong dàn ý thành một đoạn văn, ở từng đoạn văn cần có câu chủ đề đặt ở vị trí thích hợp

- Cần dẫn lời văn hay chi tiết trong tác phẩm truyện có thể minh họa tốt cho ý đã được nêu

- Lời văn cần tránh sự bính tán dễ dãi, lan man. Cách phân tích và đánh giá tác phẩm truyện cần có sự kết hợp hài hòa giữa lí (mạch phân tích) và tình (thái độ của người viết đối với tác phẩm)

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại và kiểm tra bài viết. Đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để có những chỉnh sửa cần thiết

- Xem lại mạch triển khai ý tưởng, cách diễn giải một số khái niệm liên quan đến nghệ thuật kể chuyện,… nhằm đảm bảo sự chặt chẽ, mạch lạc, chính xác của bài viết

- Rà soát và chỉnh sửa các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close