Qua văn bản Ca Huế, hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương emNgoài ca Huế còn có một hoạt động ca nhạc truyền thống khác có hình thức tương tự đó là dân ca Quan họ Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài mẫu 1 Ngoài ca Huế còn có một hoạt động ca nhạc truyền thống khác có hình thức tương tự đó là dân ca Quan họ - một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Dân ca Quan họ được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là “dòng sông quan họ”. Dân ca quan họ đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù. Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Một số làn điệu quan họ cổ như La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Gĩa bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng thanh, Tứ quý… Quan họ có hai loại, một là quan họ truyền thống, hai là quan họ mới hay còn gọi là “hát Quan họ lời mới”. Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 67 làng Quan họ ở xứ Kinh Bắc, là một hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Quan họ mới là hình thức biểu diễn chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các buổi sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa… Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh, liền chị. Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối, thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Trang phục liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”, nghĩa là có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy); bên trong mặc chiếc yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ), ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân. Văn hóa quan họ là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà. Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, vì vậy chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy để dân ca Quan họ ngày càng phát triển và được biết đến rộng rãi hơn nữa. Bài mẫu 2 Một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế: Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa. Trang phục quan họ bao gồm: trang phục của các liền anh, liền chị. Trang phục liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối, thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Văn hóa quan họ là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà. Ngày 30 tháng 9 năm 2009. tại kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn họa phi vật thể, Dân ca quan họ đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bài mẫu 3 Quê hương em là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nơi hát Quan họ được xem là một trong những nét đặc sắc nhất. Đây là loại hình dân ca nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Vào năm 2009, hát Quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, khẳng định giá trị nghệ thuật và văn hóa độc đáo của loại hình này. Hát Quan họ không chỉ là một hình thức ca nhạc truyền thống mà còn là một nét đẹp văn hóa gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân quê hương em. Loại hình nghệ thuật này thường được biểu diễn trong các lễ hội làng vào mùa xuân, đặc biệt là trong Hội Lim – một lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc. Những buổi hát Quan họ thường diễn ra ở sân đình, trên thuyền rồng hoặc trong những ngôi nhà cổ kính, mang đến một không gian nghệ thuật vừa dân dã, vừa trang trọng. Lời ca của Quan họ mộc mạc mà giàu cảm xúc, chứa đựng những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn, tình yêu đôi lứa và các giá trị đạo đức truyền thống. Các liền anh, liền chị – những người hát Quan họ – thường đối đáp qua lại bằng những câu hát trữ tình, bay bổng. Điểm đặc biệt là giai điệu của Quan họ rất du dương, trầm bổng, được hát chậm rãi và hòa quyện giữa giọng nam và giọng nữ, tạo nên một sức hút rất riêng. Không chỉ dừng lại ở âm nhạc, Quan họ còn gây ấn tượng bởi trang phục truyền thống đẹp mắt của người hát. Các liền anh thường mặc áo the, khăn xếp, toát lên vẻ lịch lãm, còn các liền chị duyên dáng trong áo tứ thân, thắt lưng lụa và đội nón quai thao. Hình ảnh ấy đã trở thành biểu tượng của văn hóa vùng Kinh Bắc, gắn liền với vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người Việt. Hát Quan họ không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là niềm tự hào của quê hương em. Nó không chỉ giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống mà còn kết nối mọi người, từ những người lớn tuổi yêu mến nét đẹp xưa đến thế hệ trẻ đang học cách trân trọng và phát huy những giá trị di sản. Em cảm thấy rất tự hào khi được lớn lên trên mảnh đất có hát Quan họ. Mỗi lần nghe tiếng hát ngân vang, lòng em lại rộn lên niềm yêu quê hương tha thiết, cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của truyền thống dân tộc. Chính vì thế, em luôn mong muốn góp phần nhỏ bé của mình để gìn giữ và lan tỏa giá trị của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Quảng cáo
|