BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VĂN - Lớp 11


Tuần 1:

            Bài học này giúp học sinh cảm nhận được giá trị hiện thực và nhân đạo cùng nhân cách thanh cao của tác giả được thể hiện chân thực qua tác phẩm về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung với lời nói cá nhân, hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ, có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung, phát huy bản sắc của văn hóa dân tộc.

Tuần 2:

            Bài học giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng vừa buồn vừa tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương; cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế cùa nhà thơ; thấy được tài năng của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến. Nắm được các thức phân tích đề văn nghị luận, biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận. Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích và biết phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học.

Tuần 3:

            Bài hoc hướng học sinh cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm yêu thương, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ, thấy được tài năng và thành công trong thơ của Tú Xương. Đồng thời luyện tập về ngôn ngữ và lời nói chung của xã hội.

Tuần 4:

            Bài học giúp học sinh hiểu đúng thực chất và ý nghĩa của phong cách sống có bản lĩnh cá nhân (được gọi là “ngất ngưởng”) của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế và nắm được một vài đặc điểm của thể hát nói. Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ, nắm được một vài đặc điểm và khả năng biểu đạt nội dung của thể hành. Củng cố, nâng cao tri thức và biết vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận.

Tuần 5:

            Cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả, hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu. Phát hiện và biết sửa chữa những sai sót trong bài văn của mình, viết được bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm đã học có sử dụng thao tác lập luận phân tích.

Tuần 6:

            Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học trung đại và tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc, hiểu và thấy được những giá trị sâu sắc của thể tế. Củng cố và nâng cao những kiến thức về thành ngữ, điển cố, biết lĩnh hội và sử dụng đúng thành ngữ, điển cố, phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ, điển cố thông dụng.

Tuần 7:

            Bài học này giúp học sinh hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài. Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước, nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm xúc của người viết. Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa; có ý thức và kĩ năng chuyển nghĩa từ, lựa chọn từ trong các từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp.

Tuần 8:

            Bài học giúp học sinh ôn lại và nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trung đại đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 11; có năng lực đọc hiểu văn bản văn học, phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học. Nắm chắc hơn tri thức và kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý và thao tác lập luận phân tích. Hiểu rõ vai trò của thao tác lập luận so sánh, biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.

Tuần 9:

            Bài học này giúp học sinh thấy được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX; nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám. Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả tác phẩm cụ thể. Biết vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh để viết bài văn nghị luận văn học.

Tuần 10:

            Bài học này giúp học sinh cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn, Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình. Nắm được khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với những nhân tố của nó; biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.

Tuần 11:

            Bài học này giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó hiểu được quan điểm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân; hiểu được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình. Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm. Củng cố những tri thức và kĩ năng cơ bản về thao tác lập luận phân tích và so sánh; biết vận dụng chúng trong bài văn nghị luận.

Tuần 12:

            Bài học này giúp học sinh thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước cách mạng tháng tám và nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng. Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí; biết viết một bài đưa tin trên báo tường, biết phân tích một bài phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí.

Tuần 13:

            Bài học này giúp học sinh hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: thơ, truyện; vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn. Hiểu được những nét chính về con người, về quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

Tuần 14:

            Bài học này giúp học sinh hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm; thấy được một số nét nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,… Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản. Có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu, có kĩ năng sắp xếp trật tự trong câu khi nói và viết. Nắm được yêu cầu cơ bản của bản tin, biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống.

Tuần 15:

            Bài học này giúp học sinh ôn tập và củng cố cách viết bản tin, viết được bản tin về những sự kiện xảy ra trong đời sống. Thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống. Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn.

Tuần 16:

Bài học này giúp học sinh hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trich. Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch qua đoạn trích. Củng cố và nâng cao kiến thức về một số kiểu câu thường dùng trong tiếng việt: cấu tạo và tác dụng liên kết ý trong văn bản của chúng; biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết.

Tuần 17:

Bài học này giúp học sinh cảm nhận được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Ro-me-o và Ju-li-et; phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích; hiểu được tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận. Nắm vững và hệ thống hóa những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, học kì I trên hai phương diện lịch sử và thể loại. Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học,…

Tuần 18:

Bài học này giúp học sinh củng cố hiểu biết về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; bước đầu biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống của học sinh. Viết được một bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ chính xác, lập luận hợp lí để thể hiện những ý kiến chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học.

Tuần 19:

Bài học này giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX và giọng thơ tâm huyết sôi trào của Phan Bội Châu. Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng; có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. Vận dụng các thao tác lập luận so sánh, phân tích để viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.

Tuần 20:

Bài học này giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

Tuần 21:

Bài học này giúp học sinh cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xác mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ. Hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ, biết cách lập luận bác bỏ trong bài nghị luận.

Tuần 22:

Bài học này giúp học sinh cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả, thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới. Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ; vận dụng được thao tác lập luận bác bỏ thích hợp trong bài văn nghị luận. Trình bày được quan niệm, ý kiến của mình một cách chặt chẽ, thuyết phục; vận dụng kết hợp được các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ.

Tuần 23:

Bài học này giúp học sinh cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo tài hoa của một nhà thơ mới. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

Tuần 24:

Bài học này giúp học sinh thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ. Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,… trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ. Nắm được mục đích, yêu cầy của tiểu sử tóm tắt, biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt.

Tuần 25:

Bài học này giúp học sinh nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập – để học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.

Tuần 26:

Bài học này giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung tâm tình lẫn ngôn từ nghệ thuật. Nắm vững hơn cách viết tiểu sử tóm tắt và viết được bản tiểu sử tóm tắt.

Tuần 27:

Bài học này giúp học sinh hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn với lối sống “thu mình vào trong bao” của một bộ phần trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc. Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận, nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.

Tuần 28:

Bài học này giúp học sinh cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương mà Huy-gô muốn gửi gắm qua những hình tượng nhân vật đối lập và diễn biến của tình tiết. Củng cố vững chắc hơn những hiểu biết về thao tác lập luận bình luận. Viết được một vài đoạn văn bình luận về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

Tuần 29:

Bài học này giúp học sinh cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta. Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận., có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ thể.

Tuần 30:

Bài học này giúp học sinh nhận thức được những đóng góp quan trọng của Mác đối với lịch sử nhân loại; hiểu được nghệ thuật lập luận của Ăng-ghen; biết ơn và trân trọng những thành quả cách mạng mà các bậc tiền bối đã tạo ra. Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận; biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị.

Tuần 31:

Bài học này giúp học sinh hiểu được quan niệm của Hoàn Thanh về tinh thần thơ mói trong ý nghĩa văn chương và xã hội. Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả.

Tuần 32:

Bài học này giúp học sinh hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: kịch, nghị luận. Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn. Củng cố những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học; vận dụng chúng để viết văn bản nghị luận.

Tuần 33:

Bài học này giúp học sinh nắm vững và hệ thống hóa được những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình học kì II trên hai phương diện lịch sử và thể loại, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo những tri thức đó. Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học,… Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận, biết cách tóm tắt văn bản nghị luận.

Tuần 34:

Bài học này giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm học; có kĩ năng thực hành tiếng Việt ở những vấn đề được đề cập đến trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Nắm vững hơn cách tóm tắt văn bản, tóm tắt được văn bản nghị luận có độ dài khoảng 1000 chữ. Nắm được nội dung chủ yếu của chương trình làm văn lớp 11.