Trắc nghiệm Tìm hiểu Thành ngữ Văn 7 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Thành ngữ là gì?

  • A
    Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
  • B
    Là những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
  • C
    Là những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 2 :

Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

  • A
    Chủ ngữ
  • B
    Vị ngữ
  • C
    Phụ ngữ
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 3 :

Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A
    Vắt cổ chày ra nước
  • B
    Chó ăn đá, gà ăn sỏi
  • C
    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
  • D
    Lanh chanh như hành không muối
Câu 4 :

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”

  • A
    Chủ ngữ
  • B
    Vị ngữ
  • C
    Bổ ngữ
  • D
    Trạng ngữ
Câu 5 :

Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

  • A
    Đeo nhạc cho mèo
  • B
    Đẽo cày giữa đường
  • C
    Ếch ngồi đáy giếng
  • D
    Thầy bói xem voi
Câu 6 :

Giải thích nghĩa của thành ngữ sau: Gợi đục khơi trong.

  • A
    Yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được
  • B
    Chỉ người già, khi về già tóc bạc, da xuất hiện đốm đồi mồi
  • C
    Cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa
  • D
    Thờ ơ, bàng quan trước mọi việc đang diễn ra xung quanh

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thành ngữ là gì?

  • A
    Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
  • B
    Là những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
  • C
    Là những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Câu 2 :

Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

  • A
    Chủ ngữ
  • B
    Vị ngữ
  • C
    Phụ ngữ
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ

Câu 3 :

Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A
    Vắt cổ chày ra nước
  • B
    Chó ăn đá, gà ăn sỏi
  • C
    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
  • D
    Lanh chanh như hành không muối

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xem xét câu nào không phải thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Câu C là ca dao

Câu 4 :

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”

  • A
    Chủ ngữ
  • B
    Vị ngữ
  • C
    Bổ ngữ
  • D
    Trạng ngữ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chia cấu trúc các thành phần câu

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ trong câu trên đóng vai trò vị ngữ

Câu 5 :

Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

  • A
    Đeo nhạc cho mèo
  • B
    Đẽo cày giữa đường
  • C
    Ếch ngồi đáy giếng
  • D
    Thầy bói xem voi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các truyện ngụ ngôn đã học ở lớp 6 và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Đeo nhạc cho mèo là đáp án chính xác

Câu 6 :

Giải thích nghĩa của thành ngữ sau: Gợi đục khơi trong.

  • A
    Yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được
  • B
    Chỉ người già, khi về già tóc bạc, da xuất hiện đốm đồi mồi
  • C
    Cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa
  • D
    Thờ ơ, bàng quan trước mọi việc đang diễn ra xung quanh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc và giải nghĩa câu thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Gợi đục khơi trong nghĩa là cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa

close