Trắc nghiệm Phân tích bài thơ Ông đồ Văn 7 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ Ông đồ?

  • A

    Lá vàng

  • B

    Hoa đào

  • C

    Mực tàu

  • D

    Giấy đỏ

Câu 2 :

Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?

  • A

    Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc

  • B

    Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích

  • C

    Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ

  • D

    Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân

Câu 3 :

Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?

  • A

    Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến

  • B

    Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học

  • C

    Khi phố phường tấp nập, đông đúc

  • D

    Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ

Câu 4 :

Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ gắn bó với vật dụng nào dưới đây?

  • A

    Chiếc cày, con trâu, tẩu thuốc

  • B

    Nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn

  • C

    Bàn ghế, giáo án, học sinh

  • D

    Chiếc gậy, quẻ xăm, vật dụng bói toán

Câu 5 :

Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bày” nói lên điều gì?

  • A

    Ông đồ rất tài hoa

  • B

    Ông đồ viết văn rất hay

  • C

    Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp

  • D

    Ông đồ có nét chữ bình thường

Câu 6 :

Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?

  • A

    Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay

  • B

    Mỗi năm hoa đào nở- Lại thấy ông đồ già

  • C

    Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài

  • D

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu

Câu 7 :

Việc viết chữ thư pháp không còn thịnh hành dẫn đến việc gì?

  • A

    Ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước

  • B

    Gây nên những bất cập trong xã hội

  • C

    Nền văn hóa bị thiếu vắng một nét đẹp

  • D

    Gây nên sự đói khổ cho nhân dân

Câu 8 :

Bài thơ Ông đồ gửi đến chúng ta bài học gì?

  • A

    Tiếp thu những nền văn hóa mới

  • B

    Giữ gìn những giá tốt đẹp của văn hóa truyền thống

  • C

    Giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

  • D

    Không dung nạp văn hóa ngoại lai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ Ông đồ?

  • A

    Lá vàng

  • B

    Hoa đào

  • C

    Mực tàu

  • D

    Giấy đỏ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ, chú ý hình ảnh lặp lại ở khổ đầu và khổ cuối

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “hoa đào” được lặp lại ở khổ đầu và cuối

Câu 2 :

Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?

  • A

    Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc

  • B

    Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích

  • C

    Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ

  • D

    Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết :

Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi chữ Nho bị xem nhẹ

Câu 3 :

Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?

  • A

    Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến

  • B

    Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học

  • C

    Khi phố phường tấp nập, đông đúc

  • D

    Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chú ý những hình ảnh xuất hiện trong thơ

Lời giải chi tiết :

Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm xuân về, hoa đào nở rộ.

Câu 4 :

Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ gắn bó với vật dụng nào dưới đây?

  • A

    Chiếc cày, con trâu, tẩu thuốc

  • B

    Nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn

  • C

    Bàn ghế, giáo án, học sinh

  • D

    Chiếc gậy, quẻ xăm, vật dụng bói toán

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại hình ảnh thơ

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ gắn bó với nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn

Câu 5 :

Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bày” nói lên điều gì?

  • A

    Ông đồ rất tài hoa

  • B

    Ông đồ viết văn rất hay

  • C

    Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp

  • D

    Ông đồ có nét chữ bình thường

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hiểu ý nghĩa của hai câu thơ

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ trên ca ngợi ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp

Câu 6 :

Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?

  • A

    Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay

  • B

    Mỗi năm hoa đào nở- Lại thấy ông đồ già

  • C

    Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài

  • D

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiểu ý nghĩa các câu thơ

Lời giải chi tiết :

Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay là câu thơ thể hiện tình cảm đáng thương của ông đồ

Câu 7 :

Việc viết chữ thư pháp không còn thịnh hành dẫn đến việc gì?

  • A

    Ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước

  • B

    Gây nên những bất cập trong xã hội

  • C

    Nền văn hóa bị thiếu vắng một nét đẹp

  • D

    Gây nên sự đói khổ cho nhân dân

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Việc viết chữ thư pháp không còn thịnh hành dẫn đến thiếu vắng trong nền văn hóa

Câu 8 :

Bài thơ Ông đồ gửi đến chúng ta bài học gì?

  • A

    Tiếp thu những nền văn hóa mới

  • B

    Giữ gìn những giá tốt đẹp của văn hóa truyền thống

  • C

    Giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

  • D

    Không dung nạp văn hóa ngoại lai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ gửi đến chúng ta bài học trong việc giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.

close