Thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thíchTừ ngàn đời nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài Nêu được lí do sẽ giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: Trò chơi ô ăn quan là trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. 2. Thân bài - Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào? Được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn - Hoạt động hay trò chơi đó dành lứa tuổi nào? Ví dụ: Ô ăn quan từ lâu đã trở thành một trò chơi phổ biến của người Kinh và đặc biệt là với những bé gái - Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó: vui chơi giải trí - Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào? Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao? Ví dụ: trò chơi ô ăn quan + Bàn chơi: bàn chơi ô ăn quan chỉ cần một mặt phẳng tương đối rộng, kích thước mỗi ô dao động sao cho thích hợp chứa quân chơi và di chuyển quân dễ dàng. Vì thế bàn chơi ô ăn quan thường là vỉa hè, sân nhà, nền gạch… Dùng phấn, sỏi, que cây để kẻ ô thành hình chữ nhật, chia hình chữ làm 10 ô nhỏ mỗi hàng 5 ô đối xứng nhau. Hai đầu chữ nhật vẽ thêm hình bán nguyệt. Các ô vuông được gọi là ô dân, còn hai hình bán nguyệt là ô quan. + Quân chơi: có hai loại quân là quân dân và quân quan. Với bàn chơi thông thường ta có 2 quân quan và 50 quân dân. Chất liệt rất đa dạng, có thể làm từ sỏi, đá, đất, nhựa hoặc hạt cây… miễn sao kích thước phù hợp để cầm nắm, quân quan phải lớn hơn quân dân. Quân quan được đặt trong hai hình bán nguyệt, quân dân được đặt đều trong các ô vuông. + Người chơi: thường có hai người chơi, hai người ngôi hai bên ô vuông dài và kiểm soát quyền chơi phía bên mình + Luật chơi: Người thắng cuộc là người kết thúc cuộc chơi có tổng số quan đân quy đổi nhiều hơn. Thông thường một quân quan đổi được 10 hoặc 5 quân dân. Từng người chơi lần lượt di chuyển số quân dân trong ô bất kì, mỗi ô một quân, bắt đầu từ ô gần nhất. Nếu liền sau là ô vuông chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân rải tiếp. Nếu liền sau là ô vuông trống và sau là ô chứa quân thì người chơi sẽ ăn tất cả số quân trong ô. Nếu liền sau là ô quan chứa quân hoặc hai ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt. Trong trường hợp 5 ô trống của người chơi đều không có quân thì người chơi sẽ lấy quân ăn được của mình rải lên hoặc mượn quân đối phương. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ dân và quan bị ăn hết. Ngoài ra ô ăn quan cũng có thể chơi 3 hoặc 4 người, luật chơi giống như cách chơi 2 người nhưng hình vẽ điều chỉnh cho phù hợp. Chơi 3 người các ô nằm trong tam giác đều, 4 người các ô nằm trong hình vuông và có 4 ô quan. - Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì? + Ô ăn quan là bóng hình kỉ niệm của một thời mang cả hương vị quê nhà và niềm vui tuổi thơ. + Trò chơi này còn là hình ảnh thật đời thường trong thơ văn của những nghệ sĩ tài hoa 3. Kết bài Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi và hoạt động đối với con người và cuộc sống: Một trò chơi dễ chơi, mộc mạc lại mang tính trí tuệ như thế lẽ ra phải được coi trọng hơn trong xã hội hiện đại. Bài mẫu 1 Từ ngàn đời nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian Ô ăn quan. Không biết đã xuất hiện từ bao giờ nhưng Ô ăn quan từ lâu đã trở thành một trò chơi phổ biến của người Kinh và đặc biệt là với những bé gái. Đây không đơn thuần là một trò chơi để giải trí mà còn là một trò chơi mang tính chiến thuật cao. Để chơi trò chơi này, cần chuẩn bị một số điều sau: “Quan” và “dân” tên gọi của hai loại quân chơi, cần dùng một vật liệu có hình thế ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió, đó có thể là những viên sỏi, gạch nhỏ, hạt, quả, mẩu gỗ,… Quân “quan” cần có kích thước lớn hơn hoặc hình dạng khác quân “dân” để dễ phân biệt với nhau. Số lượng quan luôn là hai còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là năm mươi. Sau khi đã có quân chơi, cần bố trí chúng: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô là một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô là năm dân. Khi chơi trò này, thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng đó là người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Cách chơi cũng rất đơn giản chỉ là di chuyển quân, từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo những cách để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương thì càng tốt. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số nằm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô một quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quận trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc hai ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng năm dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô một dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ năm dân thì có thể vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy. Ô quan có ít dân (nhỏ hơn năm dân) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt. Trò chơi này rất hay và có những chiến thuật đòi hỏi như một bàn cờ thực sự và chỉ cần một khoảng sân nhỏ các bé gái có thể chơi trò chơi này một cách thoải mái. Vì phổ biến và thú vị như vậy nên trò chơi này có rất nhiều bài đồng dao đi kèm. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, nhiều công cụ giải trí khác ra đời, những trò chơi dân gian như ô ăn quan cũng không còn được nhiều người chơi nhưng vẫn sẽ còn mãi trong bản sắc văn hóa Việt. Bài mẫu 2 Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình thức, một trong những hình thức đó là các trò chơi dân gian. Từ xưa đến nay, chúng ta được biết đến với rất nhiều những trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Bịt mắt bắt dê được xem là một trong các trò chơi có từ lâu đời và vô cùng độc đáo. Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian khá phổ biến. Trò chơi này chủ yếu dành cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, nên cái tên và cách chơi cũng giản đơn. Tùy từng địa phương mà biến thể của trò chơi này cũng có chút thay đổi khác nhau. Đây không phải là trò chơi chỉ dành cho hai người chơi mà là trò chơi dành cho cả một tập thể cùng tham gia. Ngoài việc vui đùa, rèn luyện thân thể, thì trò chơi Bịt mắt bắt dê còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ. Trò chơi Bịt mắt bắt dê được diễn ra trên một sân cỏ, người chơi vây xung quanh để tạo ra một vòng tròn. Một người được chọn ra để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn, mục đích không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì có tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng đảo sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc thắng. Kết thúc mỗi cuộc chơi là bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh đem cho người tham dự sự phấn khích, đầy ắp tiếng cười vui vẻ. Bên cạnh việc thể hiện sâu sắc nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng ở mỗi nơi, Bịt mắt bắt dê còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai trong đời sống sinh hoạt. Tất cả hiện lên như một bức tranh tươi đẹp và sinh động của cuộc sống. Những điệu nhảy mềm mại, bước chạy dẻo dai, những nụ cười sảng khoái như những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao, đưa văn hóa Việt Nam đi đến khắp các vùng miền đất nước. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển với sự hỗ trợ công nghệ hiện đại cũng là lúc các trò chơi dân gian ngày càng bị mai một và quên lãng. Vì thế mà Bịt mắt bắt dê đã không còn được nhiều người biết đến nữa, nhưng nó là một phần kí ức của người sống trong thế hệ 8X, 9X trở về trước Bịt mắt bắt dê không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Bịt mắt bắt dê không chỉ nâng cánh ước mơ cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, nhanh nhẹn mà còn giúp các em hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Quảng cáo
|