Trắc nghiệm Tìm hiểu văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà Văn 7 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà do ai sáng tác?

  • A
    Hà Thủy Nguyên
  • B
    Vũ Quần Phương
  • C
    Huỳnh Như Phương
  • D
    Đoàn Giỏi
Câu 2 :

Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà được chia bố cục thành mấy phần?

  • A
    5
  • B
    4
  • C
    3
  • D
    2
Câu 3 :

Khoảng thời gian nào thì một nửa số gia đình của tác giả có người thân đi tập kết ra miền Bắc?

  • A
    Cuối 1954 – đầu 1955
  • B
    Cuối 1955 – đầu 1956
  • C
    Cuối 1955 – đầu 1957
  • D
    Cuối 1957 – đầu 1958
Câu 4 :

Theo tác giả, không khí làng quê chùng xuống vì điều gì?

  • A
    Mùa màng thất bát
  • B
    Hạn hán kéo dài
  • C
    Nạn đói hoành hành
  • D
    Tình cảnh kẻ Bắc người Nam
Câu 5 :

Dượng Bảy có xuất thân như thế nào?

  • A
    Người Tam Kỳ
  • B
    Mồ côi cả cha mẹ
  • C
    Đi bộ đội
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 6 :

Năm dượng Bảy đi chiến đấu, dì Bảy bao nhiêu tuổi?

  • A
    19
  • B
    20
  • C
    21
  • D
    22
Câu 7 :

Trong suốt 20 năm chờ đợi dượng Bảy, dù có những người ngỏ ý dạm hỏi nhưng dì Bảy phản ứng như thế nào?

  • A
    Không lung lạc
  • B
    Có niềm tin sẽ có ngày dượng trở về
  • C
    Cầu nguyện để dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 8 :

Dì Bảy tên thật là gì?

  • A
    Lê Thị Đào
  • B
    Lê Thị Thỏa
  • C
    Lê Thị Tám
  • D
    Lê Thị Xuân

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà do ai sáng tác?

  • A
    Hà Thủy Nguyên
  • B
    Vũ Quần Phương
  • C
    Huỳnh Như Phương
  • D
    Đoàn Giỏi

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà do Huỳnh Như Phương sáng tác

Câu 2 :

Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà được chia bố cục thành mấy phần?

  • A
    5
  • B
    4
  • C
    3
  • D
    2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung, bố cục văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà được chia bố cục thành 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “đôi người đôi ngả”): Tình cảnh ly tán của những gia đình có người tập kết ra Bắc

- Phần 2 (tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”): Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận

- Phần 3 (còn lại): Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì

Câu 3 :

Khoảng thời gian nào thì một nửa số gia đình của tác giả có người thân đi tập kết ra miền Bắc?

  • A
    Cuối 1954 – đầu 1955
  • B
    Cuối 1955 – đầu 1956
  • C
    Cuối 1955 – đầu 1957
  • D
    Cuối 1957 – đầu 1958

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của văn bản, chú ý đoạn mở đầu

Lời giải chi tiết :

“Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) được kí kết, cuối năm 1954 – đầu năm 1955, ở quê tôi gần mội nửa số gia đình có người thân đi tập kết ra miền Bắc”

Câu 4 :

Theo tác giả, không khí làng quê chùng xuống vì điều gì?

  • A
    Mùa màng thất bát
  • B
    Hạn hán kéo dài
  • C
    Nạn đói hoành hành
  • D
    Tình cảnh kẻ Bắc người Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của văn bản, chú ý đoạn mở đầu

Lời giải chi tiết :

Không khí làng quê chùng xuống vì tình cảnh kẻ Bắc người Nam

Câu 5 :

Dượng Bảy có xuất thân như thế nào?

  • A
    Người Tam Kỳ
  • B
    Mồ côi cả cha mẹ
  • C
    Đi bộ đội
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý đoạn từ “Nhà ngoại tôi” đến “đôi người đôi ngả”

Lời giải chi tiết :

Dượng Bảy người Tam Kỳ, mồ côi cả cha mẹ, đi bộ đội…

Câu 6 :

Năm dượng Bảy đi chiến đấu, dì Bảy bao nhiêu tuổi?

  • A
    19
  • B
    20
  • C
    21
  • D
    22

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý đoạn từ “Ra miền Bắc” đến “nơi chiến trường”

Lời giải chi tiết :

Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi

Câu 7 :

Trong suốt 20 năm chờ đợi dượng Bảy, dù có những người ngỏ ý dạm hỏi nhưng dì Bảy phản ứng như thế nào?

  • A
    Không lung lạc
  • B
    Có niềm tin sẽ có ngày dượng trở về
  • C
    Cầu nguyện để dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý đoạn từ “Ra miền Bắc” đến “nơi chiến trường”

Lời giải chi tiết :

“Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về…Hình như lời cầu nguyện của dì linh ứng để dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường”

Câu 8 :

Dì Bảy tên thật là gì?

  • A
    Lê Thị Đào
  • B
    Lê Thị Thỏa
  • C
    Lê Thị Tám
  • D
    Lê Thị Xuân

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chú ý đoạn văn cuối

Lời giải chi tiết :

Dì Bảy tên thật là Lê Thị Thỏa

close